Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Bình giảng khổ thơ: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa/ Lòng quê dờn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Tràng giang – Huy Cận)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở bài

Khi tự hoạ về bức chân dung tinh thần của mình trong thơ Huy Cận từng viết:

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm

…………

Hay hồn chàng vẫn tủi nắng sầu mưa

Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi”

(Mai sau)

Mối “sầu” đặc trưng cho hồn thơ Huy Cận nỗi buồn sông núi của nhà thơ có lẽ đã được bộc lộ đầy đủ và tinh tế nhất qua tứ thơ “Tràng giang”, nhất là khổ thơ cuối khi nhà thơ một mình đối diện trước thiên nhiên trời rộng sông dài:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

II. Thân bài

1) Xuất xứ

“Tràng giang” là bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Lửa thiêng” (1940) của Huy Cận. Đó là một bài thơ được sống Hồng gợi tứ, là những rung động của nhà thơ trước thiên nhiên sông nước bao la vô tận nơi bến phà, chèm trong buổi chiều tà.

– Vị trí của khổ thơ:

Nếu cả bài thơ ‘Tràng giang” là hình tượng thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ hết sức độc đáo thì khổ cuối tiêu biểu cho nỗi “khắc khoải không gian” của nhà thơ khi đối diện trước không gian ấy. Cả bài thơ do sự thay đổi của phạm vi không gian, khi ở nơi lòng sông mặt nước ; lúc trên bờ trên bến, trên trời, nên đã kín đáo gợi lên hình tượng một con sóng lớn vỗ từ Tràng giang vào lòng người không lúc nào ngơi nghỉ. ở trên Huy Cận đã tìm kiếm dấu vết của sự sống con người qua âm thanh của tiếng làng xa, qua bến nhỏ cô liêu để rồi thất vọng khi thấy toàn cảnh Tràng giang “không cầu, không đò, không gì” gợi chút niềm thân mật thì đến khổ này cái nhìn của nhà thơ một lần nữa hướng về phía trời cao.

2) Bình giảng

– Lời thơ với hàng loạt các chất liệu quen thuộc “mây, núi, cánh chim, bóng chiều…” đã gợi nên một hình tượng không gian vô cùng cổ điển. ý vị cổ điển của lời thơ càng nổi bật hơn khi Huy Cận từng cho biết từ “đùn” ở dòng thơ này ông học được từ câu thơ trong bài “Thu hứng 1” của Đỗ Phủ:

“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

việc làm sống lại không khí của bài thơ cổ cùng với các hình ảnh “mây cao, núi bạc” thể hiện một thiên nhiên hết sức hùng vĩ lớn lao mang tầm vũ trụ. Các từ ‘lớp lớp” đứng ở đầu dòng thơ càng làm nổi bật hơn cảnh hùng vĩ trùng trùng điệp điệp tầng tầng lớp lớp của mây trời. Đó là một bầu trời vừa cao rộng vừa khoáng đạt trong hình ảnh “núi bạc” có vẻ đẹp của thiên nhiên màu trắng tinh khôi trong trẻo lấp lánh ánh sáng. Cả bài thơ tả cảnh thiên nhiên mà chỉ có ba tính từ tả màu sắc “xanh, vàng, bạc” đó là một thiên nhiên được cảm nhận ở tầm cao tầm xa, hết sức cổ điển. Khi tự bạch về dòng thơ đầu của khổ này Huy Cận từng cho biết : “Buổi chiều nhìn lên nền trời thấy những đám mây trắng cứ nối tiếp nhau đùn lên cao mãi tạo thành vô vàn những đỉnh núi bạc lấp lánh nên đã liên tưởng viết dòng thơ này. Từ một hình ảnh có thực nhà thơ đã khái quát chắt lọc thành một hình ảnh thơ rất tinh tế gợi cảm. Huy Cận đã phát hiện ra sự chuyển hoá độc đáo từ mây thành núi trên nền trời. Giác quan tâm hồn nhà thơ bộc lộ tất cả niềm say mê sự thích thú trước cảnh những đám mây đang chơi trò xếp núi. Sự vận động ấ ylàm nổi bật thêm một lần nữa cái tĩnh lặng vô cùng của nền trời, của cảnh thế giới.

