Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, quản ngục từng được nhận xét là: “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua việc phân tích nhân vật quản ngục

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý

Mở bài

– Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời tìm cái đẹp. Các nhân vật của Nguyễn Tuân thường hướng đến cái đẹp hoặc là hiện thân cho cái đẹp. “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là như thế.

– Bên cạnh Huấn Cao là hình tượng ngục quan, nhân vật tỏa sáng vẻ đẹp của con người có bản lĩnh, lòng can đảm, lương tri, lòng tốt, và có lòng say mê đối với cái đẹp. Xây dựng hình tượng nhân vật này Nguyễn Tuân muốn thể hiên rõ hơn quan niệm của mình về con người và nghệ thuật.

Thân bài

I. Hoàn cảnh sống

– Nhân vật này không có tên mà chỉ gọi theo chức nghiệp “quản ngục”

– Làm nghề coi tù, ngục quan thường xuyên tiếp xúc với mặt trái của xã hội là công cụ của triều đình phong kiến: nằm trong tay pháp luật có thể trừng trị những kể chống lại triều đình.

– Sống và làm việc trong môi trường đó ng ta dễ bị khô cứng trước nhân tình thế thái trước những vẻ đẹp ở đời. Nhưng nhân vật này lại không như thế.

II. Vẻ đẹp của nhân vật ngục quan

1. Đó là con người biết yêu cái đẹp thiết tha hưởng thụ cái đẹp: có thú chơi chữ rất thanh cao

– Chơi chữ là một loại hình nghệ thuật giàu tính tạo hình, là thú chơi tao nhã của trí thức phương Đông. Người viết chữ và người chơi chữ đều phải có học vấn và có tâm hồn.

– Quản ngục luôn ao ước có được chữ ông Huấn Cao.

– Đến khi có được ông huấn trong tay tì tìm đủ mọi cách biệt đãi, nhẫn nại đợi chờ để xin được chữ.

=> Biết trân trọng cái đẹp, đam mê cái đẹp đến tột cùng. Dẫu nhân vật này không sáng tạo ra cái đẹp, điều đó chứng tỏ trong con người đại diện pháp luật ấy luôn tiềm ẩn một tâm hồn nghệ sĩ.

2. Con người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

– Miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật: một dáng ngồi trầm ngâm, một mái tóc đỏ hoa râm, một khuôn mặt tư lự, có lúc bằng lặng kín đáo và êm nhẹ như ” mặt nước ao xuân” => tính cách dịu dàng và nhân hậu với tính cách này ngục quan đã đứng cao hơn hoàn cảnh của chính mình.

– Bản chất được bộc lộ rõ trong hành động và thái độ của nv này đối với kẻ tư lự:

+ Xót xa và tiếc nuối một người như Huấn Cao

+ Yêu chữ coi như là báu vật trên đời nhưng không có ý định dùng quyền thế để có được nó

+ Đặc biệt trong cuộc viếng thăm kẻ tử tù: đón nhận sự khinh bỉ, nhưng sau khi nghe câu trả lời thì chỉ lĩnh ý và lui ra. Nhưng hôm sau vẫn mang đầy đủ rượu thịt đến, duy chỉ có không bước chân vào buồng giam ông Huấn Cao

=> Ngục quan hoàn tòan quên đi chức vụ , chỉ một lòng ngưỡng mộ thần tượng Huấn Cao. Ngục quan hành kính trân trọng đấng “chọc trời quấy nước” và thừa hiểu thân phận mình và ông Huấn Cao khác xa nhau chỉ là … một tên lại giữ tù. Đúng như Nguyễn Tuân ca ngợi “một người biết kính mến khí phách, biết tiếc quý trọng người tài, không phải một kẻ xấu hay vô tình”. 

3. Ngục quan là con người có dũng khí

– Công khai ca ngợi tài Huấn Cao trong chốn lao tù

– Biệt đãi người tử tù

– Dám vào tận buồng giam thăm kẻ tử tù đứg đầu quân phản loạn mong mỏi được đáp ứng chu tất

– Dám xin chữ ông Huấn Cao ngay trong nhà ngục

=> Ngục quan biết rõ hơn ai hết những hành động của mình có thể dẫn đến sự trừng phạt nặng nề. Ở đây sở thích cao quý đã vượt lên trên nỗi sợ hãi

4. Nhân vật Ngục quan được thăng hoa trong cảnh cho chữ

– Chuẩn bị rất chu đáo kĩ lưỡng

– Lúc xin chữ khúm núm trước kẻ tử tù

– Lắng nghe lời di huấn của Huấn Cao

5. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

– Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt

– Thủ pháp đối lập của chủ nghĩa lãng mạn được sd rất hiệu quả

– Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Kết luận

Khẳng định lời ca ngợi của Nguyễn Tuân, ý nghĩa của nhân vật Ngục quan: thể hiện một quan niệm tiến bộ về con người và nghệ thuật, đã là con người phải biết yêu cái đẹp và quý trọng người tài, những con nười giàu thiên lương và khí phách. Cái đẹp đã nâng đỡ cái thiện chiến thắng cái ác

DÀN Ý

Mở bài

– Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời tìm cái đẹp. Các nhân vật của Nguyễn Tuân thường hướng đến cái đẹp hoặc là hiện thân cho cái đẹp. “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là như thế.

