Nhân bản:là lấy con người làm gốc. Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa coi trọng con người với thực thể hiện hữu của nó – sự sống còn và bản chất người (bao gồm cả bản năng vốn có và những giá trị khác). Do đó nói tới giá trị nhân bản là nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người.
Nhân đạo: hiểu theo nghĩa đen là đường đi của con người. Con đường đó còn gọi là đạo lí. Đó là đạo lí phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người, không được xâm phạm đến sinh mệnh, thân thể, sự tự do về tư tưởng cũng như tình cảm của con người.Chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi sự yêu thương, quý trọng con người, thuật ngữ nảy nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức.
Nhân văn: cần hiểu theo ý nghĩa từng từ. Nhân là người, văn là vẻ đẹp. Nhân văn có thể hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm có tính nhân văn là tp văn học thể hiện con người với những nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách. yacs phẩm đó hướng đến khẳng định đề cao vẻ đẹp của con người. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại.