Nguyễn tuân (1910 – 1987), một nhà văn lớn một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với tài viết truyện ngắn, ông đã có đóng góp không nhỏ cho nền văn học việt nam hiện đại và nói đến ông không thể quên đi tác phâm”vang bóng một thời”, một tác phẩm kết tinh cả những nét đẹp hoàn mĩ .trong cái xã hội xô bồ, phàm tục và đầy những ngõ tối, ngoài những con người tài hoa như cụ sáu, cụ ấm trong “ những chiếc ấm đất,như cụ kép làng mọc trong “hương cuội” ,ông huấn cao trong “chữ người tử tù”thì lồng vào đấy là hình ảnh của viên quản ngục hiện lên một cách thi vị “… một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loan xô bồ…”
“Ngừơi ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm,râu đã ngả màu, những đừơng nhăn nheo của bộ mặt tư lự” ,viên quản ngục với vẻ ngoài dễ nhìn đã trải qua một đêm thao thức khi có lệnh sắp nhận 6 tên tử tù trong đó có huấn cao_người đứng đầu bọn phản nghịch nhưng lại viết chữ rất đẹp. Với một người coi ngục với việc nhò như vậy cũng khiến tâm hồn ông ít nhiều xao động ghê gớm chứng tỏ phần nào cái tính cách khá dịu dàng khác hẳn với bao kẻ tàn nhẫn trong chốn đề lao.
Viên quản ngục thực chất không phải là hung thần với đôi tay vấy máu mà ông cũng là một nhà nho biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền.Ta thấy rõ điều đó trước ánh mắt ngưỡng mộ kín đáo hay qua sự biệt nhỡn đối với riênghc.Trứơc sự hách dịch xấc láo của bọn lính ngục ông chỉ nhẹ nhàng và nghiêm trang nhắc nhở.hình ảnh viên quản ngục với sự thuần khiết ở giữa đám cặn bã là bọn lính ác tâm tàn bạo tô thêm nét đẹp tâm hồn của ông.Bên cạnh đó giữa nơi ngục tù đen tối của bọn quan lại dành để giam cầm những người yêu dân yêu nước. chúng muốn giam cầm những người này với nhiều mục đích đen tối.trong nhà tù này hầu như chỉ giành cho bọn quan lại độc ác quyền uy mang địa vị của mình ra để uy hiếp người khác. vậy mà viên quản ngục thì khác ông không hề mang cái quyền đó ra để mà đánh đập hay nhục mạ tù nhân. Hành động biệt đãi hc Suốt nửa tháng trời, ngục quan bí mật sai viên thơ lại dâng rượu và đồ nhắm cho tử tù – Huấn Cao và các đồng chí của ông.đã phần nào thể hiện thái độ khâm phục trước tài năng trước cái đẹp theo từng nét chữ của ông hc. Viên quan có tâm hồn trong sáng thanh cao, biết trọng người tài và yêu cái đẹp.Với ước ao một ngày nào đó có thể đựơc chiêm ngưỡng, được gìn giữ, được cho một câu đối do ông hc viết, khát khao ấy bập bùng trong tâm hồn ông khiến ta ngỡ ngàng vì sao giữa nới gần như là địa ngục của tội ác lại vươn lên một tâm hồn thanh thoát và không để bao tội lỗi làm mờ đi cái ước mơ nhỏ nhoi đó.Một người quản ngục trong tay đầy uy quyền, chức tước, cuộc sống nhiều thuận lợi nhờ những xu nịnh, thuần phục triều đình thối nát, vậy mà trong cái hạnh phúc của viên quan 3ngục vẫn còn bị khiếm khuyết chưa trọn vẹn khi chưa có một lần được ngắm chữ ông huấn, được ông huấn cho câu đối mà treo như một báu vật trên đời.
Những lần tiếp cận huấn cao, viên quản ngục với sự chân thành và tình cảm yêu quí đặc biệt đối với người tử tù này “ta muốn biệt đãi ông huấn cao, ta muốn cho ông đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”
“vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết, tôi sẽ cố gắng chu tất”
Trong chốn đề lao họ là những kẻ đối nghịch nhau, một dám hy sinh cả cuộc đời cả tài hoa mà đứng ra đòi lại quyền lợi cho bá tánh muôn dân chịu nhìu lầm than, dám đấu tranh vì công lý, dám đứng lên đối đầu với triều đình thối nát, một người anh hùng khí phách và vẫn giữ đựơc phong thái khảng khái trong chốn lao tù u tối nhơ nhớt tội lỗi .Còn một người là kẻ nắm đầu cái công lý nơi u tối đó, quyền sinh tử con người nằm gọn trong lòng bàn tay, kẻ đại diện cho muôn vàn tội ác đã gieo rắc, hình ảnh nhữgn tên cai ngục là như thế nhưng thật may vẫn còn một tâm hồn thanh cao như ánh sao le lói giữa bọn tội đồ đó, một con người với bi kịch chọn nhằm nghề nhưng vẫn phải sống như thế chứ biết làm sao hơn như viên quản ngục là hình ảnh đối lập với hc trong tù.2 con người đối đầu nhau, buộc phải chiến đấu, buộc phải hy sinh một mất một còn, chẳng khác gì kẻ thù trong cuộc chiến vô nghĩa. Nhưng họ có một điểm chung, một tâm hồn yêu cái đẹp và mong gìn giũ nhữgn kết tinh của tài hoa con người, họ giống những người bạn tâm giao của nhau, những người cùng chung tấm lòng hướng về giá trị cao quí, những giá trị thẩm mĩ tươi đẹp.Sự đống cảm ấy như làn gió ấm xua bớt cô đơn khi giữa nơi này còn một người thấu hiểu, còn quí trọng tài hoa của một tên tử tù.