-Dòng thơ tiếp theo thường được cảm nhận cắt nghĩa với nhiều cách hiểu khác nhau. Có người hiểu cả cánh chim lẫn bóng chiều là những thực thể vận động độc lập, không có quan hệ gì với nhau; có người lại hiểu giữa chúng có quan hệ nhân quả: chim nghiêng cánh nhỏ khiến bóng chiều sa xuống. Nhưng nếu hiểu như thế, cánh chim nhỏ bé kia bỗng trở nên lớn lao hùng vĩ quá, không hợp với thế giới nói riêng và thơ mới nói chung. Thực ra, trong nguyên văn của lời thơ, sau bốn chữ đầu Huy Cận có dùng dấu hai chấm tạo thành lối thơ giải thích cắt nghĩa mà vế trước tạo là hệ quả vế sau là nguyên nhân.: chim nghiêng cánh nhỏ vì bóng chiều sa xuống. “Bóng chiều” vốn là thực thể vô hình hư ảo mỏng mảnh nhẹ nhàng

“Bóng chiều dường có lại dường không” (Trần Nhân Tông)

bỗng trở nên cụ thể có hình khối có trọng lượng đè trĩu nên đôi cánh mỏng mảnh chỉ một chút bóng chiều sa xuống cũng khiến cánh chim nghiêng lệch đi. Lời thơ đã gợi nên rất chính xác cái nhỏ nhoi tội nghiệp cái trớ trêu bất lực mỏng mảnh của cánh chim, một sinh linh vô tội giữa trời chiều. Nó gợi nhớ những cánh chim lẻ loi nhỏ bé trong thơ Xuân Diệu :

“Chim nghe trời rộng giang thêm cánh”

(Thơ duyên)

hoặc trong lời thơ của Chế Lan Viên:

“Chao ôi thương nhớ !ôi thương nhớ

Một cánh chim thu lạc cuối ngàn”

(Điêu tàn)

-Hai chưc “nhớ nhà” ở cuối bài thơ kín đáo gợi lên hình ảnh một người lữ thứ xa nhà lẻ loi đang lặng lẽ dừng bước bên bờ Tràng giang, một mình đối diện trước trời rộng sông dài. Đó là hình tượng con người rất quen thuộc xuất hiện khá phổ biến trong thơ ca cổ điển. ý vị cổ điển của lời thơ còn được tô đậm thêm lần nữa bằng một tứ thơ Đường:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

Dịch:

“Chiều tối tự hỏi đâu là quê hương

Khói sóng trên sông khiến lòng người nổi mối u sầu

Nhưng Huy Cận không chỉ tiếp thu chịu ảnh hưởng của thơ Đường mà còn sáng tạo thêm thậm chí đối thoại với thơ Đường:

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Người xưa nhìn khói sóng mà nhớ nhà, Huy Cận nhớ nhà không cần đến khói hoàng hôn. Nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được khơi lên từ ngoại cảnh nỗi nhớ nhà của Huy Cận không phụ thuộc vào ngoại cảnh mà xuất phất từ tâm can, một nỗi nhớ đã làm tổ nơi tâm hồn thi sĩ. Nỗi nhớ nhà của Huy Cận sâu sắc hơn, mãnh liệt nồng nàn hơn. Nỗi nhớ ấy còn hiện hình ở nhà thơ Mới thành một cảm giác xúc giác, cảm giác da thịt rất cụ thể được diễn tả qua cặp từ “dợn dợn”. Cách nói ‘lòng quên dợn dợn”làm cho “lòng quê” mối tình quê vốn là tình cảm vô hình bỗng trở nên rất cụ thể như cũng đang vỗ sóng đang lan toả trên mặt đất. Dòng thơ này nếu bỏ hai chữ “lòng quê” thì lời thơ kín đáo gợi nhớ dòng thơ đầu ‘sóng gợn Tràng giang” bởi con nước cũng là “sóng”; “vợi” là xa, là Tràng giang; “dợn dợn” cũng là gợn chỉ có điều nếu ở dòng thơ đầu sóng nước khởi phát từ Tràng giang, từ ngoại cảnh thì ở dòng thơ cuối sóng nước lại khởi phát từ lòng người, từ nội tâm của nhà thơ. Chẳng thế mà Hoài Thanh nhận xét:”Cái buồn “Lửa thiêng” là cái buồn tỏ ra từ một hồn người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh…Huy Cận đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”

