Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Có người nói: “ Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam tựa hồ như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời để lại cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình.” Cuộc đời Hàn Mặc Tử lắm đau thương, căn bệnh phong hủi đã làm ông u uất đến điên dại. Một người luôn mang lỗi đau quằn xé thì những bài thơ lạ là điều dễ hiểu thôi. Nhưng cái làm ta ngạc nhiên là bên cạnh những bài thơ điên vẫn có những bài thơ tinh khôi, trong trẻo, nó tựa hồ như một đóa lan trong trẻo mọc giữa đám cây man dại. Đây Thôn Vĩ Dạ trích từ tập Đau Thương là một bài thơ như thế.

Đây Thôn Vĩ Dạ đã ra đời hơn nửa thế kỉ qua nhưng cho đến nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất. Có người xem đây là bài thơ tả cảnh xứ Huế thi vị. Có người hiểu rằng đây là bài thơ tỏ tình. Lại có người khôn ngoan làm cái gạch nối: tả cảnh nói tình. Thiết nghĩ với một văn bản thơ như thế này thì cách hiểu đúng nhất là căn cứ vào hình tượng thơ.

Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Câu hỏi nhẹ nhàng ngân lên như tiếng lòng của một cô gái Huế nào đó đã mời mọc chàng trai về Vĩ Dạ nhưng chàng trai không về nên oán trách hờn dỗi. Sau câu hỏi, người đọc chờ một lời lí giải:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Thật bất ngờ, không phải câu trả lời mà là câu thơ tả phong cảnh xứ Huế rất nên thơ. Thôn Vĩ Dạ xưa nay vốn nổi tiếng bởi cảnh vật hữu tình làm mê hồn bao du khách:

Vĩ Dạ Thôn, Vĩ Dạ Thôn

Bến tre, cần trúc không buồn mà say

( Trích : Huế Đa Tình – Bích Khuê )

Ở bài này, Hàn Mặc Tử đã tô điểm thêm cái mê hồn ấy bằng cách vẽ lại những ấn tượng về khóm trúc hàng cau, về màu xanh huyền ảo. Những cây cỏ, hoa lá ở Vĩ Dạ mà Hàn Mặc Tử nói đến có thể gặp ở bất kỳ đâu trên đất nước này, có điều trong trang thơ này, nó vẫn có những ấn tượng rất riêng. Đầu tiên là nắng:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Hai từ “ nắng “ được lặp lại liên tiếp tạo ấn tượng về cái nắng bao trùm. Có điều ở đây cái nắng không phải miêu tả bình thường mà rất cụ thể: ” nắng hàng cau “. Trong những khu vườn ở Huế, người ta vẫn thường thấy những cây cau cao hơn tất cả. Nó vươn lên mạnh mẽ để chiếm lấy cái sâu thẳm của bầu trời và mỗi bình minh, nó cũng là loài thức dậy đầu tiên để đón nhận tia nắng mới. Hai chữ “ nắng mới “ không chỉ làm ta nghĩ đến cái nắng phơn phớt nhẹ nhàng mà khiến ta hình dung về những ánh ban mai hồng ấm áp thân mật. Cảnh sắc ấy cũng gợi ta nhớ đến một câu thơ tuyệt diệu của Tố Hữu:

Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu

Tàu cau lấp loáng muôn gươm xanh

( Xuân Lòng – Tố Hữu )

Cũng cần nói thêm rằng, hình ảnh nắng là hình ảnh quen thuộc trong thơ hàn Mặc Tử. Nhưng ở những bài khác thường là nắng “ tươi “, nắng “ ửng “, nắng “ chang chang “… còn bài này là nắng mới trinh nguyên làm dậy lên vẻ đẹp mộng mơ của bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ. Vẻ đẹp ấy còn được nói ở câu sau:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Nếu câu trên ánh mắt thi sĩ hướng lên cao thì câu này tầm nhìn đã hạ xuống thấp và thi sĩ đang bao quát theo chiều rộng. Ấn tượng về khu vườn được nói đến qua từ “ mướt quá “. Mướt quá chứ không phải là mượt quá. Nếu mượt quá chỉ đơn thuần gợi sự mềm mại, mịn màng thì mướt quácòn mang dáng vẻ non tơ lóng lánh. Có lẽ vào mỗi buổi sớm mai, khi cảnh vật vừa được tắm gội trong sương đêm thanh sạch thì ánh sáng ngày mới chiếu vào làm nó sáng lên màu ngọc bích, vừa kỳ ảo, vừa huyền hồ. Câu thơ làm ta liên tưởng đến câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu:

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

( Trích: Thơ Duyên – Xuân Diệu )

Cái khác ở chỗ Xuân Diệu chủ yếu nhấn mạnh sắc xanh còn Hàn Mặc Tử dùng so sánh để nhấn mạnh sự quý giá, trong trẻo, nõn là. Và tất cả sự quý giá, nõn là này đều thuộc về vườn ai.

