Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Khổ 1: Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình và tâm trạng: Khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời.

+ Thôn vĩ: vẻ đẹp thơ mộng, xanh tươi gắn bó thân thuộc sâu nặng với Hàn Mặc Tử

+ Câu thơ mở đầu vừa như lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ vừa là lời tự vấn sao không về Vĩ Dạ hay cũng là lời mời gọi tha thiết 

→ Thôn Vĩ trở thành ẩn dụ cho cuộc đời tươi đẹp mà Hàn Mặc tử muốn trở về. Việc sử dụng thanh bằng 6/7 thể hiện sự bâng khuâng, tiếc nhớ cùng hoài niệm

+ Bức tranh thôn Vĩ buổi sớm mai

– Nắng hàng cau: Hàng cau thẳng tắp, cao vút là loài cây đầu tiên tiếp đón những tia nắng trong veo của ngày mới

– Nắng mới lên: Nắng đầu tiên của một ngày mới mẻ ấm áp. Không phải nắng ban mai hay nắng mai nhưu cách nói thông thường mà là nắng mới lên. Chữ “mới” tô đậm cái trong trẻo, tinh khiết của tia nắng đầu ngày. Thi nhân như đang theo chân nắng mớ mà về với vĩ Dạ.

→ Cách ngắt nhịp 1/3/3 gợi ra những bước chân nhe nhàng, chậm rãi ngắm nhìn vẻ đẹp thôn Vĩ

– Mướt: tính từ chỉ màu sắc xanh non tơ, óng ả tràn đầy sức sống thanh tân

– Cách ví von so sánh “xanh như ngọc” khiến khu vườn nơi Vĩ Dạ giống như một viên ngọc bích khổng lồ vừa thanh khiết vừa cao sang. Đó là một chốn “nước non thanh tú” của quê hương xứ sở

→ Khu vườn được sự chăm sóc kĩ càng bởi bàn tay khéo léo của con người thôn Vĩ

→ Cảm xúc của thi nhân ngạc nhiên, thích thú trước vẻ đẹp xanh non biếc dờn của Vĩ Dạ thôn

– Mặt chữ điền tạo nên một cấu trúc cân xứng hài hòa trong bức tranh thôn Vĩ mang vẻ đẹp phúc hậu, chất phác kín đáo, cũng có thể hiểu là khuôn mặt tự họa của Hàn Mặc Tử, là cuộc sống trở về trong tâm tưởng của nhà thơ: Khao khát chát bỏng, mãnh liệt của Hàn Mặc Tử muốn được trở về, hòa nhập, được giao cảm với cuộc đời

2. Khổ 2: 

– Gió, mây: (ngắt nhịp 4/3) câu thơ như bẻ làm đôi, ném gió mây về hai phía. Gió và mây vốn có mối quan hệ khăng khít “gió thổi mây bay” nhưng trong cái nhìn của thi sĩ, gió mây đang chia lìa, tan tác không gắn kết với nhau

– Dòng nước buồn thiu: (Nhân hóa) nỗi buồn trong tận đáy lòng thi nhân, nỗi buồn ấy lan tỏa, thấm vào cảnh dệt vào tình
– Bút pháp lấy động tả tĩnh : Trạng thái lay của hoa bắp không làm cho cảnh vật vui vẻ sinh động hơn, không đủ làm sống dậy những tươi vui của cảnh vật

→ Nỗi buồn của thi nhân giăng mắc khắp cảnh vật

– Hình ảnh dòng sông, con thuyền chan chứa ánh trăng → Không gian lãng mạn, thơ mộng huyền ảo

+ Trăng: biểu tượng quen thuộc của Hàn Mặc Tử→ là tri âm tri kỉ

+ Con thuyền trở trăng: nơi Hàn Mặc Tử gửi gắm khát vọng, mong muốn cháy bỏng

+ Kịp về tối nay: Khẩn trương, gấp gáp

→ Muốn nhanh chóng được trở về, hòa nhập trước khi lìa bỏ cõi đời

→ Một tâm thế sống được lên ngôi: Trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời

=> Chốt ý:

+ Cảnh vật đều nhuốm màu tâm trạng: Sự chia lìa

+ Nỗi buồn trở thành sự khắc khoải chờ mong 

3. Khổ 3

+ Mơ:

– Sự mộng tưởng không có thực

– Mơ khách đường xa ( 2 lần) mong muốn, hi vọng có người đến thăm

→ Không thành hiện thực : tuyệt vọng

+Áo em trắng quá nhìn không ra: Hình ảnh cô gái hiện lên không rõ ràng, càng cố gắng nắm bắt thì càng không thể

→ Nỗi buồn dâng lên đến đỉnh điểm

+ Ở đây: nơi Hàn Mặc Tử đang sống cô độc, nỗi đau bệnh tật và tuyệt vọng đối lập với ngoài kia ( thôn Vĩ) với cuộc sống tươi đẹp

+ Ai biết tình ai có đậm đà?