– Bên cạnh Huấn Cao là hình tượng ngục quan, nhân vật tỏa sáng vẻ đẹp của con người có bản lĩnh, lòng can đảm, lương tri, lòng tốt, và có lòng say mê đối với cái đẹp. Xây dựng hình tượng nhân vật này Nguyễn Tuân muốn thể hiên rõ hơn quan niệm của mình về con người và nghệ thuật.

Thân bài

I. Hoàn cảnh sống

– Nhân vật này không có tên mà chỉ gọi theo chức nghiệp “quản ngục”

– Làm nghề coi tù, ngục quan thường xuyên tiếp xúc với mặt trái của xã hội là công cụ của triều đình phong kiến: nằm trong tay pháp luật có thể trừng trị những kể chống lại triều đình.

– Sống và làm việc trong môi trường đó ng ta dễ bị khô cứng trước nhân tình thế thái trước những vẻ đẹp ở đời. Nhưng nhân vật này lại không như thế.

II. Vẻ đẹp của nhân vật ngục quan

1. Đó là con người biết yêu cái đẹp thiết tha hưởng thụ cái đẹp: có thú chơi chữ rất thanh cao

– Chơi chữ là một loại hình nghệ thuật giàu tính tạo hình, là thú chơi tao nhã của trí thức phương Đông. Người viết chữ và người chơi chữ đều phải có học vấn và có tâm hồn.

– Quản ngục luôn ao ước có được chữ ông Huấn Cao.

– Đến khi có được ông huấn trong tay tì tìm đủ mọi cách biệt đãi, nhẫn nại đợi chờ để xin được chữ.

=> Biết trân trọng cái đẹp, đam mê cái đẹp đến tột cùng. Dẫu nhân vật này không sáng tạo ra cái đẹp, điều đó chứng tỏ trong con người đại diện pháp luật ấy luôn tiềm ẩn một tâm hồn nghệ sĩ.

2. Con người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

– Miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật: một dáng ngồi trầm ngâm, một mái tóc đỏ hoa râm, một khuôn mặt tư lự, có lúc bằng lặng kín đáo và êm nhẹ như ” mặt nước ao xuân” => tính cách dịu dàng và nhân hậu với tính cách này ngục quan đã đứng cao hơn hoàn cảnh của chính mình.

– Bản chất được bộc lộ rõ trong hành động và thái độ của nv này đối với kẻ tư lự:

+ Xót xa và tiếc nuối một người như Huấn Cao

+ Yêu chữ coi như là báu vật trên đời nhưng không có ý định dùng quyền thế để có được nó

+ Đặc biệt trong cuộc viếng thăm kẻ tử tù: đón nhận sự khinh bỉ, nhưng sau khi nghe câu trả lời thì chỉ lĩnh ý và lui ra. Nhưng hôm sau vẫn mang đầy đủ rượu thịt đến, duy chỉ có không bước chân vào buồng giam ông Huấn Cao

=> Ngục quan hoàn tòan quên đi chức vụ , chỉ một lòng ngưỡng mộ thần tượng Huấn Cao. Ngục quan hành kính trân trọng đấng “chọc trời quấy nước” và thừa hiểu thân phận mình và ông Huấn Cao khác xa nhau chỉ là … một tên lại giữ tù. Đúng như Nguyễn Tuân ca ngợi “một người biết kính mến khí phách, biết tiếc quý trọng người tài, không phải một kẻ xấu hay vô tình”. 

3. Ngục quan là con người có dũng khí

– Công khai ca ngợi tài Huấn Cao trong chốn lao tù

– Biệt đãi người tử tù

– Dám vào tận buồng giam thăm kẻ tử tù đứg đầu quân phản loạn mong mỏi được đáp ứng chu tất

– Dám xin chữ ông Huấn Cao ngay trong nhà ngục

=> Ngục quan biết rõ hơn ai hết những hành động của mình có thể dẫn đến sự trừng phạt nặng nề. Ở đây sở thích cao quý đã vượt lên trên nỗi sợ hãi

4. Nhân vật Ngục quan được thăng hoa trong cảnh cho chữ

– Chuẩn bị rất chu đáo kĩ lưỡng

– Lúc xin chữ khúm núm trước kẻ tử tù

– Lắng nghe lời di huấn của Huấn Cao

5. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

– Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt

– Thủ pháp đối lập của chủ nghĩa lãng mạn được sd rất hiệu quả

– Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Kết luận

Khẳng định lời ca ngợi của Nguyễn Tuân, ý nghĩa của nhân vật Ngục quan: thể hiện một quan niệm tiến bộ về con người và nghệ thuật, đã là con người phải biết yêu cái đẹp và quý trọng người tài, những con nười giàu thiên lương và khí phách. Cái đẹp đã nâng đỡ cái thiện chiến thắng cái ác

Chọn tập
Bình luận