Chữ “ ai “ trong nhiều trường hợp gợi ra sự yêu thương ngọt ngào song ở đây có cái gì xa xôi, khó xác định. Vậy là câu thơ thứ ba rất khác với câu hai. Câu hai cảnh sắc chân thực, rõ ràng, câu ba nhuốm màu hư ảo. Câu hai niềm vui dâng trào khi tận hưởng sắc nắng, câu ba với chữ “ ai “ chỉ quan hệ sở hữu thì sắc xanh ấy đã không thuộc về nhà thơ nữa rồi. Niềm vui vừa bừng lên lại rơi vào se lạnh. Vì se lạnh nên càng cảm thấy khát khao, gắn bó với vẻ đẹp kia. Và thế là những hình ảnh khác lại miên man sống dậy:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Chữ “ che ngang “ vừa gợi sự đan xen, vừa gợi sự hài hòa trong cảm nhận của nhiều người. Cụm từ “ mặt chữ điền “ đem đến nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho đây là khuôn mặt đàn ông, có người hiểu đây là khuôn mặt đàn bà, lại có người xem ấy chính là khuôn mặt của Hàn Mặc Tử ( Ý kiến này của Chu Văn Sơn vì ông thấy Hàn Mặc Tử hay vẽ mặt mình ). Thực ra trong văn chương có cái “ bất khả tri “, người ta không thể biết chính xác nói về ai mà biết cũng chẳng để làm gì. Chỉ cần biết người Huế có những câu ca dao này:

Mặt em vuông tự chữ điền

Da em thì trắng áo em mặc ngoài

Lòng em có đất có trời

Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung.

Hay:

Người ta ham bạc ham tiền

Anh ham khuôn mặt chữ điền của em

Như vậy, khuôn mặt chữ điền biểu hiện cho sự chung thủy, nghĩa tình quý giá của con người. Khuôn mặt ấy ẩn hiện trong dáng trúc nên càng đẹp hơn.

Ba câu thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ tuyệt diệu, con người Vĩ Dạ cũng thật đáng yêu mà sao anh không về? Thì ra câu đầu hình thức là câu hỏi nhưng không phải để tìm kiếm câu trả lời mà làm sống dậy, để đánh thức kỷ niệm về thôn Vĩ Dạ trong lòng thi nhân: “ Kỷ niệm về một thời học trường dòng Pellerin ở Huế “, kỷ niệm về một ngày đến thăm người trong mộng, chỉ dám đứng đầu ngõ không dám vào… Câu đầu có bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng nên gợi cái gì trong tâm tưởng. Có người cho đây là câu hỏi của Hoàng Cúc song có lẽ không phải bởi thơ Hàn Mặc Tử là thứ thơ hướng nội nên đây chỉ có thể là sự phân thân để tự hỏi lòng mình. Hỏi để nhớ lại người xưa cảnh cũ, hỏi để nuối tiếc một thời gian đã qua. Mà bây giờ đã thành kỷ niệm, thậm chí thành cái ray rứt trong lòng người: Thôn Vĩ Dạ đẹp thế mà sao anh không về? Một câu hỏi đầy ám ảnh mà như còn bao chứa một dự cảm đau lòng: Thôn Vĩ mãi mãi chỉ là một kỷ niệm trong tâm tưởng mà thôi.

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay.

Nếu khổ một là cảnh vườn Vĩ Dạ thì khổ hai là cảnh một đêm trăng. Một đêm trăng đẹp nhưng buồn, nỗi buồn vì linh cảm biệt li. Chính linh cảm ấy đã chi phối cái nhìn cảnh vật:

Gió theo lối gió mây đường mây

Nhịp 4/3 đã bẻ gãy câu thơ, đẩy gió về một hướng, mây về một phương. Gió ẩn mình trong gió, mây cuộn mình trong mây. Trong thực tế, gió và mây luôn cùng đường. Ở đây, tác giả đã mượn cái phi lí để nói xa cách của lòng người. Hay đó cũng có thể là lòng người buồn vị li biệt nên nhìn đâu cũng cảm thấy biệt li.

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.

