Dàn ý sơ lược:
I/ Nói về cảm nhận mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu nói riêng và các nhà thơ Mới nói chung:
– Nếu với các nhà thơ xưa, thời gian đối với họ là tuần hoàn, 1 năm có 4 mùa, hết xuân rồi đến hạ, thu, đông, và quay trở lại 1 vòng tuần hoàn tiếp theo. Quan niệm của con người khi ấy là gắn cá thể với vũ trụ làm một, sống chỉ là gửi tạm trên cuộc đời này, chỉ khi thác rồi, hòa làm một với vũ trụ, họ mới thật sự là “sống”. Vậy nên đù thời gian có trôi chảy, họ vẫn ung dung, tự tại.
– Nhưng các nhà Thơ mới lại không có được sự ung dung như thế khi ý thức cá nhân đã bùng lên một cách mạnh mẽ, khi con người và vũ trụ là hai cá thể độc lập với nhau. Các nhà thơ Mới, đặc biệt là Xuân Diệu, xem thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, vì thế rất sợ sự trôi chảy tàn nhẫn của thời gian, mọi khoảnh khắc trôi qua là 1 sự chia lìa không gì níu kéo…
II/ Quan niệm ấy được thể hiện trong thơ Vội vàng của Xuân Diệu là:
– Xuân Diệu rất yêu đời, yêu sống 1 cách mãnh liệt vì thế, ông rất ám ảnh về thời gian.
– Với ông, phần đẹp nhất trong cuộc đời con người là tuổi trẻ và tinh yêu (dẫn chứng 11 câu thơ đầu). Nhưng thời gian, cuộc đời con người có bao giờ dừng lại mãi ở quãng đời tươi đẹp ấy đâu (Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn – Nếu tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại). Thời gian trôi đi, tuổi trẻ cũng phai tàn, tình yêu không bền vững. ((Phân tích kĩ từ câu: Xuân đương tới … ôi chẳng bao giờ nữa, để thấy được quan niệm về thời gian tuyến tính trong thơ ông).
=> Chính vì lẽ đó ông quan niệm phải sống Vội vàng, sống nhanh chóng để tận hưởng thú vui tuổi trẻ, để cống hiến hết sức mình cho lý tưởng và sự nghiệp, cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.