Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Có ý kiến cho rằng Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát là những nhà nho có nhân cách sống chân chính trong xã hội lúc bấy giờ. Em hãy phân tích 2 bài thơ “Bài ca ngất ngưỡng” và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” để làm rõ ý kiến trên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cao Bá Quát là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn chương Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX. Điều đáng lưu ý trong sự nghiệp thơ văn ông là ông có nhiều dịp phát biểu những quan niệm của mình về nghệ thuật, về thơ ca. Tìm hiểu những quan niệm nghệ thuật ấy là một trong những tiền đề lý luận cần thiết để từ đó tiến đến nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp thơ văn của ông.

Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát chính là những cách hiểu, cách lý giải của ông về nghệ thuật- ở đây là thơ văn- nghệ thuật ngôn từ. Nó là tư tưởng chỉ đạo, là trầm cảm, tầm trí tuệ trong việc nhận biết, xác định và cắt nghĩa về nghệ thuật.

Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát được bộc lộ dưới nhiều dạng, như chủ động phát biểu chính thức về một tác phẩm văn học của người khác, gởi gắm trong chính tác phẩm do mình sáng tác, hoặc là những suy nghĩ cảm thụ những giá trị văn học của quá khứ hoặc đương thời. Những ý kiến, quan niệm khác nhau trong các dạng nói trên cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, như Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phương Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu, Trần Ngọc Vương. Tuy vậy, việc đề cập đến quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát chưa trở thành một vấn đề chuyên biệt. Riêng công trình “Cao Bá Quát- con người và tư tưởng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư (1) đã tìm hiểu vấn đề này. Dù vậy, tác giả công trình này vẫn chưa bao quát hết những khía cạnh, những phương diện khác nhau trong quan niệm nghệ thuật của Cao Bát Quát.

Bằng cách nhìn liên kết hệ thống từ tác phẩm của Cao Bá Quát (2) chúng tôi trình bày ba vấn đề trong quan niệm nghệ thuật của ông như sau:

-Bản chất thơ, sáng tác thơ.

-Đặc trưng, chức năng thơ.

-Truyền thống và kế thừa.

1. Về bản chất thơ, sáng tác thơ:

Những luận đề nổi tiếng của văn chương trung đại như “Thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải tạo” cố nhiên Cao Bá Quát đều biết đến. Thế nhưng ông hiểu vấn đề khác hơn. Với ông, phẩm chất thơ ca không phải có sẵn. Ông cho rằng phẩm chất của nhà thơ là rất quan trọng, chính vì nó sẽ góp phần quy định phẩm chất thơ. Trong lời “viết trang cuối tập thơ “Rừng Chuối”, ông nói: “Thơ không có phẩm chất nhất định, phẩm chất của người cao thì phẩm chất của thơ cao… Xem người thì có thể biết thơ” (3). Cao Bá Quát, như vậy, đã chỉ ra mối quan hệ thống nhất giữa trí tuệ, tâm hồn, phẩm chất đạo đức của nhà thơ với nghệ thuật ngôn từ của họ.

Trong bài tựa đề cuối tập thơ “Thương Sơn công thi tập” ông viết: “Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình”. Trong hàm nghĩa rộng của quan niệm này, có thể xác định ngay rằng ông đã hướng đến vấn đề hình thức và nội dung của thơ ca.

Xác định phải chú trọng về “quy cách” là Cao Bá Quát muốn nói đến những luật lệ thi pháp và câu chữ, vần điệu. Và xác định: “Làm thơ phải gốc ở tính tình” tức là xác định cái căn cốt nhất của thơ. Đặt vấn đề như vậy trong bối cảnh Cao Bá Quát đang sống, thời kỳ mà văn chương hướng vào việc ca ngợi thiết chế phong kiến, công đức của các bậc đế vương, ca ngợi sự linh thiên của thần thánh, đất trời… thì mới thấy hết quan niệm của Cao Bá Quát. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét: “Cao Bá Quát đúng là một con người có cái nhìn ít hợp cỡ với khuôn ***g của chế độ phong kiến” (4). Việc ông từng than cảnh bị ràng buộc vì một chút hư danh, phê phán thứ văn chương gọt giũa, chê cười thơ xướng họa của Mặc Vân thi xã… có thể giải thích thêm điều vừa nói.