– Đối diện trước Tràng giang vô tận chỉ có thiên nhiên ngự trị, còn dấu vết sự sống con người thì quá đỗi nhỏ bé mỏng manh, bị chìm lấp đi, một thế giới “không cầu , không đò”, không dấu vết nào gợi chút niềm thân mật” nên nhà thơ càng cảm thấy lạc lõng bơ vơ. Chính cảm giác ấy đã thức tỉnh khát khao tình đời tình người khát khao hơi ấm của con người. Nó thôi thúc lòng quên trỗi dậy tìm chốn nương tựa quê hương chỗ tựa bền vững muôn thuở của con người khổ thơ vì vậy đằng sau nỗi nhớ nhà không chỉ là cảm giác bơ vơ lạc lõng của con người trước trời rộng sông dài mà còn kín đáo bộc lộ tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, bộc lộ niềm khát tình đời tình người hơi ấm của con người.

III.Kết bài

Khổ thơ không chỉ là những nét vẽ hoàn thiện bức tranh thiên nhiên Tràng giang mà còn kín đáo bộc lộ những nỗi niềm sâu kín của Huy Cận khi đối diện trước Tràng giang. Đó là nỗi khắc khoải không gian nỗi nhớ nhà sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong sáng tác của nhà thơ. Khổ thơ vì vậy là những dòng hấp dẫn nhất hàm xúc nhất của thế giới “bài thơ đã đạt đến trình độ cổ điển của một hồn thơ mới” (Xuân Diệu)

I. Mở bài

Khi tự hoạ về bức chân dung tinh thần của mình trong thơ Huy Cận từng viết:

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm

…………

Hay hồn chàng vẫn tủi nắng sầu mưa

Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi”

(Mai sau)

Mối “sầu” đặc trưng cho hồn thơ Huy Cận nỗi buồn sông núi của nhà thơ có lẽ đã được bộc lộ đầy đủ và tinh tế nhất qua tứ thơ “Tràng giang”, nhất là khổ thơ cuối khi nhà thơ một mình đối diện trước thiên nhiên trời rộng sông dài:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

II. Thân bài

1) Xuất xứ

“Tràng giang” là bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Lửa thiêng” (1940) của Huy Cận. Đó là một bài thơ được sống Hồng gợi tứ, là những rung động của nhà thơ trước thiên nhiên sông nước bao la vô tận nơi bến phà, chèm trong buổi chiều tà.

– Vị trí của khổ thơ:

Nếu cả bài thơ ‘Tràng giang” là hình tượng thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ hết sức độc đáo thì khổ cuối tiêu biểu cho nỗi “khắc khoải không gian” của nhà thơ khi đối diện trước không gian ấy. Cả bài thơ do sự thay đổi của phạm vi không gian, khi ở nơi lòng sông mặt nước ; lúc trên bờ trên bến, trên trời, nên đã kín đáo gợi lên hình tượng một con sóng lớn vỗ từ Tràng giang vào lòng người không lúc nào ngơi nghỉ. ở trên Huy Cận đã tìm kiếm dấu vết của sự sống con người qua âm thanh của tiếng làng xa, qua bến nhỏ cô liêu để rồi thất vọng khi thấy toàn cảnh Tràng giang “không cầu, không đò, không gì” gợi chút niềm thân mật thì đến khổ này cái nhìn của nhà thơ một lần nữa hướng về phía trời cao.