Buồn thiu nghĩa là hắt hiu tĩnh lặng. Chữ buồn thiu đặt sau dòng nước làm dòng Hương Giang kia không còn là dòng sông vô chi mà là một sinh thể có linh hồn mang tâm trạng. Nhịp điệu câu thơ chậm gợi điều chảy chậm, vừa cho thấy nhịp tâm hồn nhưng cái hay nhất là động từ “ lay “. Đây là động từ vốn không vui, không buồn. Nhưng ở cảnh ngộ này nó lại buồn hiu hắt. Phải chăng, nó đã phụ họa cho nỗi buồn của nàng gió hay chính mây gió và dòng sông đang tỏ nỗi buồn và ngọn tóc phất phơ? Hay là nỗi buồn của ca dao thưở trước đã quay ngược thời gian đếp nhập vào tiếng thơ Hàn Mặc Tử. 

Ai về trồng nứa qua truông

Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em.

Ta không biết trăng, chỉ biết rằng chữ lay kia đã tô đậm thêm nỗi buồn, lay động trái tim bao độc giả. Còn với nhân vật trữ tình, chữ lay ấy nhắc nhở một niềm hi vọng.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay.

Hình ảnh thơ toàn trăng: thuyền trăng, sông – bến. Cảnh hiện thực ấy mà vẫn nhuốm màu hư ảo. Trong văn học Việt Nam hiện đại, ta bắt gặp một lần chở trăng:

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

( Trích: Rằm Tháng Riêng – Hồ Chí Minh )

Nhưng con thuyền chở trăng trên bến trông trăng là sáng tạo của Hàn Mặc Tử. Hình ảnh thơ siêu thực nó phần nào cho ta thấy rõ phong cách thơ thi sĩ. Sông trăng – Ánh trăng khỏa đầy dòng sông hay chính ánh trăng đã tạo lên dòng sông trăng. Khó mà biết rõ thơ hay là sự lung lay giữa điều khả dại hay bất khả dại. Mặc dù thế thì vẫn không sao bởi hiểu cách nào câu thơ cũng hay và hợp lý: dòng sông chảy từ cõi thực sang cõi mộng mơ và đâm sâu trong tâm hồn thi nhân.

Trở lại với hình ảnh trăng, đây là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử, theo thống kê, Hàn Mặc Tử có 36 bài thơ viết về trăng, trăng trong thơ ông thường rất lạ kỳ. Có lúc nó mang dáng vẻ như một con người:

Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi.

( Trích: Bẽn Lẽn – Hàn Mặc Tử )

Lại có khi:

Ha ha ta đuổi theo trăng

Trăng rơi là là trên cành dương khô.

( Trích: Rượt Trăng – Hàn Mặc Tử )

Ở bài này không gian trăng đầy bàn bạc làm cảnh vật kỳ ảo đến huyền hồ. Dòng sông hóa thành dòng sông trăng, con thuyền hóa thành con thuyền chở trăng và bóng ai trở thành người mộng tưởng. Tất cả đều rất đẹp, rất đẹp nên phải ước mong, phải hi vọng và rồi sẽ phải khắc khoải lo âu sự muộn màng: “ Con thuyền chở trăng có chở trăng về kịp “.

Có người cho rằng, câu hỏi trên thể hiện trạng thái “ điên “ của Hàn Mặc Tử. Mọi thứ hư vô, mơ hồ thì có gì mà phải chờ, phải đợi. Có gì mà phải khắc khoải về kịp tối nay? Thực ra, suy nghĩ kĩ ta thấy nó có lí do của nó. Ai cũng biết, Hàn Mặc Tử mang căn bệnh quái ác, căn bệnh ấy đã cột chặt ông vào giường bệnh. Đã đẩy ông ra một thế giới riêng xa cách hoàn toàn với loài người. Trong nỗi cô đơn vô hạn của người nghệ sĩ, chỉ có vầng trăng khi ấy là gần gũi thôi. Vầng trăng sẽ là tri kỉ. Trăng không nói nhưng có thể đối diện đàm tâm. Trăng trên cao nhưng cũng có thể đớn đau cùng người thi sĩ. Tác giả mới lo lắng có về kịp tối nay?. Nếu không kịp chắc thi nhân buồn lắm, câu thơ cho ta thấy trạng thái cô đơn trống vắng của Hàn Mặc Tử và đồng thời cũng là nỗi đau vô hạn: Những gì có thể mong chờ chỉ là một ảo giác mà thôi.