Trong bài Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông Đô sát họ Bùi, Cao Bá Quát đồng tình với tác giả tập thơ này về một phương diện sáng tạo nghệ thuật. Đó là cuộc sống muôn màu, muôn vẻ là cội nguồn của sáng tác thi ca.

Ông viết:

Cước để giang sơn vạn dư lý

Quy lai mãn phúc trữ đồ thư

Dịch:

(ông là người ) vết chân đã in khắp trên non sông muôn dặm.

Khi trở về trong bụng chứa đầy sách vở.

Trong phần viết “Cha ông xưa bàn về thơ ca”, khi trích những câu thơ trên của Cao Bá Quát, giáo sư Lê Đình Kỵ, giải thích: “Ta hiểu sách vở đây là do chính đời sống viết nên: bao nhiêu vết chân in lên khắp miền đất nước, là bấy nhiêu điều nghe thấy, thu nhận, tích luỹ thành cái vốn, cái chất liệu vô giá cho sáng tác văn thơ”

Ở một phương diện khác của vấn đề sáng tạo, Cao Bá Quát viết: “Tô Đồng Pha bàn về cách viết, có nói: “không học là hơn”. Ai hiểu được ý ấy, thì có thể cùng nói chuyện về việc làm thơ được” (Bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơn Công)

Tại sao ông lại viết như vậy? Đọc lại thơ văn ông, suy ngẫm về đánh giá của ông đối với cái văn chương “xỉ khẩu giảo văn tự” (7) (lải nhải nhai lai từng câu từng chữ ), cái văn chương không biết mình bất cập mà cứ “Hữu như xích loạn lượng thiên địa” (8) (như con sâu đó muốn đo cả đất trời thì quan niệm trên của ông tuy có màu sắc cực đoan nhưng quả là một yêu cầu rất cao đối với sự sáng tạo thơ ca. Đó là không nên bắt chước cổ nhân, không thể học theo khuôn phép cũ mà phải tự bản thân mình độc lập sáng tạo. Và như thế thì chỉ có thể là sáng tạo cái mới, điều này rất phù hợp với quy luật của sáng tạo nghệ thuật nói chung. Cách nói trên của Cao Bá Quát không hề chối bỏ toàn bộ giá trị của văn chương mẫu mực truyền thống. Chính vì cái nguy cơ khô héo, cứng nhắc của văn chương khi nhất thiết phải tập cổ, sùng cổ nên ông phát biểu như vậy. Quan niệm “không học là hơn” còn có thể gợi ý cho sự tự do cá nhân của người nghệ sĩ- điều đó rất có ý nghĩa cho vấn đề phong cách cá nhân trong văn chương. Và như thế, quan niệm của Cao Bá Quát thật gần gũi với quan điểm lý luận mỹ học và lý luận văn học của chúng ta ngày nay.

2. Về đặc trưng, chức năng thơ ca:

Trong “Bài tiểu kệ “uống chè” làm trong khi ngồi khuya với Phan Sinh”, Cao Bá Quát nhân nói về việc uống chè đã đề cập đến một đặc trưng của thơ ca. Oâng viết:

Huyễn phục phi tráng nhan,

Phồn âm biến đại nhã

Dịch:

Ao loè loẹt không làm cho dáng người mạnh mẽ,

Âm điệu rườm rà làm mất thể thơ đại nhã.

