Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Phân tích cái ngông trong Hầu trời của Tản Đà

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Trong văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, Tản Đà được coi là dấu gạch nối giữa hai thế kỉ, là nhịp cầu bắc ngang dòng thơ mới và thơ cũ. Điều đó thể hiện rõ nét trong những sáng tác của ông.

– Hầu trời là một trong những bài thơ tiêu biểu cho chất ngông của Tản Đà

II. Thân bài

1, Giới thiệu “ngông” là gì?

– Có người định nghĩa “Ngông là một phong thái bất hữu của kẻ sĩ, có tác dụng quyến rũ trong mọi lãnh vực, nhất là văn chương thi phú. Ngông là bức thang đánh giá , ít ra về cái liêm sỉ của con người. Thật vậy trước bạo lực, bạo quyền, trước những thói hư tật xấu, trước hăm dọa chết người đợi chờ , kẻ sĩ vẫn hiên ngang múa bút , châm chọc, tố cáo và khinh miệt đối phương. Đó không phải là cuồng ngạo thì gọi là gi”

– “Ngông” là dựa trên khả năng của mình có, nghĩa là chỉ những người tài năng,tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với đời là cái ngông được người đò chấp nhận.Thứ hai ngông tạo cho mình đươợc những phong cách riêng,khác người nhưng lại để lại những ấn tượng sâu

=> Ngông thể hiện một thái độ sống cao ngạo, ngạo nghễ và khác người.

2. . Cái ngông trong Hầu trời:

– a. Cái ngông của những người đi trước: Trong Văn học Việt Nam đã có không ít những kẻ sĩ có phong cách sống theo kiểu ngông, nổi tiếng có nguyễn Công Trứ với “Bài ca ngất ngưởng”, ngoài ra còn kể đến Hồ Xân Hương, Cao Bá Quát, Tú Xương…coi phú quý nhẹ tựa khói sương, sống trong cuộc đời với thái độ khinh bạc.

– b. Giới thiệu cái Ngông trong sáng tác của Tản Đà: Đến Tản Đà, cái ngông lại có cơ hội để phát triển nhưng không nằm ngoài ý nghĩa là lối sống, phong cách sống của kẻ sĩ coi thường cuộc đời trần tục.Tản Đà từng nói về mình như thế này:

Vùng đất Sơn Tây nẩy một ông

Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng

Sông Đà núi Tản ai hun đúc

Bút Thánh câu Thần sớm vãi vung

(Tự trào)

Đó là cách nói ngông nghênh của Tản Đà nhưng lại sợ người đời cho là phi lý khi một tài năng như Nguyễn khắc Hiếu lại thi rớt trường thi Nam Định, rồi rớt luôn kỳ thi hậu bổ, dù ông là một thần đồng văn học. Chính vì vậy mà Tản Đà đã cay đắng viết về mình :

Bởi ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông

(Tự trào)

Hay như trong bài Còn chơi ông đã viết như thế này:

Trăm năm còn độ bấy nhiêu thôi

Ngoài cuộc trăm năm tớ dặn đời

Ức triệu nghìn năm đời nhớ tớ

Tớ thôi, tớ cũng hãy còn chơi.

Cái ngông ở đây “là cái “ngông” của một nhà thơ muốn tiêu du ra ngoài cái hữu hạn của đời người.

=>Rõ ràng cái ngông hiện hữu trong nhiều sáng tác của Tản Đà nhưng có thể nói Hầu trời là bài thơ thể hiện rõ nhất thái độ sống đó

c, Cái Ngông trong Hấu trời

+ Hành động muốn lên trời vì cho rằng chỉ có trời mới đánh giá đúng tài năng của ông

+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng

+ Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và chư tiên.

+ Xem mình là một Trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả ( thực hành thiên lương ).

+ Nhà thơ bịa ra chuyện “hầu trời” đã hàm chứa một sự khiêu khích nhất định đối với cái tôn ti , đẳng cấp đang thống trị xã hội lúc ấy.Tản Đà hình dung các đấng siêu nhiên như những người rất bình dân ngang hàng với mình…

=>Cái “ngông” của Tản Đà là không còn xem vấn đề ” Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”(Nguyễn Công Trứ) là chuyện hệ trọng.Cái ngông của ông là cái ngông thuộc phạm trù văn chương, nói như Xuân Diệu “

Ta là một, là riêng, là thứ nhất

Không có chi bè bạn nổi cùng ta”

Tản Đà ý thức rất cao về tài năng của bản thân nên ông mới dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời , Bụt , dám phô bày toàn bộ con người “vuợt ngoài khuôn khổ”của mình trước thiên hạ , như muốn “giỡn mặt” thiên hạ,…

=> Cái ngông của một con người tài hoa, ý thức sâu sắc về hiện thực xã hội lúc bấy giờ, qua đó thể hiện một cái tôi bế tắc, cô đơn trước thời cuộc.

=>Cách thể hiện: Thể thơ thất ngôn trường thiên cho phép tác giả thể hiện cảm xúc một cách tự do, thoải mái, phóng túng. Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế, không cầu kì, ước lệ.

III. Kết bài:

– Với nhiều nét mới mẻ về thi pháp, Hầu trời xứng đáng là dấu gạch nối cho một sự chuyển biến thời đại.

– Chất ngông nghênh, kiêu bạc, hào hoa tạo nên một phong cách – một phong cách rất Tản Đà:

“Trời sinh ra bác Tản Đà

Quê hương thời có, cửa nhà thì không

Nửa đời nam, bắc, tây, đông

Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly

Túi thơ đeo khắp ba kỳ

Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng”

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Trong văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, Tản Đà được coi là dấu gạch nối giữa hai thế kỉ, là nhịp cầu bắc ngang dòng thơ mới và thơ cũ. Điều đó thể hiện rõ nét trong những sáng tác của ông.