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Xuất hiện hình ảnh khách song không phải là cảm nhận bằng mắt thực mà là mơ trong mộng ảo:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Chữ mơ đứng đầu và lặp lại khách đường xa làm cho khách càng xa vời, đến ánh sáng cũng hóa xa xôi. Không còn ánh nắng buổi ban mai ấm áp, cũng chẳng có ánh trăng bàn bạc lúc đêm khuya mà là một sắc trắng lạ kỳ:

Áo em trăng quá nhìn không ra.

Thơ Hàn Mặc Tử nhiều lần nói đến sắc trắng:

Da Thịt trời ơi trắng rợn mình

( Trích: Nụ Cười – Hàn Mặc Tử )

Hay:

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.

( Trích: Mùa Xuân Chín – Hàn Mặc Tử )

Có những sắc trắng ta nói trên vẫn là sắc trắng được nhìn thực và có mức độ còn ở đây thị giác đã nhòa, chỉ còn ấn tượng trắng quá mà thôi. Thế giới không gian tràn ngập một màu sắc ảo. Và thế là bóng người mất dần đường nét, khiến cho “ em “ trở lên xa vời. Câu thơ thứ ba như sự lí giải cho cái nhìn không ra ấy:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.

Ở đây vốn là đại từ chỉ không gian xác định song trong câu này lại rất khó xác định. Ở đây là ở đâu? Ở xứ Huế mộng mơ hay là trại phong Quy Hòa. Và qua đó sương khói cũng trở lên đa nghĩa. Là sương khói xứ Huế, sương khói thời gian hay lòng người. Chao ôi làm sao mà biết được. Cõi thực trên đời vốn đã không dễ gì hiểu, cuống hồ đây chỉ là giấc mơ. Người thi sĩ ấy chỉ biết ngậm ngùi trong niềm nuối tiếc:

Ai biết tình ai có đậm đà

Khổ một có một câu hỏi, khổ hai có một câu hỏi, khổ ba thêm một câu hỏi nữa. Những câu hỏi không có tiếng trả lời. Khổ một là vườn ai, khổ hai là thuyền ai, khổ ba thêm hai từ ai nữa. Cái phiếm chỉ càng tăng thêm phiếm chỉ, cái hư ảo càng trở lên mơ hồ. Ai là ai? Là anh hay là em hay là Hoàng Cúc như có người vẫn nói. Ta khó có thể xác định được tác giả muốn nói ý nào. Nhưng căn cứ vào đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử có thể xem đây là những dòng tâm trạng đầy hoài nghi. Hoài nghi về sự đậm đà tình cảm của ai đó. Chữ ai thứ nhất là chủ thể nhân vật trữ tình. Chữ ai thứ hai có thể là khách đường xa, có thể là một con người cụ thể, lại có thể hiểu rộng hơn là tình người trong cõi đời này. Sắc thái tâm lí ở đây có cái gì hờn tủi nhưng luôn luôn kiếm tìm, mong ngóng và đó chính là biểu hiện của một trái tim yêu đời. Biết vượt qua nỗi đau để sống và hi vọng.

=> Tổng kết: đi tìm cái đẹp trong kỷ niệm, kỉ niệm đã xa rồi, đi tìm bến tình trong cõi mộng “ tối nay “. Mọi thứ đều hư ảo. Rồi thi nhân tìm đến giấc mơ nhưng cũng nhìn không ra cho nên đắm say rồi nuối tiếc, hi vọng rồi thất vọng. Mộng mơ rồi càng thấy cô đơn tủi hờn. Đó là logic sự vận động tâm trạng của cái tôi trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ. Vấn đề là yếu tố nào đưa đến tâm trạng ấy. Đó có lẽ là sự thiếu tình người, là sự không hòa nhập được với cuộc đời. Đọc bài thơ ta thấy rất nhiều hình ảnh thiên nhiên và thường là thiên nhiên đẹp. Nhưng con người thì rất ít, tình người thì rất thiếu. Càng muốn gần thì lại càng thấy mờ nhạt xa xôi. Ở khổ thứ nhất, khuôn mặt chữ điền chỉ thấp thoáng qua dáng trúc. Khổ thứ hai, con người mơ hồ trong thuyền ai. Đến cuối bài thơ có khách đường xa ấy mà không sao nhìn thấy cho nên đây thôn Vĩ Dạ là tiếng nói của cái tôi cô đơn, là khát vọng thiết tha giao hòa với cuộc đời, là ước mong đồng cảm, đồng điệu của con người nhất là có được hạnh phúc lứa đôi.