Thơ đại nhã là một thể thơ hay trong Kinh thi- một thành tựu văn học dân gian rực rỡ của Trung Quốc cổ đại. Cao Bá Quát cho rằng muốn có thơ hay, mẫu mực như thể thơ đại nhã thì không nên quá chú trọng đến sự rườm rà của âm điệu. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư cũng có nhận xét đúng: “..ông phản đối chủ nghĩa hình thức trong sáng tác, phản đối lối sáng tác cầu kỳ, kiểu cách, chỉ biết chạy theo câu chữ mới lạ và âm điệu khác thường” (9). Và qua mấy câu trong bài thơ “Phục dụng tiền vận hoạ Di Xuân”, Nguyễn Tài Thư cũng nhận ra quan niệm về đặc trưng hình thức thơ của Cao Bá Quát: “Oâng chủ trương sáng tác phải bình dị, mộc mạc như Tô Đông Pha và Hoàng Đình Kiên:

“Tô, Hoàng khí cách quân hưu tiếu

Bình đạm môn phong tưởng vị phương!”

(Khí phách như Tô, Hoàng bác đừng cười

Phong cách bình dị, mộc mạc tưởng cũng không hại gì !) (10)

Trong bài tựa Truyện Hoa Tiên, Cao Bá Quát đã khái quát ngắn gọn một khía cạnh của chức năng thơ ca như sau: “Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời, Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy” (11). Ở đây ta không bàn đến sự khái quát của Cao Bá Quát về hai tác phẩm trên đã đầy đủ hay chưa, mà chỉ nói rằng đây là một cách nhìn, một quan niệm về chức năng của thơ ca. Tuy thật cô đọng, Cao Bá Quát vẫn cho thấy được sự hiểu biết sâu sắc của ông về hai tác phẩm này. Về tác phẩm Kim Vân Kiều, ý kiến của ông muốn nghiên về phía sứ mệnh của thơ ca đối với nhân sinh, thế sự, tức hướng vào việc tìm hiểu và phản ánh về cuộc đời, về con người. Còn về tác phẩm Hoa Tiên, ông chỉ rõ ý nghĩa chức năng giáo dục của thơ ca.

3. Về truyền thống và kế thừa .

Đối với những giá trị văn hoá về truyền thống, Cao Bá Quát đều ngưỡng mộ và đánh giá cao. Trong bài “Năm mươi vần thơ cuộc đời”, ông ca ngợi nền văn hoá Lý- Trần Việt Nam:

“Thời Lý, Trần văn tài tươi tốt

Nhẹ nhàng sảng khoái như mũi tên sương.

Gốc nho dấy lên ở Thanh Đàm

Nghiêm chỉnh vượt họ Đổng, họ Gĩa..”(12)

Đối với kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, ông coi trọng phương tiện diễn đạt và chữ quốc ngữ (chữ Nôm). Ông ngưỡng mộ và kế thừa sự bồi đắp của tài năng văn chương quá khứ đối với văn chương thời đại. Ông viết: “Sống ở đất này, có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được truyện Hoa Tiên và Kim Vân Kiều không? Không bỏ được. Ôi ! Người xưa đã đem tâm chí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp, cốt để chắp lông nối cánh cho văn chương của ta, mà lại coi thường được sao?”. (Bài tựa truyện Hoa Tiên). (13)

Quan niệm của ông về truyền thống và kế thừa còn có một số ý kiến khác khá dứt khoát. Trong bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơ Công, ông phê phán cái vướng mắc còn nặng nề của thơ ca bấy giờ so với thơ phong nhã thể thơ cổ kính trong Kinh Thi được coi là khuôn mẫu). Theo ông có đến 3 loại người làm thơ như thế. Ông viết : “người kém thì khổ về nỗi nhân tuần, dễ dãi , người có hào khí thì mắc bệnh nuốt sống bắt tươi. Còn những người sức học gọi là dồi dào, hý hửng tự đắc, thì chỉ muốn vơ vét trăm nhà, thâm tóm mọi thể, thành ra mô phỏng quá nhiều mà phong cốt chưa cao, tô điểm có khéo, nhưng tinh thần còn thấp” (14). Và ông tán thành ý kiến của Khương Tây Minh rằng việc tập cổ của nhiều người như là “ăn món ăn của cổ nhân mà không tiêu hoá được” (15). Còn đối với văn chương khoa cử, văn chương tải tạo, quán đạo đương thời của triều Nguyễn thì hơn ai hết, ông luôn luôn phê phán. Trong bài thơ Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ, Cao Bá Quát có kể lại việc tỉnh ngộ của mình sau khi đi hiệu lực cùng một sứ đoàn ở đất Ba Sơn:

“Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn.

