DÀN Ý
I. Mở Bài: Giới thiệu vấn đề
II. Thân Bài:
* Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa:
– Có tài bẻ khóa vượt ngục:
+ Tài hoa của Huấn Cao được giới thiệu ngay từ đầu truyện qua lới đối thoại của Viên Quản Ngục (VQN) và thầy thơ lại
– Tài viết chữ Hán nhanh và đẹp:
+ Huấn Cao chưa xuất hiện nhưng được giới thiệu là “một người mà tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh và đẹp”.
* Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang:
– Không bao giờ chịu khuất phục trước đòn roi quyền lực:
+ Huấn cao là người văn võ đều có tài, có nghĩa khí.
+ Giận dữ, khinh bọn lính bằng hành động giũ rệp trên thanh rông.
+ Khinh bạc những trò tiểu nhân, không hạ thấp mình khi rơi vào tù.
+ Không cúi đầu trước quyền lực và tiền bạc.
+ Ung dung chờ ngày ra pháp trường, coi thường cái chết.
+ Trong cảnh cho chữ, con người ngang tàng ấy “ Cỗ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn say sưa sáng tạo cái đẹp.
– Thản nhiên nhận rượu thịt của VQN và coi đó là một thứ sinh bình vốn có.
– Khí phách lẫm liệt, thà chịu chết chứ không chịu nhục.
* Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng:
– Luôn yêu cái đẹp và bảo vệ cái đẹp đến cùng:
+ Huấn Cao có nhân cách cao cả, chữ chính là cái tâm của ông.
+ Trong cuộc đời của ông chỉ cho chữ 4 người: 3 người bạn thân và VQN.
– Không vì tiền bạc, quyền thế mà ép mình cho chữ:
+ Chữ là thứ quý nhất trên đời nhưng không vì thế mà ông đổi chữ lấy vàng bạc, quyền thế.
+ Ông hiểu tấm lòng và sở thích cao quý của VQN.
+ Xem quản ngục là tri kỉ và quyết định cho chữ.
– Ông yêu cái đẹp của cuộc sống và muốn người khác cũng phải có thiên lương:
+ Biết cân nhấc lẽ phải, đánh giá con người.
+ Nét chữ vuông vức, tươi tắn là tinh hoa của đời Huấn Cao, khiến viên quản ngục phải nghiện ngào vái lạy.
III. Kết Bài: Kết thúc vấn đề