Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Phân tích 4 câu thơ đầu bài thơ “Từ ấy” để làm rõ niềm hân hoan vui sướng của người thanh niên khi được giác ngộ cách mạng

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dòng đời với những đợt xóng xô bồ đưa con người đến những ngã rẽ, mở ra những con đường mới. Không phải ngẫu nhiên mà những con đường ấy thường hiện lên trong những trang thơ, chạy thẳng vào lòng người làm dấy lên bao niềm suy tư hứng khởi. Tố Hữu cũng có một con đường như thế. Không lãng mạn như con đường tình yêu, không đầy tương lai ước vọng như con đường học vấn, con đường Tố Hữu đã chọn đẫm máu và nước mắt với những khó khăn thử thách lòng người – con đường cách mạng. Như một lăng kính đa diện, “Từ ấy” là sản phẩm phản quang của một tâm hồn hân hoan vui sướng khi tìm thấy lí tưởng của đời mình

Tố Hữu đã từng tâm sự:

“Tôi sinh ra chưa được làm người

Nước đã mất cha đã làm nô lệ”

Thật vậy, đó là một đoạn đời buồn của nhà thơ cũng như bao người Việt khác khi đất nước chìm đắm dưới bóng đen thực dân phong kiến. Hiện thực ấy như mũi dao nhọn cắm chặt vào tim làm người tri thức trẻ không khỏi đau đau trăn trở. Bởi thế, khi bắt gặp được lí tưởng, chàng thanh niên hẳn phải phấn khởi rạo rực lắm.Để rồi, dấu ấn để lại của ngày được chính thức đứng vào hàng ngũ cách mạng vẫn in đậm trong tâm trí nhà thơ. “Từ ấy” đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.

Gác lại bút mực xanh, bỏ qua bao hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp ở một ngôi trường danh giá, Tố Hữu tìm cho mình một lối đi khác bao bạn bè đồng khóa trong nỗi “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Nếu tâm hồn học trò nhạy cảm với bao oan trái bất công trong xã hội thì tinh thần thép của một ngươi con yêu nước lại góp phần tiếp sức mạnh của chàng thanh niên trẻ tuổi. Nếu có người tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới mộng tưởng, có người còn “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” thì Tố Hữu đã chọn được con đường của đời mình, không để “nước trôi” trong vô nghĩa. Và sau bao tháng ngày tìm kiếm, nhà thơ đã tìm được lí tưởng của đời mình, đã được Đảng soi sáng lối đi. Hãy lắng nghe nỗi lòng của ông từ lời bộc bạch chân thành:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Bài thơ mở đầu với “từ ấy”, như một độ lùi thời gian hữu hạn . “Từ ấy”,tuy đã thuộc về quá khứ nhưng với nhân vật trữ tình, cái thời điểm ấy vẫn hiện lên rõ nét với những hồi tưởng thật tươi nguyên, đẹp đẽ. Nó khép lại một chặng đường cũ để mới ra một trang đời mới: “Từ ấy…” Nhà thơ đã dùng các động từ “bừng” và “chói” để diễn tả trạng thái tâm hồn; một chút giật mình chột dạ; một chút hứng khởi khi cuộc sống nhàm tẻ được bừng sáng, khi con tim được bơm đầy sức sống. Không phải những tia nắng mùa xuân ấm áp, duyên dáng, “nắng hạ” mang ánh vàng rực rỡ, chói lòa khiến con người không khỏi bỡ ngỡ ngượng ngùng. Ánh nắng ấy được vầng thái dương ban phát muôn loài, để vạn vật được tồn tại và cống hiến hết mình cho cuộc đời. Không chỉ là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ mà là mặt trời chân lí. Vầng thái dương không chỉ mang lại sự sống cho vạn vật mà còn soi đường cho khát khao, ước vọng. Một con người bấy lâu cứ “vẩn vơ” theo cái vòng “quanh quẩn” nay bỗng tìm được hướng đi đích thực của đời mình thì hẳn phải háo hức lắm. Quả thật, lí tưởng là ngọn đường chỉ lối, là ngọn hải đăng giữa đại dương rộng lớn; mà phải rất tỉnh táo ta mới có thể nhận ra và hết sức nhẫn nại, nỗ lực mới có thể với tay đến nó. Tổ Hữu đã đón nhận lí tưởng bằng cả trái tim nồng nhiệt muốn tận hiến cho đất nước và nhân dân, để nó “chói qua” và chiếm giữ toàn bộ con tim mình. Trong phút giây hứng khởi đến đỉnh điểm, tâm hồn nhà thơ trở thành một “vườn hoa lá” với thoảng mùi “hương” và rộn ràng “tiếng chim”. Tưởng như, “hồn tôi” đang ngập tràn mùa xuân, với sức sống tràn đầy. Nếu cho rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi reo vang âm thanh và ngào ngạt hương vị thì Tố Hữu đã đạt được điều kỳ diệu ấy.

Bằng những nét tự sự xen lẫn trữ tình và cách hướng nội tinh tế, đoạn thơ là thế giới nội tâm với những cung bậc cảm xúc của con người khi giác ngộ lí tưởng. Hẳn đang phấn khởi, rạo rực lắm Tố Hữu mới có được những hình ảnh thơ giàu sức sống, giọng điệu hào hứng như thế.

“Từ ấy” như bản tuyên ngôn về nghệ thuật, lẽ sống của Tố Hữu, mở đường cho sự nghiệp thơ ca và cắm mốc cho con đường cách mạng của nhà thơ.Hay chăng, đây là khúc hát hân hoan của người thanh niên được bắt gặp lí tưởng của đời mình:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim….”