Thuỷ giác lục hợp hà mang mang!

Hướng tích văn chương đẳng nhi hý!”

Dịch

Từ khi vượt bể qua đất Ba Sơn

Mới cảm thấy vũ trụ bao la.

Chuyện văn chưông trước đấy thực là trò trẻ con!

Đấy chính là nhận thức và cũng là đánh giá của ông về cái văn chương chỉ với mấy pho sách cũ.

Những ý kiến, những quan niệm trên đây của Cao Bá Quát chứng tỏ ông có một quan niệm rất rõ ràng và dứt khoát về vấn đề truyền thống và kế thừa. Nếu là một người chuộng khuôn mòn thước cũ, không có khát vọng đổi mới, không có bản lĩnh của một nhà nho tài tử và phóng khoáng, hẳn ông không thể có một quan niệm tích cực như vậy.

Theo Trần Ngọc Vương thì trong lịch sử văn Việt Nam, “chỉ đến thế kỷ XVIII mới có hiện tượng có những nhà nho coi: văn chương (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự nghiệp chính của đời mình” (16) và Trần Ngọc Vương đã xếp Cao Bá Quát vào số mười một nhà thơ tài tử tiêu biểu đã lấy văn chương, coi tài năng văn học là thước đo quan trọng(17). Khi đã coi trọng văn chương ắt phải nhận thức, quan niệm về nó. Cao Bá Quát là một nhà thơ chứ không phải là một nhà lý luận nhưng những ý kiến của ông về thơ lại rất sắc sảo và rất nhất quán. Thơ không được đóng khung, mòn sáo. Thơ phải gắn với tình, với những gì chân thật nhất, sâu nhất. Đó cũng là quan niệm thơ trong “tính động” của nó, và vì vậy, có thể nói, quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát rất gần với quan niệm nghệ thuật Mac-xit ngày nay.

Cao Bá Quát là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn chương Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX. Điều đáng lưu ý trong sự nghiệp thơ văn ông là ông có nhiều dịp phát biểu những quan niệm của mình về nghệ thuật, về thơ ca. Tìm hiểu những quan niệm nghệ thuật ấy là một trong những tiền đề lý luận cần thiết để từ đó tiến đến nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp thơ văn của ông.

Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát chính là những cách hiểu, cách lý giải của ông về nghệ thuật- ở đây là thơ văn- nghệ thuật ngôn từ. Nó là tư tưởng chỉ đạo, là trầm cảm, tầm trí tuệ trong việc nhận biết, xác định và cắt nghĩa về nghệ thuật.

Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát được bộc lộ dưới nhiều dạng, như chủ động phát biểu chính thức về một tác phẩm văn học của người khác, gởi gắm trong chính tác phẩm do mình sáng tác, hoặc là những suy nghĩ cảm thụ những giá trị văn học của quá khứ hoặc đương thời. Những ý kiến, quan niệm khác nhau trong các dạng nói trên cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, như Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phương Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu, Trần Ngọc Vương. Tuy vậy, việc đề cập đến quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát chưa trở thành một vấn đề chuyên biệt. Riêng công trình “Cao Bá Quát- con người và tư tưởng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư (1) đã tìm hiểu vấn đề này. Dù vậy, tác giả công trình này vẫn chưa bao quát hết những khía cạnh, những phương diện khác nhau trong quan niệm nghệ thuật của Cao Bát Quát.

Bằng cách nhìn liên kết hệ thống từ tác phẩm của Cao Bá Quát (2) chúng tôi trình bày ba vấn đề trong quan niệm nghệ thuật của ông như sau:

-Bản chất thơ, sáng tác thơ.

-Đặc trưng, chức năng thơ.

-Truyền thống và kế thừa.