Có bao lần viên quản ngục suy nghĩ, đắn đo làm tthế nào xin được 2 câu đối mà treo như báu vật muôn đời.Bị khinh bạc bởi thái độ ngang tàng và khảng khái của Huấn Cao
“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là ngươi đừng đặt chân vào đây nữa” Nhưng không vì thế mà viên quản ngục nổi trận lôi đình vì tự ái lại đem cái quyền cao mà đè ép mà tỏ ra dữ tợn với hc, ngựơc lại nguyễn tuân lại làm cho xuất hiện trong viên quản ngục là sự bình tĩnh, không lấy gì làm thù hận torng lòng, tấm lòng bao dung biết trọng người tài ,rất bình tĩnh, không giở trò tiểu nhân thị oai, nhẫn nhục, lễ độ. Một tính cách khó mà tìm thấy ở những tên lính thường ngu ngốc và đầy bạo tàn ngoài kia.Thái độ lễ phép
“xin lĩnh ý”
Bên cạnh đó ông vẫn biệt đãi hc, có dấu chấm hỏi vì sao lại có sự hành động lạ thường như thế? Âu cũng vì ngữơng mộ tài năng của anh hùng lỡ sa cơ. Nể vì lí tưởng sống quá đỗi cao đẹp của hc, bái phục bởi khí tiết hiên ngang của một người bản lĩnh phi thường. Lòng viên quản ngục lúc nào cũng ẩn chứa một sự nể phục thầm kín về những gì mà cuộc đời ông hc đã làm được, vừa là người giỏi viết chữ đẹp lại còn giỏi võ nghệ mà lãnh đạo muôn dân dám chống lại những thế lực xấu xa to lớn. Một tên coi ngục nhưng tâm hồn của người nghệ sĩ, lắng đọng đâu đấy là những tiếng ngân xao động trước những điều vĩ đại thanh cao, trước cái giản đơn của hi vọng đơn sơ, trước nét đẹp thanh tú luôn bền vững với thời gian. Viên quản ngục là con người như thế, Khi xuất hiện chốn quan turờng thì nghiêm trang, ghê gớm không nể sợ nhưng lại bị khuất phục bởi điều nhỏ bé không ngờ “nhất sinh đê thủ bái mai hoa, không cúi đầu trước cường quyền, chỉ cúi đầu trước hoa mai, trước cái đẹp trong đời”
Giữa xã hội xô bồ, phàm tục này vẫn còn có 1 con người thiên lương, có tâm trọng người tài, trân trọng những nét đẹp sắp phai mờ, khôgn để những điều xấu xa làm vấy bẩn tâm hồn trong sạch.Dường như viên quản ngục giống như một đóa sen thơm phải mọc lên từ bùn lầy hôi tanh nhưng tâm hồn thì phảng phất mùi hương của sự lương thiện.
Ngày được cho chữ, ngày mà bao lâu nay ông đợi chờ hi vọng, trong khoảng khắc ấy tính cách của viên quan càng được rõ nét hơn qua cử chỉ vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” , con người đã tìm thấy lối đi về để thoát khỏi chốn ngục tù tâm hồn được xây dựng bởi sự lạnh lùng sắt đá, bởi cái tàn nhẫn, bởi những kẻ tội đồ. May mắn thay, ông chỉ là một kẻ chọn sai đường nhưng còn biết quay về hướng thiện.
Với thành công torng nghệ thuật miệu tả và xây dựng nhân vật, ngoại hình, tâm tư tình cảm đến cử chỉ hành động được miêu tả với tất cả sự chắt lọc của ngòi bút tài hoa, nguyễn tuân vẽ viên quản ngục như là dư âm của huấn cao, ông chính là người còn lưu giữ những giá trị tài hoa cuả huấn cao, là chiến thắng của huấn cao trên con đường đấu tranh vì lẽ phải, nhờ có khát khao của ông đã làm phô diễn thêm tài năng của huấn cao, tiếp thu được cái tinh thần bất khuất và anh hùng của Huấn cao