1. Trước khi tìm hiểu đề bài về Bút pháp lãng mạn trong “Chữ người tử tù” chúng ta nên hiểu đôi nét về một số đặc điểm của văn học lãng mạn như sau
-.Văn học lãng mạn thuộc loại hình văn học biểu hiện: các nhân vật, tình huống, hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm mãnh liệt của họ. Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị tuyệt mĩ trong những cảnh đời tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp.Nhân vật hành động theo sự tưởng tượng chủ quan của nhà văn, thể hiện trực tiếp lí tưởng của tác giả
+ Tự do biểu hiện tình cảm cái “tôi” cá nhân
+ Thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập, thích phóng đại khoa trương, sử dụng ngôn ngữ tân kì giàu sức biểu hiện cảm xúc
2. Với “Chữ người tử tù”
♦ Mở bài:
– Giới thiệu ngắn gọn, khái quát về tác giả, tác phẩm
– Khẳng định được sự thành công của tác phẩm là việc sử dụng có hiệu quả bút pháp lãng mạn
♦ Thân bài
a. Lí luận chung: Nêu được đặc điểm chính của bút pháp lãng mạn ( Bút pháp lãng mạn là phương thức phản ánh hiện thực trong đó nhà văn đề cao trí tưởng tượng, miêu tả thực theo cảm nhận chủ quan)
+ Khai thác nghệ thuật tương phản đối lập một cách triệt để
+ Tô đậm ấn tượng về cái phi thường dữ dội
+ Hình tượng được sáng tạo một cách biệt lệ, lãng mạn nhưng vẫn được kết hợp nhuần nhuyễn với chất hiện thực tạo nên vẻ đẹp riêng của văn xuôi lãng mạn
b. Với “Chữ người tử tù”
– Thủ pháp nghệ thuật tương phản trong tình huống truyện độc đáo sáng tạo: Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường trong hoàn cảnh éo le
+ Tương phản giữa hoàn cảnh và tính cách
+ Tương phản giữa hiện thực và ước mơ lí tưởng
~> Thủ pháp tương phản thể hiện rõ nét nhất trong cảnh tượng Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, nó được coi là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
+ Viết thư pháp là nghệ thuật thư pháp thường diễn ra ở nơi trang trọng như đại sảnh, thư phòng, vườn hoa, …, là thú vui tao nhã của các nhà nho, người cho chữ ngoài việc cho nét chữ còn gửi gắm những triết lí bài học về cuộc sống, hoài bão , ước mơ của cả cuộc đời con người nhưng ở đây Huấn Cao cho chữ quản ngục ở ngay giữa nhà tù – nơi hiện thân của cái ác , cái xấu xa
+ Lí do cho chữ: cảm phục tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục
+ Cảnh cho chữ với thời gian đêm khuya lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, không gian buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, trên đất bừa bãi phân chuột phân gián.