2) Bình giảng

– Lời thơ với hàng loạt các chất liệu quen thuộc “mây, núi, cánh chim, bóng chiều…” đã gợi nên một hình tượng không gian vô cùng cổ điển. ý vị cổ điển của lời thơ càng nổi bật hơn khi Huy Cận từng cho biết từ “đùn” ở dòng thơ này ông học được từ câu thơ trong bài “Thu hứng 1” của Đỗ Phủ:

“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

việc làm sống lại không khí của bài thơ cổ cùng với các hình ảnh “mây cao, núi bạc” thể hiện một thiên nhiên hết sức hùng vĩ lớn lao mang tầm vũ trụ. Các từ ‘lớp lớp” đứng ở đầu dòng thơ càng làm nổi bật hơn cảnh hùng vĩ trùng trùng điệp điệp tầng tầng lớp lớp của mây trời. Đó là một bầu trời vừa cao rộng vừa khoáng đạt trong hình ảnh “núi bạc” có vẻ đẹp của thiên nhiên màu trắng tinh khôi trong trẻo lấp lánh ánh sáng. Cả bài thơ tả cảnh thiên nhiên mà chỉ có ba tính từ tả màu sắc “xanh, vàng, bạc” đó là một thiên nhiên được cảm nhận ở tầm cao tầm xa, hết sức cổ điển. Khi tự bạch về dòng thơ đầu của khổ này Huy Cận từng cho biết : “Buổi chiều nhìn lên nền trời thấy những đám mây trắng cứ nối tiếp nhau đùn lên cao mãi tạo thành vô vàn những đỉnh núi bạc lấp lánh nên đã liên tưởng viết dòng thơ này. Từ một hình ảnh có thực nhà thơ đã khái quát chắt lọc thành một hình ảnh thơ rất tinh tế gợi cảm. Huy Cận đã phát hiện ra sự chuyển hoá độc đáo từ mây thành núi trên nền trời. Giác quan tâm hồn nhà thơ bộc lộ tất cả niềm say mê sự thích thú trước cảnh những đám mây đang chơi trò xếp núi. Sự vận động ấ ylàm nổi bật thêm một lần nữa cái tĩnh lặng vô cùng của nền trời, của cảnh thế giới.

-Dòng thơ tiếp theo thường được cảm nhận cắt nghĩa với nhiều cách hiểu khác nhau. Có người hiểu cả cánh chim lẫn bóng chiều là những thực thể vận động độc lập, không có quan hệ gì với nhau; có người lại hiểu giữa chúng có quan hệ nhân quả: chim nghiêng cánh nhỏ khiến bóng chiều sa xuống. Nhưng nếu hiểu như thế, cánh chim nhỏ bé kia bỗng trở nên lớn lao hùng vĩ quá, không hợp với thế giới nói riêng và thơ mới nói chung. Thực ra, trong nguyên văn của lời thơ, sau bốn chữ đầu Huy Cận có dùng dấu hai chấm tạo thành lối thơ giải thích cắt nghĩa mà vế trước tạo là hệ quả vế sau là nguyên nhân.: chim nghiêng cánh nhỏ vì bóng chiều sa xuống. “Bóng chiều” vốn là thực thể vô hình hư ảo mỏng mảnh nhẹ nhàng

“Bóng chiều dường có lại dường không” (Trần Nhân Tông)

bỗng trở nên cụ thể có hình khối có trọng lượng đè trĩu nên đôi cánh mỏng mảnh chỉ một chút bóng chiều sa xuống cũng khiến cánh chim nghiêng lệch đi. Lời thơ đã gợi nên rất chính xác cái nhỏ nhoi tội nghiệp cái trớ trêu bất lực mỏng mảnh của cánh chim, một sinh linh vô tội giữa trời chiều. Nó gợi nhớ những cánh chim lẻ loi nhỏ bé trong thơ Xuân Diệu :

“Chim nghe trời rộng giang thêm cánh”

(Thơ duyên)

hoặc trong lời thơ của Chế Lan Viên:

“Chao ôi thương nhớ !ôi thương nhớ

Một cánh chim thu lạc cuối ngàn”