– Hầu trời là một trong những bài thơ tiêu biểu cho chất ngông của Tản Đà

II. Thân bài

1, Giới thiệu “ngông” là gì?

– Có người định nghĩa “Ngông là một phong thái bất hữu của kẻ sĩ, có tác dụng quyến rũ trong mọi lãnh vực, nhất là văn chương thi phú. Ngông là bức thang đánh giá , ít ra về cái liêm sỉ của con người. Thật vậy trước bạo lực, bạo quyền, trước những thói hư tật xấu, trước hăm dọa chết người đợi chờ , kẻ sĩ vẫn hiên ngang múa bút , châm chọc, tố cáo và khinh miệt đối phương. Đó không phải là cuồng ngạo thì gọi là gi”

– “Ngông” là dựa trên khả năng của mình có, nghĩa là chỉ những người tài năng,tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với đời là cái ngông được người đò chấp nhận.Thứ hai ngông tạo cho mình đươợc những phong cách riêng,khác người nhưng lại để lại những ấn tượng sâu

=> Ngông thể hiện một thái độ sống cao ngạo, ngạo nghễ và khác người.

2. . Cái ngông trong Hầu trời:

– a. Cái ngông của những người đi trước: Trong Văn học Việt Nam đã có không ít những kẻ sĩ có phong cách sống theo kiểu ngông, nổi tiếng có nguyễn Công Trứ với “Bài ca ngất ngưởng”, ngoài ra còn kể đến Hồ Xân Hương, Cao Bá Quát, Tú Xương…coi phú quý nhẹ tựa khói sương, sống trong cuộc đời với thái độ khinh bạc.

– b. Giới thiệu cái Ngông trong sáng tác của Tản Đà: Đến Tản Đà, cái ngông lại có cơ hội để phát triển nhưng không nằm ngoài ý nghĩa là lối sống, phong cách sống của kẻ sĩ coi thường cuộc đời trần tục.Tản Đà từng nói về mình như thế này:

Vùng đất Sơn Tây nẩy một ông

Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng

Sông Đà núi Tản ai hun đúc

Bút Thánh câu Thần sớm vãi vung

(Tự trào)

Đó là cách nói ngông nghênh của Tản Đà nhưng lại sợ người đời cho là phi lý khi một tài năng như Nguyễn khắc Hiếu lại thi rớt trường thi Nam Định, rồi rớt luôn kỳ thi hậu bổ, dù ông là một thần đồng văn học. Chính vì vậy mà Tản Đà đã cay đắng viết về mình :

Bởi ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông

(Tự trào)

Hay như trong bài Còn chơi ông đã viết như thế này:

Trăm năm còn độ bấy nhiêu thôi

Ngoài cuộc trăm năm tớ dặn đời

Ức triệu nghìn năm đời nhớ tớ

Tớ thôi, tớ cũng hãy còn chơi.

Cái ngông ở đây “là cái “ngông” của một nhà thơ muốn tiêu du ra ngoài cái hữu hạn của đời người.

=>Rõ ràng cái ngông hiện hữu trong nhiều sáng tác của Tản Đà nhưng có thể nói Hầu trời là bài thơ thể hiện rõ nhất thái độ sống đó

c, Cái Ngông trong Hấu trời

+ Hành động muốn lên trời vì cho rằng chỉ có trời mới đánh giá đúng tài năng của ông

+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng

+ Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và chư tiên.

+ Xem mình là một Trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả ( thực hành thiên lương ).

+ Nhà thơ bịa ra chuyện “hầu trời” đã hàm chứa một sự khiêu khích nhất định đối với cái tôn ti , đẳng cấp đang thống trị xã hội lúc ấy.Tản Đà hình dung các đấng siêu nhiên như những người rất bình dân ngang hàng với mình…

=>Cái “ngông” của Tản Đà là không còn xem vấn đề ” Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”(Nguyễn Công Trứ) là chuyện hệ trọng.Cái ngông của ông là cái ngông thuộc phạm trù văn chương, nói như Xuân Diệu “

Ta là một, là riêng, là thứ nhất

Không có chi bè bạn nổi cùng ta”

Tản Đà ý thức rất cao về tài năng của bản thân nên ông mới dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời , Bụt , dám phô bày toàn bộ con người “vuợt ngoài khuôn khổ”của mình trước thiên hạ , như muốn “giỡn mặt” thiên hạ,…

=> Cái ngông của một con người tài hoa, ý thức sâu sắc về hiện thực xã hội lúc bấy giờ, qua đó thể hiện một cái tôi bế tắc, cô đơn trước thời cuộc.

=>Cách thể hiện: Thể thơ thất ngôn trường thiên cho phép tác giả thể hiện cảm xúc một cách tự do, thoải mái, phóng túng. Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế, không cầu kì, ước lệ.

III. Kết bài:

– Với nhiều nét mới mẻ về thi pháp, Hầu trời xứng đáng là dấu gạch nối cho một sự chuyển biến thời đại.

– Chất ngông nghênh, kiêu bạc, hào hoa tạo nên một phong cách – một phong cách rất Tản Đà:

“Trời sinh ra bác Tản Đà

Quê hương thời có, cửa nhà thì không

Nửa đời nam, bắc, tây, đông

Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly

Túi thơ đeo khắp ba kỳ

Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng”

Chọn tập
Bình luận