Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Khi thảo luận một bạn cho rằng: ”Nơi nào sung sướng nhất ấy là tổ quốc tôi”. Anh (chị) hãy trình bày vấn đề này

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Hẳn là ngay từ tấm bé, ai trong chúng ta cũng đã thuộc nằm lòng “5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”.Tại sao ư? Có lẽ bởi vì những lời lẽ ngắn gọn mà ý nghĩa ấy xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân của vị cha già dân tộc. “5 điều Bác Hồ dạy” được mở đầu bằng câu “1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” hẳn phải có dụng ý. Người nhắc nhở thiếu niên nhi đồng – lớp măng non đất nước để “lớn nổi thành người” phải biết yêu quê hương, yêu 54 dân tộc anh em cùng thuộc dòng giống con Rồng cháu Tiên. Thoạt nghe, tưởng là to tát lắm nhưng thực tế đó là những điều vô cùng gần gũi với cuộc sống mỗi người, chỉ cần một chút chịu khó quan sát, suy nghĩ và hành động chúng ta sẽ tìm ra được định nghĩa lòng “yêu Tổ quốc” của riêng mình.

Lúc vừa mới lọt lòng mẹ, ta đã được tắm mát trong suối nguồn yêu thương, được bồi đắp tâm hồn bằng những lời ru dân ca mang đậm hồn quê Việt, đó là những biểu hiện đầu tiên mang tên Tổ quốc. Khi đi học, chúng ta được dạy bài bản về tiếng mẹ đẻ, cũng được biết tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp, vậy thì đâu gì có thể ngăn cản ta yêu thứ ngôn ngữ gắn bó với ta suốt cả cuộc đời này. Đến tuổi đội viên, ta sung sướng và tự hào khi được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng một phần lá cờ Tổ quốc và cũng là xương máu của bao lớp cha anh. Nhưng đôi khi ta phải chạnh lòng tự hỏi sao lại có những bạn đội viên dùng khăn quàng làm khẩu trang trong những buổi lao động, lấy khăn quàng để buộc sách vở thay cho cặp táp, ba lô, chẳng lẽ trong suy nghĩ của các bạn ấy giá trị chiếc khăn quàng đỏ chỉ đến thế thôi sao? Ta cũng thắc mắc tại sao trước giờ bóng lăn, cầu thủ của hai đội khi chào cờ và hát quốc ca lại đặt bàn tay lên nơi ngực trái, mẹ bảo rằng: “Bởi vì đó là vị trí của trái tim – là nơi đặt tình yêu Tổ quốc con à”. Nghe lời mẹ, ta mường tượng được thì ra mỗi lần ngẩng cao đầu nhìn quốc kì, nghiêm trang đứng chào cờ, dõng dạc và tự hào cất cao lời bài quốc ca là một lần lắng đọng tình yêu Tổ quốc vào trái tim mình. Thế thì vì lí do gì mà ở nhiều trường học, nơi con người bắt đầu hình thành nhân cách và lí tưởng; khi chào cờ lại mở băng thu âm sẵn bài quốc ca được hát bởi ca sĩ, phải chăng vì sợ học sinh hát không hay, không đều, nhưng hình như lí do đó khó có thể được chấp nhận vì đây đâu phải là một buổi biểu diễn; như vậy thử hỏi còn bao nhiêu học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng trong mỗi buổi chào cờ! Có lẽ vì thế nên hình ảnh các cô cậu học trò vô tư nói chuyện, vui đùa khi mà quốc kì được giương lên không phải là khó tìm tại các trường học.

