“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đó là thay đổi tự nhiên, nắm giữ quyền lực tạo hoá. Ông muốn “tắt nắng”cho màu nắng không bị phai nhạt, muốn “buộc gíó” cho hương đừng bay đi. Đó là một khao khát viễn vông, phi thực tế? Làm sao con người bé nhỏ có thể tranh quyền của tạo hoá? Bằng việc sử dụng các động từ mạnh như: tắt, buộc Xuân Diệu đã làm nổi bật được ước muốn kì lạ của mình trong mắt người đọc. Một ước muốn táo bạo, phi thực tế và có phần điên rồ.
Nhưng không để người đọc phải thắc mắc lâu hơn, ngay ở khổ sau, Xuân Diẹu nhanh chóng lý giải vì sao mình muốn đoạt quyền tạo hóa để ngưng đọng thời gian.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phư phất
Của yến anh này đây khúc tình si”
Mùa xuân thật đẹp trong mắt người thi sĩ lãng mạn này. Bởi mùa xuân như mọtt bức tranh thiên nhiên sinh động và tươi đẹp. Ơ bức tranh đó có bầy ong bướm rập rờn bay lượn, có “hoa của đồng nội xanh rì”, có” lá của cành tơ” mới bắt đầu đâm chồi nảy lộc, và có cả bản tình ca của bầy yến anh…Mùa xuân là mùa cỏ cây hồi sinh căng đầy nhựa sống sau một mùa đông giá lạnh, là mùa giao hoà của vạn vật, mùa xuân không những đẹp mà còn đầy sức sống. Bắng cách sử dụng diệp từ “ này đây” cùng hàng loạt hình ảnh miêu tả khung cảnh mùa xuân, tác giảmiêu tả vẻ đẹp mùa xuân của đất trời là không thể kể hết, sự phong phú, hữu tình của mùa xuân là vô tận. Đồng thời Xuân Diệu cũng biến mùa xuân đó thành một món ăn tinh thần vô cùng bổ dưỡng và quý giá.
Mùa xuân đẹp là thế nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mùa xuân mang lại. Không những là mùa của sự sống, mùa của sự giao hoà vạn vật, mà mùa xuân còn là mùa của tình yêu.
“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Trong văn học từ trước đến giờ, khi miêu tả vẻ đẹp của bất kf vật gì, thông thường được đem so sánh với thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm thước đo cho mọi cái đẹp. Đó cúng chính là tác phong chung của các nhà văn đương đại. Dễ thấy trong “Truyện Kiều” khi miêu tả vẻ đẹp cúa Thuý Vân, Nguyễn Du đã so sánh Thuý Vân với thiên nhiên để từ đó làm bật lên vẻ đẹp phúc hậu, hiền lành cuả nàng:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Nhưng với Xuân Diệu thì khác, ông không dúng thiên nhiên làm chuẩn mực đánh giá cái đẹp mà lại dùng con người để làm thước đo cho vẻ đẹp đó. Để miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân, tác giả đã ví mùa xuân đẹp quyến rũ lạ lùng như hàng mi của cô gái. Dùng một bộ phận của con người để nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên là mộ cách so sánh mà từ trước đến nay chưa từng có ai thử qua, đây có lẽ là sự mới lạ trong văn thơ của Xuân Diệu. Chưa hết mùa xuân nay còn biến hoá thành nhiều hình dạng khác nhau: khi thí mặn mà, quyến rũ như đôi mi của cô gái, khi thì vui vẻ như một ông thần Vui, cò lúc lạ nống nàn tựa tình yêu của tuổi trẻ. Bởi vậy nên mới nói mùa xuân là mùa của tình yêu thật không sai. Với nghệ thuật so sành tài tình và độc đáo, cùng nhịp thơ trôi chảy chẳng mấy chốc Xuân Diệu đã biến mùa xuân này thành một thiên đường hạnh phúc , tràn đầy niềm vui và sự sống và ở đó bước chan cùng hồn thơ của Xuân Diệu đang tung tăng bay nhảy, thả mình dắm chìm trong cái khoải snảg nơi thiên dường trần gian này.
Nhưng lúc sung sướng nhất cũng là lúc Xuân Diệu nhận ra một sự thật phũ phàng đó là: mùa xuân đẹp là thế nhưng có ai đảm bảo mùa xuân sẽ còn mãi? Có gì chắc chứn giây phút này làg vĩnh cửu? Nhận thức được diều đó cũng có nghĩa Xuân Diệu ý thức được sự trôi chảy của thời gian, vậy nên:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”