Trên bước đường tạo dựng sự nghiệp, chúng ta hiểu rõ rằng cần phải có sự tự tin mới có thể thành công. Thế nhưng sự tự tin và lòng kiêu hãnh của bạn phải được xây dựng trên nền tảng của lòng tự trọng.
Lòng tự trọng sẽ hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta biết hình dung, xây dựng trong đầu hình tượng về mình bằng những trải nghiệm với mọi người, với hành động xung quanh ta.
Mỗi người làm chủ một sở trường, một tính cách, một quan niệm sống, một mục đích cuộc đời.
Đôi khi, lòng tự trọng của bạn sẽ bị thử thách khắc nghiệt trước thất bại. Dù niềm tin của bạn có mạnh mẽ đến đâu thì nó đôi lúc sẽ bị tổn thương. Nhưng khi đó, ta nhìn nhận lại được khả năng thực sự của mình và hiểu rằng mình là ai, thì dù cho những biến cố xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm tổn thương đến lòng tự trọng của mình, bạn vẫn giữ được niềm tin vào chính mình.
Ta biết rằng niềm tin và lòng tự trọng sẽ ở mãi bên bạn sau bao cơn sóng gió. Và đó cũng chính là nền móng để bạn xây dựng lòng tự trọng của mình.
Theo chúng ta thì những trải nghiệm thời thơ ấu đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng tự trọng của mỗi chúng ta. Và khi lớn lên, gặp thất bại hay gặt hái được thành công cùng với cách đới xử của gia đình bạn bè… đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.
Lòng tự trọng của mỗi người cũng giống như sự tự tin của họ trước mọi người. Trong cuộc sống và công việc, sự tự tin về bản thân sẽ giúp chúng ta rất nhiều để tạo nên những mối quan hệ tốt và làm được những điều tưởng chừng bạn không thể thực hiện được. Chính sự tự tin đó giúp ta khơi dậy được những khả năng kỳ diệu mà đôi khi khiến bạn phải ngạc nhiên về mình.
Thế nhưng, đôi lúc việc quá tin vào mình, đề cao bản thân sẽ khiến bạn dễ bị ảo tưởng và về lâu dài sẽ chỉ mang đến cho bạn toàn thất vọng mà thôi. Cho dù năng lực thực sự là thế nào đi nữa thì chúng ta cũng không nên tự cho rằng mình có thể biết và làm được tất cả mọi thứ. Bởi chính sự đề cao quá mức đó sẽ làm mòn và huỷ hoại dần lòng tự trọng của bạn. Bởi vậy mà lòng tự trọng phải được hình thành từ những đánh giá thực tế trên năng lực thực sự của mỗi người.
Trên thực tế, người quá kiêu hãnh về mình dễ bị tổn thương khi gặp phải thất bại. Và họ còn luôn tỏ ra nghiêm khắc với bản thân và không dễ dàng tha thứ cho những lỗi lầm của mình. Nó khiến lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Và sau đó nỗi sợ hãi phải đối mặt với thất bại sẽ thường ám ảnh và tác động lên khả năng làm việc của họ.
Nhưng còn có nhiều người thiếu lòng tự trọng. Họ làm việc và hành động cần suy nghĩ. Thậm chí có những con người làm những việc xấu xa, tồi tệ chỉ để thoả mãn tham vọng quá lớn. Họ đánh mất đi lòng tự trọng của bản thân.
Cả 2 loại người trên cũng giống như nước và lửa.
Cho nên khi bỏ qua cái tôi cá nhân để gắng vượt lên những thảm kich mà không nắm lấy những thất bại, tức giận… quả là một điều không dễ dàng.
Hy vọng trên chuyến hành trình cuộc đời của riêng mình, chúng ta đều có thể đi đến trong sâu thẳm tâm hồn ta, lòng tự trọng vẫn luôn hiện hữu để cổ vũ cái “tôi”.