Dòng đời với những đợt xóng xô bồ đưa con người đến những ngã rẽ, mở ra những con đường mới. Không phải ngẫu nhiên mà những con đường ấy thường hiện lên trong những trang thơ, chạy thẳng vào lòng người làm dấy lên bao niềm suy tư hứng khởi. Tố Hữu cũng có một con đường như thế. Không lãng mạn như con đường tình yêu, không đầy tương lai ước vọng như con đường học vấn, con đường Tố Hữu đã chọn đẫm máu và nước mắt với những khó khăn thử thách lòng người – con đường cách mạng. Như một lăng kính đa diện, “Từ ấy” là sản phẩm phản quang của một tâm hồn hân hoan vui sướng khi tìm thấy lí tưởng của đời mình

Tố Hữu đã từng tâm sự:

“Tôi sinh ra chưa được làm người

Nước đã mất cha đã làm nô lệ”

Thật vậy, đó là một đoạn đời buồn của nhà thơ cũng như bao người Việt khác khi đất nước chìm đắm dưới bóng đen thực dân phong kiến. Hiện thực ấy như mũi dao nhọn cắm chặt vào tim làm người tri thức trẻ không khỏi đau đau trăn trở. Bởi thế, khi bắt gặp được lí tưởng, chàng thanh niên hẳn phải phấn khởi rạo rực lắm.Để rồi, dấu ấn để lại của ngày được chính thức đứng vào hàng ngũ cách mạng vẫn in đậm trong tâm trí nhà thơ. “Từ ấy” đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.

Gác lại bút mực xanh, bỏ qua bao hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp ở một ngôi trường danh giá, Tố Hữu tìm cho mình một lối đi khác bao bạn bè đồng khóa trong nỗi “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Nếu tâm hồn học trò nhạy cảm với bao oan trái bất công trong xã hội thì tinh thần thép của một ngươi con yêu nước lại góp phần tiếp sức mạnh của chàng thanh niên trẻ tuổi. Nếu có người tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới mộng tưởng, có người còn “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” thì Tố Hữu đã chọn được con đường của đời mình, không để “nước trôi” trong vô nghĩa. Và sau bao tháng ngày tìm kiếm, nhà thơ đã tìm được lí tưởng của đời mình, đã được Đảng soi sáng lối đi. Hãy lắng nghe nỗi lòng của ông từ lời bộc bạch chân thành:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Bài thơ mở đầu với “từ ấy”, như một độ lùi thời gian hữu hạn . “Từ ấy”,tuy đã thuộc về quá khứ nhưng với nhân vật trữ tình, cái thời điểm ấy vẫn hiện lên rõ nét với những hồi tưởng thật tươi nguyên, đẹp đẽ. Nó khép lại một chặng đường cũ để mới ra một trang đời mới: “Từ ấy…” Nhà thơ đã dùng các động từ “bừng” và “chói” để diễn tả trạng thái tâm hồn; một chút giật mình chột dạ; một chút hứng khởi khi cuộc sống nhàm tẻ được bừng sáng, khi con tim được bơm đầy sức sống. Không phải những tia nắng mùa xuân ấm áp, duyên dáng, “nắng hạ” mang ánh vàng rực rỡ, chói lòa khiến con người không khỏi bỡ ngỡ ngượng ngùng. Ánh nắng ấy được vầng thái dương ban phát muôn loài, để vạn vật được tồn tại và cống hiến hết mình cho cuộc đời. Không chỉ là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ mà là mặt trời chân lí. Vầng thái dương không chỉ mang lại sự sống cho vạn vật mà còn soi đường cho khát khao, ước vọng. Một con người bấy lâu cứ “vẩn vơ” theo cái vòng “quanh quẩn” nay bỗng tìm được hướng đi đích thực của đời mình thì hẳn phải háo hức lắm. Quả thật, lí tưởng là ngọn đường chỉ lối, là ngọn hải đăng giữa đại dương rộng lớn; mà phải rất tỉnh táo ta mới có thể nhận ra và hết sức nhẫn nại, nỗ lực mới có thể với tay đến nó. Tổ Hữu đã đón nhận lí tưởng bằng cả trái tim nồng nhiệt muốn tận hiến cho đất nước và nhân dân, để nó “chói qua” và chiếm giữ toàn bộ con tim mình. Trong phút giây hứng khởi đến đỉnh điểm, tâm hồn nhà thơ trở thành một “vườn hoa lá” với thoảng mùi “hương” và rộn ràng “tiếng chim”. Tưởng như, “hồn tôi” đang ngập tràn mùa xuân, với sức sống tràn đầy. Nếu cho rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi reo vang âm thanh và ngào ngạt hương vị thì Tố Hữu đã đạt được điều kỳ diệu ấy.

Bằng những nét tự sự xen lẫn trữ tình và cách hướng nội tinh tế, đoạn thơ là thế giới nội tâm với những cung bậc cảm xúc của con người khi giác ngộ lí tưởng. Hẳn đang phấn khởi, rạo rực lắm Tố Hữu mới có được những hình ảnh thơ giàu sức sống, giọng điệu hào hứng như thế.

“Từ ấy” như bản tuyên ngôn về nghệ thuật, lẽ sống của Tố Hữu, mở đường cho sự nghiệp thơ ca và cắm mốc cho con đường cách mạng của nhà thơ.Hay chăng, đây là khúc hát hân hoan của người thanh niên được bắt gặp lí tưởng của đời mình:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim….”

Chọn tập
Bình luận