Có người nói: “ Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam tựa hồ như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời để lại cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình.” Cuộc đời Hàn Mặc Tử lắm đau thương, căn bệnh phong hủi đã làm ông u uất đến điên dại. Một người luôn mang lỗi đau quằn xé thì những bài thơ lạ là điều dễ hiểu thôi. Nhưng cái làm ta ngạc nhiên là bên cạnh những bài thơ điên vẫn có những bài thơ tinh khôi, trong trẻo, nó tựa hồ như một đóa lan trong trẻo mọc giữa đám cây man dại. Đây Thôn Vĩ Dạ trích từ tập Đau Thương là một bài thơ như thế.

Đây Thôn Vĩ Dạ đã ra đời hơn nửa thế kỉ qua nhưng cho đến nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất. Có người xem đây là bài thơ tả cảnh xứ Huế thi vị. Có người hiểu rằng đây là bài thơ tỏ tình. Lại có người khôn ngoan làm cái gạch nối: tả cảnh nói tình. Thiết nghĩ với một văn bản thơ như thế này thì cách hiểu đúng nhất là căn cứ vào hình tượng thơ.

Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Câu hỏi nhẹ nhàng ngân lên như tiếng lòng của một cô gái Huế nào đó đã mời mọc chàng trai về Vĩ Dạ nhưng chàng trai không về nên oán trách hờn dỗi. Sau câu hỏi, người đọc chờ một lời lí giải:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Thật bất ngờ, không phải câu trả lời mà là câu thơ tả phong cảnh xứ Huế rất nên thơ. Thôn Vĩ Dạ xưa nay vốn nổi tiếng bởi cảnh vật hữu tình làm mê hồn bao du khách:

Vĩ Dạ Thôn, Vĩ Dạ Thôn

Bến tre, cần trúc không buồn mà say

( Trích : Huế Đa Tình – Bích Khuê )

Ở bài này, Hàn Mặc Tử đã tô điểm thêm cái mê hồn ấy bằng cách vẽ lại những ấn tượng về khóm trúc hàng cau, về màu xanh huyền ảo. Những cây cỏ, hoa lá ở Vĩ Dạ mà Hàn Mặc Tử nói đến có thể gặp ở bất kỳ đâu trên đất nước này, có điều trong trang thơ này, nó vẫn có những ấn tượng rất riêng. Đầu tiên là nắng:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Hai từ “ nắng “ được lặp lại liên tiếp tạo ấn tượng về cái nắng bao trùm. Có điều ở đây cái nắng không phải miêu tả bình thường mà rất cụ thể: ” nắng hàng cau “. Trong những khu vườn ở Huế, người ta vẫn thường thấy những cây cau cao hơn tất cả. Nó vươn lên mạnh mẽ để chiếm lấy cái sâu thẳm của bầu trời và mỗi bình minh, nó cũng là loài thức dậy đầu tiên để đón nhận tia nắng mới. Hai chữ “ nắng mới “ không chỉ làm ta nghĩ đến cái nắng phơn phớt nhẹ nhàng mà khiến ta hình dung về những ánh ban mai hồng ấm áp thân mật. Cảnh sắc ấy cũng gợi ta nhớ đến một câu thơ tuyệt diệu của Tố Hữu:

Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu

Tàu cau lấp loáng muôn gươm xanh

( Xuân Lòng – Tố Hữu )

Cũng cần nói thêm rằng, hình ảnh nắng là hình ảnh quen thuộc trong thơ hàn Mặc Tử. Nhưng ở những bài khác thường là nắng “ tươi “, nắng “ ửng “, nắng “ chang chang “… còn bài này là nắng mới trinh nguyên làm dậy lên vẻ đẹp mộng mơ của bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ. Vẻ đẹp ấy còn được nói ở câu sau:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Nếu câu trên ánh mắt thi sĩ hướng lên cao thì câu này tầm nhìn đã hạ xuống thấp và thi sĩ đang bao quát theo chiều rộng. Ấn tượng về khu vườn được nói đến qua từ “ mướt quá “. Mướt quá chứ không phải là mượt quá. Nếu mượt quá chỉ đơn thuần gợi sự mềm mại, mịn màng thì mướt quácòn mang dáng vẻ non tơ lóng lánh. Có lẽ vào mỗi buổi sớm mai, khi cảnh vật vừa được tắm gội trong sương đêm thanh sạch thì ánh sáng ngày mới chiếu vào làm nó sáng lên màu ngọc bích, vừa kỳ ảo, vừa huyền hồ. Câu thơ làm ta liên tưởng đến câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu:

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

( Trích: Thơ Duyên – Xuân Diệu )

Cái khác ở chỗ Xuân Diệu chủ yếu nhấn mạnh sắc xanh còn Hàn Mặc Tử dùng so sánh để nhấn mạnh sự quý giá, trong trẻo, nõn là. Và tất cả sự quý giá, nõn là này đều thuộc về vườn ai.