– Đại từ phiếm chỉ “ai” (4 lần) không xác định rõ ràng

– Câu hỏi khép lại bài thơ: Bộc lộ nỗi băn khoăn của thi sĩ, không biết tình cảm mọi người dành cho Hàn Mặc Tử còn đậm đà còn sâu sắc?

→ Hàn Mặc Tử vẫn khao khát được sống, được giao cảm, chia sẻ đau buồn

Đoạn thơ mỗi ngày một khắc khoải, điệp từ “khách đường xa” được lặp lại mang nỗi buồn mênh mang sâu lắng. Phải chăng đó là người khách mà nhà thơ hằng mong đợi thấp thỏm, nơi gửi gắm tình yêu, khát vọng. Nếu ở khổ thơ trước xứ Huế đẹp thơ mộng ở cấu trúc nhà vườn xinh xắn, ở hàng cao cao vút vươn mình đón ánh nắng ban mai, đẹp ở dòng sông Hương lặng lẽ yên bình trôi, ở dòng sông trăng lung linh huyền ảo thì đến với khổ thơ cuối, Huế hiện ra tha thiết duyên dáng trong hình ảnh cô gái áo trắng tinh khôi. Tuy nhiên trong hoàn cảnh của nhà thơ nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần đã khiến cho ý thức, cảm nhận về thời gian không gian trở nên nhạt dần, nhòe dần đi. Từ bức tranh rõ đến cả đường nét, màu sắc ánh sáng ở những khổ đầu thì bức tranh xứ Huế ở đây như đang tan dần vào cõi mộng. Từ “mơ” như khẳng định dưới cái nhìn của Hàn Mặc Tử hình ảnh xứ Huế chỉ còn là ảo ảnh. Cô gái Huế trong tà áo trắng sương khói nhạt nhòa, xứ Huế mộng mơ xứ Huế mơ mộng…tất cả như hòa tan trong nhau như thật khó xác định. Câu thơ cuối lại cháy lên một niềm khao khát cũng là nỗi băn khoăn day dứt trong câu hỏi tu từ “ Ai biết tình ai có đậm đà?”. Đại từ phiếm chỉ”ai” khiến độc giả trở nên mơ hồ, liệu đó có phải cô gái tác giả thầm thương hay là Hàn Mặc Tử, những người dân xứ Huế nơi thôn Đoài? Tuy nhiên vượt lên trên uẩn khúc của thế giới hư ảo, nỗi đau đớn tuyệt vọng đến tột cùng là chữ tình tha thiết sâu nặng. Đó là tất thảy những tình cảm đáng trân trọng của con người trong cuộc đời này. Từ láy “đậm đà” khép lại bài thơ, khép lại một cuộc đời, một mối tình để lại âm hưởng, dư ba trong lòng người đọc

Lưu ý

– Mở bài có thể dẫn từ phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử: L:à hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất phong trào thơ mới, thơ Hàn Mặc Tử là sự đan xen thanh khiết, trong sáng và những hình ảnh ma cuối cuồng loạn nhưng trực sâu trong thẳm tâm hồn lại cháy lên một khát vọng sống mãnh liệt, niềm khao khát giao cảm với cuộc đời tươi đẹp. Chính vì thế, trong sáng tác của Hàn Mặc Tử thấp thoáng vần thơ tươi tắn lấp lánh nhưng cũng đầy chua xót, tiêu biểu là Đây Thôn Vĩ Dạ

– Thân bài: Trước khi vào phân tích bài thơ, hãy nói qua về hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng sáng tác nhé

– Kết bài: Nêu lên những cảm nhận riêng biệt của mình về hồn thơ Hàn Mặc Tử và tác phẩm, khẳng định tên tuổi cũng như giá trị của tác phẩm nằm lòng dân tộc, trong kho tàng văn học nước nhà

1. Khổ 1: Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình và tâm trạng: Khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời.

