Ý chính trong bài:
Với Bài ca ngất ngưỡng:
– Nguyễn Công Chứ thực hiện nghĩa vụ hành đạo, cứu dân giúp nước, dấn thân giúp đời với tài kinh bang tế thế hơn người, với một phong cách riêng, “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Ông quan niệm “Làm trai đứng trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông” hay “không công dnh thà nát với cỏ cây”
– Dù hành đạo hay hành lạc, sống ngất ngưởng nhưng Nguyễn Công Chứ vẫn trung thành, vẹn đạo vua tôi. Từ việc trị quốc, an dân, khai hoang lập ấp.
Với Câu cá mùa thu:
– Thời đại của Nguyễn Khuyến là thời đại thiếu lí tưởng, con người trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên trống rỗng, chỉ còn lại một tấm lòng nhớ nước, lấy tình làng, nghĩa xóm … làm cứu cánh
– Khi thưởng thức phong cảnh mùa thu. Nguyễn Khuyến cảm nhận vời một vẻ đẹp buồn bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Người đang tận hưởng cái thú vui thanh cao kia không có được sự an nhiên , thanh thản hoàn toàn như 1 ẩn sĩ trên đời. Tiếng cá đớp động nói lên sự xao động suy tư trong lòng tác giả
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp dộng dưới chân bèo”
Tựa gối ôm cần là tư thế của người câu cá, một tâm thế nhàn song đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài, ngỡ là bất động, tĩnh lặng tuyệt đối song đó là cả một nỗi niềm u uẩn, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.=>tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước song không kém phần sâu sắc.
Với Lẽ ghét thương
– Ông Quán là người làu thông kinh sử, tính tình bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét phân minh rõ ràng Tiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm và tư tưởng của tác giả cũng như nhân dân miền Nam.
– Vì chưng hay ghét cũng là hay thương -> căn nguyên của sự ghét là lòng thương, thương chính là gốc
Ghét đời: Tác giả không chỉ ghét một tên vua chúa cụ thể mà ghét cả một đời, một triều đại, một chính quyền, một xã hội. Những đời đó đều lấy từ lịch sử Trung quốc
– Điểm chung của các triều đại đó là: chính sự suy tàn, vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân.
=> Cơ sở lẽ ghét chính là nhân dân.Tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để ghét. Ghét sâu sắc, mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc “ghét cay ….”.
– Thương những bậc tiên hiền, thánh nhân trong lịch sử cổ đại TQ. Đó là những người hết sức vì dân vì nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành .
->Mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa hai tình cảm ghét-thương.Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.Tình cảm đó rõ ràng, dứt khoát, nồng nàn, mãnh liệt.Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị. Yêu thương nhất mực, căm ghét đến điềuTình cảm của con người miền Nam