Chữ “ ai “ trong nhiều trường hợp gợi ra sự yêu thương ngọt ngào song ở đây có cái gì xa xôi, khó xác định. Vậy là câu thơ thứ ba rất khác với câu hai. Câu hai cảnh sắc chân thực, rõ ràng, câu ba nhuốm màu hư ảo. Câu hai niềm vui dâng trào khi tận hưởng sắc nắng, câu ba với chữ “ ai “ chỉ quan hệ sở hữu thì sắc xanh ấy đã không thuộc về nhà thơ nữa rồi. Niềm vui vừa bừng lên lại rơi vào se lạnh. Vì se lạnh nên càng cảm thấy khát khao, gắn bó với vẻ đẹp kia. Và thế là những hình ảnh khác lại miên man sống dậy:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Chữ “ che ngang “ vừa gợi sự đan xen, vừa gợi sự hài hòa trong cảm nhận của nhiều người. Cụm từ “ mặt chữ điền “ đem đến nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho đây là khuôn mặt đàn ông, có người hiểu đây là khuôn mặt đàn bà, lại có người xem ấy chính là khuôn mặt của Hàn Mặc Tử ( Ý kiến này của Chu Văn Sơn vì ông thấy Hàn Mặc Tử hay vẽ mặt mình ). Thực ra trong văn chương có cái “ bất khả tri “, người ta không thể biết chính xác nói về ai mà biết cũng chẳng để làm gì. Chỉ cần biết người Huế có những câu ca dao này:

Mặt em vuông tự chữ điền

Da em thì trắng áo em mặc ngoài

Lòng em có đất có trời

Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung.

Hay:

Người ta ham bạc ham tiền

Anh ham khuôn mặt chữ điền của em

Như vậy, khuôn mặt chữ điền biểu hiện cho sự chung thủy, nghĩa tình quý giá của con người. Khuôn mặt ấy ẩn hiện trong dáng trúc nên càng đẹp hơn.

Ba câu thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ tuyệt diệu, con người Vĩ Dạ cũng thật đáng yêu mà sao anh không về? Thì ra câu đầu hình thức là câu hỏi nhưng không phải để tìm kiếm câu trả lời mà làm sống dậy, để đánh thức kỷ niệm về thôn Vĩ Dạ trong lòng thi nhân: “ Kỷ niệm về một thời học trường dòng Pellerin ở Huế “, kỷ niệm về một ngày đến thăm người trong mộng, chỉ dám đứng đầu ngõ không dám vào… Câu đầu có bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng nên gợi cái gì trong tâm tưởng. Có người cho đây là câu hỏi của Hoàng Cúc song có lẽ không phải bởi thơ Hàn Mặc Tử là thứ thơ hướng nội nên đây chỉ có thể là sự phân thân để tự hỏi lòng mình. Hỏi để nhớ lại người xưa cảnh cũ, hỏi để nuối tiếc một thời gian đã qua. Mà bây giờ đã thành kỷ niệm, thậm chí thành cái ray rứt trong lòng người: Thôn Vĩ Dạ đẹp thế mà sao anh không về? Một câu hỏi đầy ám ảnh mà như còn bao chứa một dự cảm đau lòng: Thôn Vĩ mãi mãi chỉ là một kỷ niệm trong tâm tưởng mà thôi.

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay.

Nếu khổ một là cảnh vườn Vĩ Dạ thì khổ hai là cảnh một đêm trăng. Một đêm trăng đẹp nhưng buồn, nỗi buồn vì linh cảm biệt li. Chính linh cảm ấy đã chi phối cái nhìn cảnh vật:

Gió theo lối gió mây đường mây

Nhịp 4/3 đã bẻ gãy câu thơ, đẩy gió về một hướng, mây về một phương. Gió ẩn mình trong gió, mây cuộn mình trong mây. Trong thực tế, gió và mây luôn cùng đường. Ở đây, tác giả đã mượn cái phi lí để nói xa cách của lòng người. Hay đó cũng có thể là lòng người buồn vị li biệt nên nhìn đâu cũng cảm thấy biệt li.

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.