+ Người cho chữ là người tử tù ngày mai ra pháp trường nhận án chém, cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích, ung dung tô đậm nét chữ
+ Người nhận chữ: khúm núm , cất những đồng tiền kẽm
+ Thầy thơ lại run run bưng chậu mực
~> Vị thế của quản ngục và kẻ tử tù dường như có sự thay đổi. Ta cũng có thể thấy rõ trật tự xã hội đã bị đảo ngược hoàn toàn.Trong phòng giam không có người tù, người cai tù mà chỉ còn có người nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp đang ung dung tô đậm nét chữ trên vuông lụa trắng và một người có thú chơi chữ đẹp đang kính cẩn nghiêng mình đón nhận.Như vậy, chuyện chính trị, xã hội , sống chết của con người như bị gạt sang một bên để nhường chỗ cho điều đẹp đẽ thiêng liêng hơn.”Cho chữ” giống như sự chuyển giao cái đẹp, lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục giống như một lời di huấn để nhân vật thay đổi gìn giữ nhân cách, tìm được môi trường sống thích hợp
~> Trong cảnh tượng Huấn Cao cho chữ, sự tương phản bóng tối và ánh sáng được thể hiện rõ nét giữa không gian nhà tù ẩm thấp tăm tối- nơi cái ác cái xấu ngực trị và ánh sáng ngọn đuốc trên tay thầy thơ lại, ánh sáng của lụa óng căng trên mảnh ván, ánh sáng từ mỗi nét chữ của Huấn Cao và hơn hết là thứ ánh sáng tỏa ra từ nhân cách của mỗi nhân vật trong cảnh cho chữ.Khắc họa cảnh tượng lạ lùng đặc biệt như vậy, Nguyễn Tuân muốn mang đến một thông điệp với mỗi chúng ta ” cái tài phải gắn liền với cái tâm”, cái đẹp có thể vượt lên trên tất cả những giới hạn tầm thường, những thế lực xã hội xấu xa đang ngự trị
– Tô đậm ấn tượng và sáng tạo bằng những hình ảnh có tính biệt lệ, bộc lộ cái tôi cá nhân thông qua ngôn từ : Hình tượng Huấn Cao tài hoa rất đỗi nghệ sĩ mang một khí phách phi thường, tâm hồn thiện lương trong sáng trên nền nghệ thuật tương phản khác thường.Chính Huấn Cao là nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa có nguyên mẫu từ hình tượng Cao Bá Quát- nhân vật có thật trong lịch sử Việt vừa có tài văn chương chữ nghĩa lại ngang tàng khí khái nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ, bộc lộ cái “ngông”
* Tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa
– Là nghệ sĩ chân chính, rất mực tài hoa, hiếm có trong nghệ thuật thư pháp
+ Tài viết chữ nhanh, đẹp
+ Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một vật báu trên đời
+ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm~> Nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời người
~> Chữ viết ông Huấn trở thành những bức tranh nghệ thuật và là khao khát của những người say mê cái đẹp
~> Tài năng hiếm có trong nghệ thuật viết thư pháp
* Một người khí phách phi thường:
– Huấn Cao xuất hiện một cách trực tiếp
+ Miêu tả chiếc gông dài 8 thước, nặng 7-8 tạ, gỗ lim ~> Biểu tượng của quyền lực triều đình phong kiến-cái ác
+ Hành động chúc thang gông xuống đất: dứt khoát, không e dè ~> Phá vỡ chốn nghiêm trang ngục tù: Những việc Huấn Cao muốn làm thì không ai ngăn cản được
– Thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục và coi nó là việc làm trong lúc bình sinh ~> Huấn Cao coi ngục tù chỉ là chốn dừng chân
– Có tài bẻ khóa, vượt ngục không phải là tài lẻ của bọn tiểu nhân bình thường mà đó là khí phách hơn người của Huấn Cao, không ngục tù nào có thể giam hãm được ông
– Tỏ thái độ kinh bạc viên quản ngục ” ngươi hỏi ta muốn gì…..đây nữa”
– Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ ~> Khí phách ở bậc anh hùng “bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”
*Thiện lương trong sáng
– Trên đời không sợ quyền thế, tiền bạc, chỉ sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ
– Trong quan niệm của Nguyễn Tuân: cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái thiện và cái đẹp không thể tách rời nhau.Sự hòa hợp giữa tài năng khí phách, thiện lương khiến Huấn Cao trở thành biểu tượng rực rỡ của cái đẹp
Chú ý: dẫn dắt đến hình tượng viên quản ngục- con người biểu tượng cái ngục tù nhưng lại có thú chơi thanh cao, tao nhã – chơi chữ
c. Hiệu quả của bút pháp lãng mạn
– Tạo nên nội dung mới lạ, nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm
– Khắc họa hình tượng nghệ thuật , bộc lộ thông điệp dù thực tại có tăm tối tàn bạo đến đâu cũng không thể tiêu diệt cái đẹp, cái đẹp bất khả chiến bại ~> Niềm tin mãnh liệt về một lối sống, một nhân cách, một mẫu người
– Nghệ thuật kể chuyện, kết cấu tình tiết, lời thoại độc đáo khắc họa nhân vật điển hình độc đáo
♦ Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề
– Nêu cảm nghĩ của bản thân