1. Về bản chất thơ, sáng tác thơ:

Những luận đề nổi tiếng của văn chương trung đại như “Thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải tạo” cố nhiên Cao Bá Quát đều biết đến. Thế nhưng ông hiểu vấn đề khác hơn. Với ông, phẩm chất thơ ca không phải có sẵn. Ông cho rằng phẩm chất của nhà thơ là rất quan trọng, chính vì nó sẽ góp phần quy định phẩm chất thơ. Trong lời “viết trang cuối tập thơ “Rừng Chuối”, ông nói: “Thơ không có phẩm chất nhất định, phẩm chất của người cao thì phẩm chất của thơ cao… Xem người thì có thể biết thơ” (3). Cao Bá Quát, như vậy, đã chỉ ra mối quan hệ thống nhất giữa trí tuệ, tâm hồn, phẩm chất đạo đức của nhà thơ với nghệ thuật ngôn từ của họ.

Trong bài tựa đề cuối tập thơ “Thương Sơn công thi tập” ông viết: “Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình”. Trong hàm nghĩa rộng của quan niệm này, có thể xác định ngay rằng ông đã hướng đến vấn đề hình thức và nội dung của thơ ca.

Xác định phải chú trọng về “quy cách” là Cao Bá Quát muốn nói đến những luật lệ thi pháp và câu chữ, vần điệu. Và xác định: “Làm thơ phải gốc ở tính tình” tức là xác định cái căn cốt nhất của thơ. Đặt vấn đề như vậy trong bối cảnh Cao Bá Quát đang sống, thời kỳ mà văn chương hướng vào việc ca ngợi thiết chế phong kiến, công đức của các bậc đế vương, ca ngợi sự linh thiên của thần thánh, đất trời… thì mới thấy hết quan niệm của Cao Bá Quát. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét: “Cao Bá Quát đúng là một con người có cái nhìn ít hợp cỡ với khuôn ***g của chế độ phong kiến” (4). Việc ông từng than cảnh bị ràng buộc vì một chút hư danh, phê phán thứ văn chương gọt giũa, chê cười thơ xướng họa của Mặc Vân thi xã… có thể giải thích thêm điều vừa nói.

Trong bài Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông Đô sát họ Bùi, Cao Bá Quát đồng tình với tác giả tập thơ này về một phương diện sáng tạo nghệ thuật. Đó là cuộc sống muôn màu, muôn vẻ là cội nguồn của sáng tác thi ca.

Ông viết:

Cước để giang sơn vạn dư lý

Quy lai mãn phúc trữ đồ thư

Dịch:

(ông là người ) vết chân đã in khắp trên non sông muôn dặm.

Khi trở về trong bụng chứa đầy sách vở.

Trong phần viết “Cha ông xưa bàn về thơ ca”, khi trích những câu thơ trên của Cao Bá Quát, giáo sư Lê Đình Kỵ, giải thích: “Ta hiểu sách vở đây là do chính đời sống viết nên: bao nhiêu vết chân in lên khắp miền đất nước, là bấy nhiêu điều nghe thấy, thu nhận, tích luỹ thành cái vốn, cái chất liệu vô giá cho sáng tác văn thơ”

Ở một phương diện khác của vấn đề sáng tạo, Cao Bá Quát viết: “Tô Đồng Pha bàn về cách viết, có nói: “không học là hơn”. Ai hiểu được ý ấy, thì có thể cùng nói chuyện về việc làm thơ được” (Bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơn Công)