Buồn thiu nghĩa là hắt hiu tĩnh lặng. Chữ buồn thiu đặt sau dòng nước làm dòng Hương Giang kia không còn là dòng sông vô chi mà là một sinh thể có linh hồn mang tâm trạng. Nhịp điệu câu thơ chậm gợi điều chảy chậm, vừa cho thấy nhịp tâm hồn nhưng cái hay nhất là động từ “ lay “. Đây là động từ vốn không vui, không buồn. Nhưng ở cảnh ngộ này nó lại buồn hiu hắt. Phải chăng, nó đã phụ họa cho nỗi buồn của nàng gió hay chính mây gió và dòng sông đang tỏ nỗi buồn và ngọn tóc phất phơ? Hay là nỗi buồn của ca dao thưở trước đã quay ngược thời gian đếp nhập vào tiếng thơ Hàn Mặc Tử. 

Ai về trồng nứa qua truông

Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em.

Ta không biết trăng, chỉ biết rằng chữ lay kia đã tô đậm thêm nỗi buồn, lay động trái tim bao độc giả. Còn với nhân vật trữ tình, chữ lay ấy nhắc nhở một niềm hi vọng.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay.

Hình ảnh thơ toàn trăng: thuyền trăng, sông – bến. Cảnh hiện thực ấy mà vẫn nhuốm màu hư ảo. Trong văn học Việt Nam hiện đại, ta bắt gặp một lần chở trăng:

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

( Trích: Rằm Tháng Riêng – Hồ Chí Minh )

Nhưng con thuyền chở trăng trên bến trông trăng là sáng tạo của Hàn Mặc Tử. Hình ảnh thơ siêu thực nó phần nào cho ta thấy rõ phong cách thơ thi sĩ. Sông trăng – Ánh trăng khỏa đầy dòng sông hay chính ánh trăng đã tạo lên dòng sông trăng. Khó mà biết rõ thơ hay là sự lung lay giữa điều khả dại hay bất khả dại. Mặc dù thế thì vẫn không sao bởi hiểu cách nào câu thơ cũng hay và hợp lý: dòng sông chảy từ cõi thực sang cõi mộng mơ và đâm sâu trong tâm hồn thi nhân.

Trở lại với hình ảnh trăng, đây là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử, theo thống kê, Hàn Mặc Tử có 36 bài thơ viết về trăng, trăng trong thơ ông thường rất lạ kỳ. Có lúc nó mang dáng vẻ như một con người:

Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi.

( Trích: Bẽn Lẽn – Hàn Mặc Tử )

Lại có khi:

Ha ha ta đuổi theo trăng

Trăng rơi là là trên cành dương khô.

( Trích: Rượt Trăng – Hàn Mặc Tử )

Ở bài này không gian trăng đầy bàn bạc làm cảnh vật kỳ ảo đến huyền hồ. Dòng sông hóa thành dòng sông trăng, con thuyền hóa thành con thuyền chở trăng và bóng ai trở thành người mộng tưởng. Tất cả đều rất đẹp, rất đẹp nên phải ước mong, phải hi vọng và rồi sẽ phải khắc khoải lo âu sự muộn màng: “ Con thuyền chở trăng có chở trăng về kịp “.

Có người cho rằng, câu hỏi trên thể hiện trạng thái “ điên “ của Hàn Mặc Tử. Mọi thứ hư vô, mơ hồ thì có gì mà phải chờ, phải đợi. Có gì mà phải khắc khoải về kịp tối nay? Thực ra, suy nghĩ kĩ ta thấy nó có lí do của nó. Ai cũng biết, Hàn Mặc Tử mang căn bệnh quái ác, căn bệnh ấy đã cột chặt ông vào giường bệnh. Đã đẩy ông ra một thế giới riêng xa cách hoàn toàn với loài người. Trong nỗi cô đơn vô hạn của người nghệ sĩ, chỉ có vầng trăng khi ấy là gần gũi thôi. Vầng trăng sẽ là tri kỉ. Trăng không nói nhưng có thể đối diện đàm tâm. Trăng trên cao nhưng cũng có thể đớn đau cùng người thi sĩ. Tác giả mới lo lắng có về kịp tối nay?. Nếu không kịp chắc thi nhân buồn lắm, câu thơ cho ta thấy trạng thái cô đơn trống vắng của Hàn Mặc Tử và đồng thời cũng là nỗi đau vô hạn: Những gì có thể mong chờ chỉ là một ảo giác mà thôi.

