Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Phân tích diễn biến tâm lý của Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý

– Đau khổ từ khi còn nằm trong bụng mẹ: hoang thai. Đẻ ra thì bị mẹ hắn vứt ra lò gạch cũ. Một vật cho không. Một món hàng từ tay người đàn bà goá mù qua tay ông phó cối. Bơ vơ, làm thuê, bị vợ ba Bá Kiến lợi dụng, bị bỏ tù oan uông 7, 8 năm trời.

– Không người thân thích. Không một mái ấm nương thân. Một nông dân lương thiện bị nhà tù thực dân biến thành một tên đầu bò. Bá Kiến đã biến Chí thành kẻ đâm thuê chém mướn. Đến nhà Bá Kiến lần đầu sau 8 năm đi tù về, Chí bỗng nhiên “có họ” với Lý Cường! Cụ Bá sai Chí đi đòi nợ đội Tảo, đòi được nợ, Chí Phèo kiêu hãnh nghĩ: “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”. Khi đã ngoài 40 tuổi, cái mặt Chí Phèo như mặt một con vật lạ” vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio”, vằn dọc vằn ngang biết bao nhiêu là sẹo! Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại… Hắn ăn và ngủ trong lúc say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận,… Hắn đã bị cướp mất cả hình người lẫn linh hồn. Hắn đã thành quỷ dữ.

– “Cuộc tình” của Chí với Thị Nở, bát cháo hành và sự săn sóc của thị đã đánh thức bản tính người bị tước đoạt, bị che lấp hơn mười năm nay, làm cho Chí “thèm lương thiện”, “muốn làm hòa” với mọi người! Hắn sống lại mơ ước bình dị thời trai trẻ. Hắn biết đón nghe mọi âm thanh đời thường. Hắn muốn cùng thị Nở làm thành một cặp rất xứng đôi. Bà cô thị Nở và thị đã chối từ quyền làm người của Chí. Cái dùi của thị Nở làm ngã lăn khoèo Chí Phèo, đã đẩy Chí Phèo chìm vào đáy bi kịch, Chí càng uống càng tỉnh. Chỉ còn một con đường một cách đâm chết Bá Kiến và tự sát vì “ai cho tao lương thiện!… Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”.

Sau tiếng kêu và những nhát dao của Chí Phèo, cánh cửa trần gian đã đóng chặt, cửa ngục âm ti mở toang đẩy hai con quỷ dữ làng Vũ Đại vào hỏa ngục! Cái chết của Chí Phèo là cái chết đáng thương!

Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách. Từ lương thiện bị biến thành lưu manh, từ kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện, bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát.

Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát, độc ác, ông như vừa cất tiếng kêu thương: Hãy chặn đứng tội ác! Hãy xoá bỏ cái xã hội thực dân phong kiến! Hãy cứu lấy dân nghèo lương thiện! Nhân vật Chí Phèo là một nhân vật điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa.

=> Truyện “Chí Phèo” là một truyện ngắn độc đáo, thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Khắc họa tính cách nhân vật, phân tích chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành công đặc sắc của Nam Cao. Truyện “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

DÀN Ý

– Đau khổ từ khi còn nằm trong bụng mẹ: hoang thai. Đẻ ra thì bị mẹ hắn vứt ra lò gạch cũ. Một vật cho không. Một món hàng từ tay người đàn bà goá mù qua tay ông phó cối. Bơ vơ, làm thuê, bị vợ ba Bá Kiến lợi dụng, bị bỏ tù oan uông 7, 8 năm trời.

– Không người thân thích. Không một mái ấm nương thân. Một nông dân lương thiện bị nhà tù thực dân biến thành một tên đầu bò. Bá Kiến đã biến Chí thành kẻ đâm thuê chém mướn. Đến nhà Bá Kiến lần đầu sau 8 năm đi tù về, Chí bỗng nhiên “có họ” với Lý Cường! Cụ Bá sai Chí đi đòi nợ đội Tảo, đòi được nợ, Chí Phèo kiêu hãnh nghĩ: “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”. Khi đã ngoài 40 tuổi, cái mặt Chí Phèo như mặt một con vật lạ” vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio”, vằn dọc vằn ngang biết bao nhiêu là sẹo! Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại… Hắn ăn và ngủ trong lúc say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận,… Hắn đã bị cướp mất cả hình người lẫn linh hồn. Hắn đã thành quỷ dữ.

– “Cuộc tình” của Chí với Thị Nở, bát cháo hành và sự săn sóc của thị đã đánh thức bản tính người bị tước đoạt, bị che lấp hơn mười năm nay, làm cho Chí “thèm lương thiện”, “muốn làm hòa” với mọi người! Hắn sống lại mơ ước bình dị thời trai trẻ. Hắn biết đón nghe mọi âm thanh đời thường. Hắn muốn cùng thị Nở làm thành một cặp rất xứng đôi. Bà cô thị Nở và thị đã chối từ quyền làm người của Chí. Cái dùi của thị Nở làm ngã lăn khoèo Chí Phèo, đã đẩy Chí Phèo chìm vào đáy bi kịch, Chí càng uống càng tỉnh. Chỉ còn một con đường một cách đâm chết Bá Kiến và tự sát vì “ai cho tao lương thiện!… Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”.

Sau tiếng kêu và những nhát dao của Chí Phèo, cánh cửa trần gian đã đóng chặt, cửa ngục âm ti mở toang đẩy hai con quỷ dữ làng Vũ Đại vào hỏa ngục! Cái chết của Chí Phèo là cái chết đáng thương!

Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách. Từ lương thiện bị biến thành lưu manh, từ kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện, bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát.

Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát, độc ác, ông như vừa cất tiếng kêu thương: Hãy chặn đứng tội ác! Hãy xoá bỏ cái xã hội thực dân phong kiến! Hãy cứu lấy dân nghèo lương thiện! Nhân vật Chí Phèo là một nhân vật điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa.

=> Truyện “Chí Phèo” là một truyện ngắn độc đáo, thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Khắc họa tính cách nhân vật, phân tích chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành công đặc sắc của Nam Cao. Truyện “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Chọn tập
Bình luận