Tại sao ông lại viết như vậy? Đọc lại thơ văn ông, suy ngẫm về đánh giá của ông đối với cái văn chương “xỉ khẩu giảo văn tự” (7) (lải nhải nhai lai từng câu từng chữ ), cái văn chương không biết mình bất cập mà cứ “Hữu như xích loạn lượng thiên địa” (8) (như con sâu đó muốn đo cả đất trời thì quan niệm trên của ông tuy có màu sắc cực đoan nhưng quả là một yêu cầu rất cao đối với sự sáng tạo thơ ca. Đó là không nên bắt chước cổ nhân, không thể học theo khuôn phép cũ mà phải tự bản thân mình độc lập sáng tạo. Và như thế thì chỉ có thể là sáng tạo cái mới, điều này rất phù hợp với quy luật của sáng tạo nghệ thuật nói chung. Cách nói trên của Cao Bá Quát không hề chối bỏ toàn bộ giá trị của văn chương mẫu mực truyền thống. Chính vì cái nguy cơ khô héo, cứng nhắc của văn chương khi nhất thiết phải tập cổ, sùng cổ nên ông phát biểu như vậy. Quan niệm “không học là hơn” còn có thể gợi ý cho sự tự do cá nhân của người nghệ sĩ- điều đó rất có ý nghĩa cho vấn đề phong cách cá nhân trong văn chương. Và như thế, quan niệm của Cao Bá Quát thật gần gũi với quan điểm lý luận mỹ học và lý luận văn học của chúng ta ngày nay.

2. Về đặc trưng, chức năng thơ ca:

Trong “Bài tiểu kệ “uống chè” làm trong khi ngồi khuya với Phan Sinh”, Cao Bá Quát nhân nói về việc uống chè đã đề cập đến một đặc trưng của thơ ca. Oâng viết:

Huyễn phục phi tráng nhan,

Phồn âm biến đại nhã

Dịch:

Ao loè loẹt không làm cho dáng người mạnh mẽ,

Âm điệu rườm rà làm mất thể thơ đại nhã.

Thơ đại nhã là một thể thơ hay trong Kinh thi- một thành tựu văn học dân gian rực rỡ của Trung Quốc cổ đại. Cao Bá Quát cho rằng muốn có thơ hay, mẫu mực như thể thơ đại nhã thì không nên quá chú trọng đến sự rườm rà của âm điệu. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư cũng có nhận xét đúng: “..ông phản đối chủ nghĩa hình thức trong sáng tác, phản đối lối sáng tác cầu kỳ, kiểu cách, chỉ biết chạy theo câu chữ mới lạ và âm điệu khác thường” (9). Và qua mấy câu trong bài thơ “Phục dụng tiền vận hoạ Di Xuân”, Nguyễn Tài Thư cũng nhận ra quan niệm về đặc trưng hình thức thơ của Cao Bá Quát: “Oâng chủ trương sáng tác phải bình dị, mộc mạc như Tô Đông Pha và Hoàng Đình Kiên:

“Tô, Hoàng khí cách quân hưu tiếu

Bình đạm môn phong tưởng vị phương!”

(Khí phách như Tô, Hoàng bác đừng cười

Phong cách bình dị, mộc mạc tưởng cũng không hại gì !) (10)

Trong bài tựa Truyện Hoa Tiên, Cao Bá Quát đã khái quát ngắn gọn một khía cạnh của chức năng thơ ca như sau: “Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời, Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy” (11). Ở đây ta không bàn đến sự khái quát của Cao Bá Quát về hai tác phẩm trên đã đầy đủ hay chưa, mà chỉ nói rằng đây là một cách nhìn, một quan niệm về chức năng của thơ ca. Tuy thật cô đọng, Cao Bá Quát vẫn cho thấy được sự hiểu biết sâu sắc của ông về hai tác phẩm này. Về tác phẩm Kim Vân Kiều, ý kiến của ông muốn nghiên về phía sứ mệnh của thơ ca đối với nhân sinh, thế sự, tức hướng vào việc tìm hiểu và phản ánh về cuộc đời, về con người. Còn về tác phẩm Hoa Tiên, ông chỉ rõ ý nghĩa chức năng giáo dục của thơ ca.

3. Về truyền thống và kế thừa .

Đối với những giá trị văn hoá về truyền thống, Cao Bá Quát đều ngưỡng mộ và đánh giá cao. Trong bài “Năm mươi vần thơ cuộc đời”, ông ca ngợi nền văn hoá Lý- Trần Việt Nam:

“Thời Lý, Trần văn tài tươi tốt

Nhẹ nhàng sảng khoái như mũi tên sương.