Từ khi là những công dân tí hon ta đã biết đến vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua những bài hát, câu thơ: “Việt Nam đất nước ta ơi! – Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn?”. Càng lớn càng đi nhiều ta lại càng biết nhiều hơn về miền đất Việt, miền đất với vị mặn mòi của biển cả, vị mặn chát mồ hôi của người nông dân nơi những làng chài, nơi bãi lúa, nương dâu. Đó là mảnh đất mang dáng hình cong cong chữ S, như cái lưng còng của bà lúc cuối đời sau khi đã trải bao sương gió thời gian. Mảnh đất ấy – Tổ quốc Việt Nam tôi yêu đang mạnh mẽ lớn dậy từng ngày, đó là đất nước của màu xanh, của sức sống tràn đầy, của hi vọng vào tương lai bất chấp quá khứ đau thương, thiên nhiên dữ dội. Bao đồng bào ta đang phải gánh chịu hậu quả ghê gớm mà trận lụt thế kỉ gây ra ở vùng Bắc Trung Bộ, hàng trăm người chết và bị thương, hàng chục làng xã bị cô lập, thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng. Có lẽ những lúc như thế này đây chính là thời gian để chúng ta dễ dàng bày tỏ lòng “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” một cách thiết thực nhất và cũng là lúc thực hành phép toán cuộc đời: phép chia sẻ đau thương, mất mát; phép nhân tính dân tộc, tình người; phép cộng những hàng hoá cứu trợ; phép trừ sự nhỏ nhen, ích kỉ.

Về phần tôi yêu Tổ quốc là giữ gìn những giá trị văn hoá vật thể lẫn phi vật thể, là yêu từng người dân quê “một nắng hai sương” và biết tiết kiệm những sản phẩm mà họ làm ra, là biết ủng hộ quần áo, sách vở cho những “vùng trũng” về kinh tế, giáo dục, là chấp hành pháp luật, là biết dừng xe lại mỗi khi thấy đèn đỏ, là yêu tà áo dài mình mặc mỗi sáng thứ hai đến trường, là trân trọng chiếc khăn quàng đỏ mang trên vai, chiếc huy hiệu Đoàn đeo nơi ngực trái, là nghiêm túc trong giờ chào cờ, là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba,… Là gì nữa thì có lẽ mỗi chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời để điền vào dấu ba chấm. Nhưng với riêng tôi, tình yêu Tổ quốc đã giúp tôi có ước mơ và đang cố gắng hết mức có thể để biến ước mơ thành sự thật: đi dọc chiều dài đất nước, từ địa đầu Lũng Cú đến mũi Cà Mau, để tiếp tục thấy vẻ đẹp vô cùng của non sông gấm vóc, để trải nghiệm và cảm nhận cuộc đời của những người con Việt Nam và rồi để… yêu Tổ quốc mình hơn nữa!

Hẳn là ngay từ tấm bé, ai trong chúng ta cũng đã thuộc nằm lòng “5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”.Tại sao ư? Có lẽ bởi vì những lời lẽ ngắn gọn mà ý nghĩa ấy xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân của vị cha già dân tộc. “5 điều Bác Hồ dạy” được mở đầu bằng câu “1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” hẳn phải có dụng ý. Người nhắc nhở thiếu niên nhi đồng – lớp măng non đất nước để “lớn nổi thành người” phải biết yêu quê hương, yêu 54 dân tộc anh em cùng thuộc dòng giống con Rồng cháu Tiên. Thoạt nghe, tưởng là to tát lắm nhưng thực tế đó là những điều vô cùng gần gũi với cuộc sống mỗi người, chỉ cần một chút chịu khó quan sát, suy nghĩ và hành động chúng ta sẽ tìm ra được định nghĩa lòng “yêu Tổ quốc” của riêng mình.

