Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về hai khổ thơ đầu bài ” Đây thôn Vĩ Dạ ” của Hàn Mạc Tử

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Vĩ Dạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương Giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Đồng thời cũng là câu hỏi HMT tự hỏi mình, tự trách mình. Đây cũng chính là hình thức bày tỏ một cái cớ để tác giả nói về thôn vĩ, nhớ về thôn Vĩ cũng như con người nơi thôn Vĩ.

” Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Cảnh Vĩ Dạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”?Thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên những hình ảnh tươi đẹp, ấm áp, rực rỡ, tinh khôi như chính tình cảm của tác giả dành cho nơi đây. 

Ánh lên giữa nét đẹp của thiên nhiên, bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừơn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và cả gương mặt chữ điền, một bức tranh thiên nhiên với môn màu sắc, nét vẽ đầy chất hội hoạ của tác giả, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

Thiên nhiên và con người thôn Vĩ hoà vào nhau trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo.

Thiên nhiên cảnh vật thôn Vĩ có sự thay đổi, dường như đã trở nên buồn hơn, mọi thứ như chia lìa đôi ngả. 

Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn. Những hình ảnh ấy cùng với nhịp thơ chậm nhẹ tạo nên một vẻ buồn riêng của Huế, đồng thời cũng chính là nỗi buồn của tác giả.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Bến và thuyền như tắm mình trong ánh trăng dịu nhạt, có vẻ thơ mộng, mơ hồ, huyền ảo.” Có chở trăng về kịp tối nay”, câu thơ đầy ám ảnh, như lời cầu khẩn, một niềm hy vọng thuyền sẽ kịp về, nếu không về kịp, số phận kia sẽ bị bỏ rơi, sẽ lâm vào tuyệt vọng và vĩnh viễn đau thương.

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao “thuyền ơi có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền “. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

Vĩ Dạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương Giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Đồng thời cũng là câu hỏi HMT tự hỏi mình, tự trách mình. Đây cũng chính là hình thức bày tỏ một cái cớ để tác giả nói về thôn vĩ, nhớ về thôn Vĩ cũng như con người nơi thôn Vĩ.

” Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Cảnh Vĩ Dạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”?Thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên những hình ảnh tươi đẹp, ấm áp, rực rỡ, tinh khôi như chính tình cảm của tác giả dành cho nơi đây. 

Ánh lên giữa nét đẹp của thiên nhiên, bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừơn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và cả gương mặt chữ điền, một bức tranh thiên nhiên với môn màu sắc, nét vẽ đầy chất hội hoạ của tác giả, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

Thiên nhiên và con người thôn Vĩ hoà vào nhau trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo.

Thiên nhiên cảnh vật thôn Vĩ có sự thay đổi, dường như đã trở nên buồn hơn, mọi thứ như chia lìa đôi ngả. 

Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn. Những hình ảnh ấy cùng với nhịp thơ chậm nhẹ tạo nên một vẻ buồn riêng của Huế, đồng thời cũng chính là nỗi buồn của tác giả.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Bến và thuyền như tắm mình trong ánh trăng dịu nhạt, có vẻ thơ mộng, mơ hồ, huyền ảo.” Có chở trăng về kịp tối nay”, câu thơ đầy ám ảnh, như lời cầu khẩn, một niềm hy vọng thuyền sẽ kịp về, nếu không về kịp, số phận kia sẽ bị bỏ rơi, sẽ lâm vào tuyệt vọng và vĩnh viễn đau thương.

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao “thuyền ơi có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền “. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

Chọn tập
Bình luận