Gốc nho dấy lên ở Thanh Đàm

Nghiêm chỉnh vượt họ Đổng, họ Gĩa..”(12)

Đối với kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, ông coi trọng phương tiện diễn đạt và chữ quốc ngữ (chữ Nôm). Ông ngưỡng mộ và kế thừa sự bồi đắp của tài năng văn chương quá khứ đối với văn chương thời đại. Ông viết: “Sống ở đất này, có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được truyện Hoa Tiên và Kim Vân Kiều không? Không bỏ được. Ôi ! Người xưa đã đem tâm chí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp, cốt để chắp lông nối cánh cho văn chương của ta, mà lại coi thường được sao?”. (Bài tựa truyện Hoa Tiên). (13)

Quan niệm của ông về truyền thống và kế thừa còn có một số ý kiến khác khá dứt khoát. Trong bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơ Công, ông phê phán cái vướng mắc còn nặng nề của thơ ca bấy giờ so với thơ phong nhã thể thơ cổ kính trong Kinh Thi được coi là khuôn mẫu). Theo ông có đến 3 loại người làm thơ như thế. Ông viết : “người kém thì khổ về nỗi nhân tuần, dễ dãi , người có hào khí thì mắc bệnh nuốt sống bắt tươi. Còn những người sức học gọi là dồi dào, hý hửng tự đắc, thì chỉ muốn vơ vét trăm nhà, thâm tóm mọi thể, thành ra mô phỏng quá nhiều mà phong cốt chưa cao, tô điểm có khéo, nhưng tinh thần còn thấp” (14). Và ông tán thành ý kiến của Khương Tây Minh rằng việc tập cổ của nhiều người như là “ăn món ăn của cổ nhân mà không tiêu hoá được” (15). Còn đối với văn chương khoa cử, văn chương tải tạo, quán đạo đương thời của triều Nguyễn thì hơn ai hết, ông luôn luôn phê phán. Trong bài thơ Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ, Cao Bá Quát có kể lại việc tỉnh ngộ của mình sau khi đi hiệu lực cùng một sứ đoàn ở đất Ba Sơn:

“Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn.

Thuỷ giác lục hợp hà mang mang!

Hướng tích văn chương đẳng nhi hý!”

Dịch

Từ khi vượt bể qua đất Ba Sơn

Mới cảm thấy vũ trụ bao la.

Chuyện văn chưông trước đấy thực là trò trẻ con!

Đấy chính là nhận thức và cũng là đánh giá của ông về cái văn chương chỉ với mấy pho sách cũ.

Những ý kiến, những quan niệm trên đây của Cao Bá Quát chứng tỏ ông có một quan niệm rất rõ ràng và dứt khoát về vấn đề truyền thống và kế thừa. Nếu là một người chuộng khuôn mòn thước cũ, không có khát vọng đổi mới, không có bản lĩnh của một nhà nho tài tử và phóng khoáng, hẳn ông không thể có một quan niệm tích cực như vậy.

Theo Trần Ngọc Vương thì trong lịch sử văn Việt Nam, “chỉ đến thế kỷ XVIII mới có hiện tượng có những nhà nho coi: văn chương (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự nghiệp chính của đời mình” (16) và Trần Ngọc Vương đã xếp Cao Bá Quát vào số mười một nhà thơ tài tử tiêu biểu đã lấy văn chương, coi tài năng văn học là thước đo quan trọng(17). Khi đã coi trọng văn chương ắt phải nhận thức, quan niệm về nó. Cao Bá Quát là một nhà thơ chứ không phải là một nhà lý luận nhưng những ý kiến của ông về thơ lại rất sắc sảo và rất nhất quán. Thơ không được đóng khung, mòn sáo. Thơ phải gắn với tình, với những gì chân thật nhất, sâu nhất. Đó cũng là quan niệm thơ trong “tính động” của nó, và vì vậy, có thể nói, quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát rất gần với quan niệm nghệ thuật Mac-xit ngày nay.

Chọn tập
Bình luận