Lúc vừa mới lọt lòng mẹ, ta đã được tắm mát trong suối nguồn yêu thương, được bồi đắp tâm hồn bằng những lời ru dân ca mang đậm hồn quê Việt, đó là những biểu hiện đầu tiên mang tên Tổ quốc. Khi đi học, chúng ta được dạy bài bản về tiếng mẹ đẻ, cũng được biết tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp, vậy thì đâu gì có thể ngăn cản ta yêu thứ ngôn ngữ gắn bó với ta suốt cả cuộc đời này. Đến tuổi đội viên, ta sung sướng và tự hào khi được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng một phần lá cờ Tổ quốc và cũng là xương máu của bao lớp cha anh. Nhưng đôi khi ta phải chạnh lòng tự hỏi sao lại có những bạn đội viên dùng khăn quàng làm khẩu trang trong những buổi lao động, lấy khăn quàng để buộc sách vở thay cho cặp táp, ba lô, chẳng lẽ trong suy nghĩ của các bạn ấy giá trị chiếc khăn quàng đỏ chỉ đến thế thôi sao? Ta cũng thắc mắc tại sao trước giờ bóng lăn, cầu thủ của hai đội khi chào cờ và hát quốc ca lại đặt bàn tay lên nơi ngực trái, mẹ bảo rằng: “Bởi vì đó là vị trí của trái tim – là nơi đặt tình yêu Tổ quốc con à”. Nghe lời mẹ, ta mường tượng được thì ra mỗi lần ngẩng cao đầu nhìn quốc kì, nghiêm trang đứng chào cờ, dõng dạc và tự hào cất cao lời bài quốc ca là một lần lắng đọng tình yêu Tổ quốc vào trái tim mình. Thế thì vì lí do gì mà ở nhiều trường học, nơi con người bắt đầu hình thành nhân cách và lí tưởng; khi chào cờ lại mở băng thu âm sẵn bài quốc ca được hát bởi ca sĩ, phải chăng vì sợ học sinh hát không hay, không đều, nhưng hình như lí do đó khó có thể được chấp nhận vì đây đâu phải là một buổi biểu diễn; như vậy thử hỏi còn bao nhiêu học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng trong mỗi buổi chào cờ! Có lẽ vì thế nên hình ảnh các cô cậu học trò vô tư nói chuyện, vui đùa khi mà quốc kì được giương lên không phải là khó tìm tại các trường học.

Từ khi là những công dân tí hon ta đã biết đến vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua những bài hát, câu thơ: “Việt Nam đất nước ta ơi! – Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn?”. Càng lớn càng đi nhiều ta lại càng biết nhiều hơn về miền đất Việt, miền đất với vị mặn mòi của biển cả, vị mặn chát mồ hôi của người nông dân nơi những làng chài, nơi bãi lúa, nương dâu. Đó là mảnh đất mang dáng hình cong cong chữ S, như cái lưng còng của bà lúc cuối đời sau khi đã trải bao sương gió thời gian. Mảnh đất ấy – Tổ quốc Việt Nam tôi yêu đang mạnh mẽ lớn dậy từng ngày, đó là đất nước của màu xanh, của sức sống tràn đầy, của hi vọng vào tương lai bất chấp quá khứ đau thương, thiên nhiên dữ dội. Bao đồng bào ta đang phải gánh chịu hậu quả ghê gớm mà trận lụt thế kỉ gây ra ở vùng Bắc Trung Bộ, hàng trăm người chết và bị thương, hàng chục làng xã bị cô lập, thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng. Có lẽ những lúc như thế này đây chính là thời gian để chúng ta dễ dàng bày tỏ lòng “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” một cách thiết thực nhất và cũng là lúc thực hành phép toán cuộc đời: phép chia sẻ đau thương, mất mát; phép nhân tính dân tộc, tình người; phép cộng những hàng hoá cứu trợ; phép trừ sự nhỏ nhen, ích kỉ.

Về phần tôi yêu Tổ quốc là giữ gìn những giá trị văn hoá vật thể lẫn phi vật thể, là yêu từng người dân quê “một nắng hai sương” và biết tiết kiệm những sản phẩm mà họ làm ra, là biết ủng hộ quần áo, sách vở cho những “vùng trũng” về kinh tế, giáo dục, là chấp hành pháp luật, là biết dừng xe lại mỗi khi thấy đèn đỏ, là yêu tà áo dài mình mặc mỗi sáng thứ hai đến trường, là trân trọng chiếc khăn quàng đỏ mang trên vai, chiếc huy hiệu Đoàn đeo nơi ngực trái, là nghiêm túc trong giờ chào cờ, là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba,… Là gì nữa thì có lẽ mỗi chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời để điền vào dấu ba chấm. Nhưng với riêng tôi, tình yêu Tổ quốc đã giúp tôi có ước mơ và đang cố gắng hết mức có thể để biến ước mơ thành sự thật: đi dọc chiều dài đất nước, từ địa đầu Lũng Cú đến mũi Cà Mau, để tiếp tục thấy vẻ đẹp vô cùng của non sông gấm vóc, để trải nghiệm và cảm nhận cuộc đời của những người con Việt Nam và rồi để… yêu Tổ quốc mình hơn nữa!

Chọn tập
Bình luận