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Xuất hiện hình ảnh khách song không phải là cảm nhận bằng mắt thực mà là mơ trong mộng ảo:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Chữ mơ đứng đầu và lặp lại khách đường xa làm cho khách càng xa vời, đến ánh sáng cũng hóa xa xôi. Không còn ánh nắng buổi ban mai ấm áp, cũng chẳng có ánh trăng bàn bạc lúc đêm khuya mà là một sắc trắng lạ kỳ:

Áo em trăng quá nhìn không ra.

Thơ Hàn Mặc Tử nhiều lần nói đến sắc trắng:

Da Thịt trời ơi trắng rợn mình

( Trích: Nụ Cười – Hàn Mặc Tử )

Hay:

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.

( Trích: Mùa Xuân Chín – Hàn Mặc Tử )

Có những sắc trắng ta nói trên vẫn là sắc trắng được nhìn thực và có mức độ còn ở đây thị giác đã nhòa, chỉ còn ấn tượng trắng quá mà thôi. Thế giới không gian tràn ngập một màu sắc ảo. Và thế là bóng người mất dần đường nét, khiến cho “ em “ trở lên xa vời. Câu thơ thứ ba như sự lí giải cho cái nhìn không ra ấy:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.

Ở đây vốn là đại từ chỉ không gian xác định song trong câu này lại rất khó xác định. Ở đây là ở đâu? Ở xứ Huế mộng mơ hay là trại phong Quy Hòa. Và qua đó sương khói cũng trở lên đa nghĩa. Là sương khói xứ Huế, sương khói thời gian hay lòng người. Chao ôi làm sao mà biết được. Cõi thực trên đời vốn đã không dễ gì hiểu, cuống hồ đây chỉ là giấc mơ. Người thi sĩ ấy chỉ biết ngậm ngùi trong niềm nuối tiếc:

Ai biết tình ai có đậm đà

Khổ một có một câu hỏi, khổ hai có một câu hỏi, khổ ba thêm một câu hỏi nữa. Những câu hỏi không có tiếng trả lời. Khổ một là vườn ai, khổ hai là thuyền ai, khổ ba thêm hai từ ai nữa. Cái phiếm chỉ càng tăng thêm phiếm chỉ, cái hư ảo càng trở lên mơ hồ. Ai là ai? Là anh hay là em hay là Hoàng Cúc như có người vẫn nói. Ta khó có thể xác định được tác giả muốn nói ý nào. Nhưng căn cứ vào đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử có thể xem đây là những dòng tâm trạng đầy hoài nghi. Hoài nghi về sự đậm đà tình cảm của ai đó. Chữ ai thứ nhất là chủ thể nhân vật trữ tình. Chữ ai thứ hai có thể là khách đường xa, có thể là một con người cụ thể, lại có thể hiểu rộng hơn là tình người trong cõi đời này. Sắc thái tâm lí ở đây có cái gì hờn tủi nhưng luôn luôn kiếm tìm, mong ngóng và đó chính là biểu hiện của một trái tim yêu đời. Biết vượt qua nỗi đau để sống và hi vọng.

=> Tổng kết: đi tìm cái đẹp trong kỷ niệm, kỉ niệm đã xa rồi, đi tìm bến tình trong cõi mộng “ tối nay “. Mọi thứ đều hư ảo. Rồi thi nhân tìm đến giấc mơ nhưng cũng nhìn không ra cho nên đắm say rồi nuối tiếc, hi vọng rồi thất vọng. Mộng mơ rồi càng thấy cô đơn tủi hờn. Đó là logic sự vận động tâm trạng của cái tôi trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ. Vấn đề là yếu tố nào đưa đến tâm trạng ấy. Đó có lẽ là sự thiếu tình người, là sự không hòa nhập được với cuộc đời. Đọc bài thơ ta thấy rất nhiều hình ảnh thiên nhiên và thường là thiên nhiên đẹp. Nhưng con người thì rất ít, tình người thì rất thiếu. Càng muốn gần thì lại càng thấy mờ nhạt xa xôi. Ở khổ thứ nhất, khuôn mặt chữ điền chỉ thấp thoáng qua dáng trúc. Khổ thứ hai, con người mơ hồ trong thuyền ai. Đến cuối bài thơ có khách đường xa ấy mà không sao nhìn thấy cho nên đây thôn Vĩ Dạ là tiếng nói của cái tôi cô đơn, là khát vọng thiết tha giao hòa với cuộc đời, là ước mong đồng cảm, đồng điệu của con người nhất là có được hạnh phúc lứa đôi.

Chọn tập
Bình luận