(Điêu tàn)

-Hai chưc “nhớ nhà” ở cuối bài thơ kín đáo gợi lên hình ảnh một người lữ thứ xa nhà lẻ loi đang lặng lẽ dừng bước bên bờ Tràng giang, một mình đối diện trước trời rộng sông dài. Đó là hình tượng con người rất quen thuộc xuất hiện khá phổ biến trong thơ ca cổ điển. ý vị cổ điển của lời thơ còn được tô đậm thêm lần nữa bằng một tứ thơ Đường:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

Dịch:

“Chiều tối tự hỏi đâu là quê hương

Khói sóng trên sông khiến lòng người nổi mối u sầu

Nhưng Huy Cận không chỉ tiếp thu chịu ảnh hưởng của thơ Đường mà còn sáng tạo thêm thậm chí đối thoại với thơ Đường:

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Người xưa nhìn khói sóng mà nhớ nhà, Huy Cận nhớ nhà không cần đến khói hoàng hôn. Nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được khơi lên từ ngoại cảnh nỗi nhớ nhà của Huy Cận không phụ thuộc vào ngoại cảnh mà xuất phất từ tâm can, một nỗi nhớ đã làm tổ nơi tâm hồn thi sĩ. Nỗi nhớ nhà của Huy Cận sâu sắc hơn, mãnh liệt nồng nàn hơn. Nỗi nhớ ấy còn hiện hình ở nhà thơ Mới thành một cảm giác xúc giác, cảm giác da thịt rất cụ thể được diễn tả qua cặp từ “dợn dợn”. Cách nói ‘lòng quên dợn dợn”làm cho “lòng quê” mối tình quê vốn là tình cảm vô hình bỗng trở nên rất cụ thể như cũng đang vỗ sóng đang lan toả trên mặt đất. Dòng thơ này nếu bỏ hai chữ “lòng quê” thì lời thơ kín đáo gợi nhớ dòng thơ đầu ‘sóng gợn Tràng giang” bởi con nước cũng là “sóng”; “vợi” là xa, là Tràng giang; “dợn dợn” cũng là gợn chỉ có điều nếu ở dòng thơ đầu sóng nước khởi phát từ Tràng giang, từ ngoại cảnh thì ở dòng thơ cuối sóng nước lại khởi phát từ lòng người, từ nội tâm của nhà thơ. Chẳng thế mà Hoài Thanh nhận xét:”Cái buồn “Lửa thiêng” là cái buồn tỏ ra từ một hồn người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh…Huy Cận đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”

– Đối diện trước Tràng giang vô tận chỉ có thiên nhiên ngự trị, còn dấu vết sự sống con người thì quá đỗi nhỏ bé mỏng manh, bị chìm lấp đi, một thế giới “không cầu , không đò”, không dấu vết nào gợi chút niềm thân mật” nên nhà thơ càng cảm thấy lạc lõng bơ vơ. Chính cảm giác ấy đã thức tỉnh khát khao tình đời tình người khát khao hơi ấm của con người. Nó thôi thúc lòng quên trỗi dậy tìm chốn nương tựa quê hương chỗ tựa bền vững muôn thuở của con người khổ thơ vì vậy đằng sau nỗi nhớ nhà không chỉ là cảm giác bơ vơ lạc lõng của con người trước trời rộng sông dài mà còn kín đáo bộc lộ tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, bộc lộ niềm khát tình đời tình người hơi ấm của con người.

III.Kết bài

Khổ thơ không chỉ là những nét vẽ hoàn thiện bức tranh thiên nhiên Tràng giang mà còn kín đáo bộc lộ những nỗi niềm sâu kín của Huy Cận khi đối diện trước Tràng giang. Đó là nỗi khắc khoải không gian nỗi nhớ nhà sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong sáng tác của nhà thơ. Khổ thơ vì vậy là những dòng hấp dẫn nhất hàm xúc nhất của thế giới “bài thơ đã đạt đến trình độ cổ điển của một hồn thơ mới” (Xuân Diệu)

Chọn tập
Bình luận