Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Có người nhận định: “Lầu thơ ông (Xuân Diệu) dựng trên đất của 1 tấm lòng trần gian” anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên qua bài thơ Vội vàng

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I/ Giải thích nhận định:

– “Lầu thơ ông (Xuân Diệu) dựng trên đất của một tấm lòng trần gian “: câu này ý muốn nói thơ của Xuân Diệu luôn tràn đầy niềm khát khao giao cảm với đời – cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất, với một tấm lòng gắn bó tha thiết với cuộc sống. Nếu các nhà thơ mới khác luôn muốn thoát ly với thực tại, tìm về với cõi Bồng lai, thần tiên (như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ…) thì Xuân Diệu lại gắn chặt lòng mình, hồn thơ nồng nàn, đắm say của mình ở nơi trần thế rất đỗi bình dị và tươi đẹp này:

“Ta ôm choàng, ôm riết bánh thần tiên, 

Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn, 

Làm giây da quấn quít cả mình xuân; 

Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần, 

Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”

(Thanh niên)

II/ Chứng minh qua bài thơ “Vội vàng”:

– 11 dòng thơ đầu: Phát hiện ra và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên măt đất với bao điều hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan điểm mới: trong thế giới này, đẹp nhất và quyến rũ nhất chính là tuổi trẻ và tinh yêu, ngay ở trên mảnh đất trần gian này chứ không phải ở chốn Bồng lai tiên cảnh nào.

+ 4 dòng thơ đầu: thể hiện một cách nói, một thái độ nghiêm túc chứ không phải là lời nói tếu táo, đùa vui thể hiện một ước muốn táo bạo và kì lạ chỉ có ở thi sĩ: muốn “tắt nắng”, “buộc gió”.

=> Xét cho cùng, “tắt nắng” chỉ vì muốn giữ màu cho cuộc sống, ” buộc gió” là muốn giữ ương cho đời. Ý tưởng này xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống, tha thiết gắn bó vời đời.

+ 7 dòng thơ tiếp theo : nhà thơ sung sướng và ngất ngây khi phát hiện ra một thiên đường ngay trên mặt đất với bao cảnh đẹp tình tứ: “ong bướm”, “hoa”, “lá”, “cành tơ phơ phất”, “yến anh”… Nó quyến rũ con người: “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

– 17 dòng tiếp: Vì tha thiết yêu đời, gắn bó với cuộc sống nên nhà thơ lúc nào cũng băn khoăn, lo lắng về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian:

+ Quan niệm về thời gian tuyến tính:: một đi không trở lại.

+ Cảm nhận đầy bi kịch về cuộc sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát phai tàn, phôi pha, mòn mỏi…

=> Cuộc sống trần gian đep như một thiên đường nhưng thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi, nên chỉ còn một cách là sống vội.

– Các câu tiếp theo: Đoạn thơ rất mới mẻ và đặc sắc, thể hiện rất rõ hồn thơ và phong cách Xuân Diệu. Nó là lời giục giã hãy sống Vội vàng, ra sức tận hưởng những niềm hạnh phúc của tuổi trẻ, của mùa xuân và tình yêu trong từng phút giây của sự sống.

III/ Đánh giá:

Có thể thấy, bất cứ bài thơ nào của Xuân Diệu đều thể hiện một niềm khao khát, gắn bó với cuộc đời trần thế. Nhà thơ đã phát hiện ra biết bao vẻ đáng yêu, đáng say đắm về thiên nhiên, con người ơi trần thế rất đỗi bình dị và đáng yêu này. Đó là một đặc điểm hết sức tích cực trong thơ Xuân Diệu, nó khiến ông khác với những nhà thơ cùng thôi.

I/ Giải thích nhận định:

– “Lầu thơ ông (Xuân Diệu) dựng trên đất của một tấm lòng trần gian “: câu này ý muốn nói thơ của Xuân Diệu luôn tràn đầy niềm khát khao giao cảm với đời – cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất, với một tấm lòng gắn bó tha thiết với cuộc sống. Nếu các nhà thơ mới khác luôn muốn thoát ly với thực tại, tìm về với cõi Bồng lai, thần tiên (như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ…) thì Xuân Diệu lại gắn chặt lòng mình, hồn thơ nồng nàn, đắm say của mình ở nơi trần thế rất đỗi bình dị và tươi đẹp này:

“Ta ôm choàng, ôm riết bánh thần tiên, 

Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn, 

Làm giây da quấn quít cả mình xuân; 

Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần, 

Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”

(Thanh niên)

II/ Chứng minh qua bài thơ “Vội vàng”:

– 11 dòng thơ đầu: Phát hiện ra và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên măt đất với bao điều hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan điểm mới: trong thế giới này, đẹp nhất và quyến rũ nhất chính là tuổi trẻ và tinh yêu, ngay ở trên mảnh đất trần gian này chứ không phải ở chốn Bồng lai tiên cảnh nào.

+ 4 dòng thơ đầu: thể hiện một cách nói, một thái độ nghiêm túc chứ không phải là lời nói tếu táo, đùa vui thể hiện một ước muốn táo bạo và kì lạ chỉ có ở thi sĩ: muốn “tắt nắng”, “buộc gió”.

=> Xét cho cùng, “tắt nắng” chỉ vì muốn giữ màu cho cuộc sống, ” buộc gió” là muốn giữ ương cho đời. Ý tưởng này xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống, tha thiết gắn bó vời đời.

+ 7 dòng thơ tiếp theo : nhà thơ sung sướng và ngất ngây khi phát hiện ra một thiên đường ngay trên mặt đất với bao cảnh đẹp tình tứ: “ong bướm”, “hoa”, “lá”, “cành tơ phơ phất”, “yến anh”… Nó quyến rũ con người: “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

– 17 dòng tiếp: Vì tha thiết yêu đời, gắn bó với cuộc sống nên nhà thơ lúc nào cũng băn khoăn, lo lắng về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian:

+ Quan niệm về thời gian tuyến tính:: một đi không trở lại.

+ Cảm nhận đầy bi kịch về cuộc sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát phai tàn, phôi pha, mòn mỏi…

=> Cuộc sống trần gian đep như một thiên đường nhưng thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi, nên chỉ còn một cách là sống vội.

– Các câu tiếp theo: Đoạn thơ rất mới mẻ và đặc sắc, thể hiện rất rõ hồn thơ và phong cách Xuân Diệu. Nó là lời giục giã hãy sống Vội vàng, ra sức tận hưởng những niềm hạnh phúc của tuổi trẻ, của mùa xuân và tình yêu trong từng phút giây của sự sống.

III/ Đánh giá:

Có thể thấy, bất cứ bài thơ nào của Xuân Diệu đều thể hiện một niềm khao khát, gắn bó với cuộc đời trần thế. Nhà thơ đã phát hiện ra biết bao vẻ đáng yêu, đáng say đắm về thiên nhiên, con người ơi trần thế rất đỗi bình dị và đáng yêu này. Đó là một đặc điểm hết sức tích cực trong thơ Xuân Diệu, nó khiến ông khác với những nhà thơ cùng thôi.

Chọn tập
Bình luận