Những luận điểm chính về tâm trạng đợi tàu:
– Trước hết nên tìm hiểu nguyên nhân khiến 2 chị em Liên đợi tàu, họ đợi tàu không phải để bán được hàng mà đợi tàu vì muốn nhìn thấy hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Nói sâu xa ra nó xuất phát từ cuộc sống tù túng nghèo nàn và tâm hồn phong phú đa cảm của 2 đứa trẻ
– Đoàn tàu như mang một thế giới khác đi qua, “Một thế gới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”, thế giới đó chứa chan những giàu sang, hạnh phúc.
– Đoàn tàu mang theo một niềm hi vọng, là thứ ánh sáng của “chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”
– Dù đã đến đêm khuya, 2 chị em vẫn thức để đợi tàu: “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn gượng để thức khuya chút nữa”, “An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: – Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.” -> đợi tàu trong một sự mệt mỏi không chỉ về tinh thần mà còn về thể chất
– Sở dĩ 2 chị em chịu khó như vậy vì nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác & tư tưởng những tâm hồn thơ dại đồng thời cũng nhìn thấy rõ cuộc sống tù đọng ảm đạm nơi đây
– Ngoài ra, chuyến tàu còn gợi nhắc cho 2 chị em những kỉ niệm xa xăm ở Hà Nội khi thầy chưa mất việc, Liên “được hưởng những thức quà ngon lạ – bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền – được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”
=> Thạch Lam đã thể hiện niềm trân trọng, thương xót đối với những kiếp người nhỏ bé nghèo nàn tăm tối & buồn chán nơi phố huyện.