+ Thôn vĩ: vẻ đẹp thơ mộng, xanh tươi gắn bó thân thuộc sâu nặng với Hàn Mặc Tử

+ Câu thơ mở đầu vừa như lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ vừa là lời tự vấn sao không về Vĩ Dạ hay cũng là lời mời gọi tha thiết 

→ Thôn Vĩ trở thành ẩn dụ cho cuộc đời tươi đẹp mà Hàn Mặc tử muốn trở về. Việc sử dụng thanh bằng 6/7 thể hiện sự bâng khuâng, tiếc nhớ cùng hoài niệm

+ Bức tranh thôn Vĩ buổi sớm mai

– Nắng hàng cau: Hàng cau thẳng tắp, cao vút là loài cây đầu tiên tiếp đón những tia nắng trong veo của ngày mới

– Nắng mới lên: Nắng đầu tiên của một ngày mới mẻ ấm áp. Không phải nắng ban mai hay nắng mai nhưu cách nói thông thường mà là nắng mới lên. Chữ “mới” tô đậm cái trong trẻo, tinh khiết của tia nắng đầu ngày. Thi nhân như đang theo chân nắng mớ mà về với vĩ Dạ.

→ Cách ngắt nhịp 1/3/3 gợi ra những bước chân nhe nhàng, chậm rãi ngắm nhìn vẻ đẹp thôn Vĩ

– Mướt: tính từ chỉ màu sắc xanh non tơ, óng ả tràn đầy sức sống thanh tân

– Cách ví von so sánh “xanh như ngọc” khiến khu vườn nơi Vĩ Dạ giống như một viên ngọc bích khổng lồ vừa thanh khiết vừa cao sang. Đó là một chốn “nước non thanh tú” của quê hương xứ sở

→ Khu vườn được sự chăm sóc kĩ càng bởi bàn tay khéo léo của con người thôn Vĩ

→ Cảm xúc của thi nhân ngạc nhiên, thích thú trước vẻ đẹp xanh non biếc dờn của Vĩ Dạ thôn

– Mặt chữ điền tạo nên một cấu trúc cân xứng hài hòa trong bức tranh thôn Vĩ mang vẻ đẹp phúc hậu, chất phác kín đáo, cũng có thể hiểu là khuôn mặt tự họa của Hàn Mặc Tử, là cuộc sống trở về trong tâm tưởng của nhà thơ: Khao khát chát bỏng, mãnh liệt của Hàn Mặc Tử muốn được trở về, hòa nhập, được giao cảm với cuộc đời

2. Khổ 2: 

– Gió, mây: (ngắt nhịp 4/3) câu thơ như bẻ làm đôi, ném gió mây về hai phía. Gió và mây vốn có mối quan hệ khăng khít “gió thổi mây bay” nhưng trong cái nhìn của thi sĩ, gió mây đang chia lìa, tan tác không gắn kết với nhau

– Dòng nước buồn thiu: (Nhân hóa) nỗi buồn trong tận đáy lòng thi nhân, nỗi buồn ấy lan tỏa, thấm vào cảnh dệt vào tình
– Bút pháp lấy động tả tĩnh : Trạng thái lay của hoa bắp không làm cho cảnh vật vui vẻ sinh động hơn, không đủ làm sống dậy những tươi vui của cảnh vật

→ Nỗi buồn của thi nhân giăng mắc khắp cảnh vật

– Hình ảnh dòng sông, con thuyền chan chứa ánh trăng → Không gian lãng mạn, thơ mộng huyền ảo

+ Trăng: biểu tượng quen thuộc của Hàn Mặc Tử→ là tri âm tri kỉ

+ Con thuyền trở trăng: nơi Hàn Mặc Tử gửi gắm khát vọng, mong muốn cháy bỏng

+ Kịp về tối nay: Khẩn trương, gấp gáp

→ Muốn nhanh chóng được trở về, hòa nhập trước khi lìa bỏ cõi đời

→ Một tâm thế sống được lên ngôi: Trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời

=> Chốt ý:

+ Cảnh vật đều nhuốm màu tâm trạng: Sự chia lìa

+ Nỗi buồn trở thành sự khắc khoải chờ mong 

3. Khổ 3

+ Mơ:

– Sự mộng tưởng không có thực

– Mơ khách đường xa ( 2 lần) mong muốn, hi vọng có người đến thăm

→ Không thành hiện thực : tuyệt vọng

+Áo em trắng quá nhìn không ra: Hình ảnh cô gái hiện lên không rõ ràng, càng cố gắng nắm bắt thì càng không thể

→ Nỗi buồn dâng lên đến đỉnh điểm

+ Ở đây: nơi Hàn Mặc Tử đang sống cô độc, nỗi đau bệnh tật và tuyệt vọng đối lập với ngoài kia ( thôn Vĩ) với cuộc sống tươi đẹp

+ Ai biết tình ai có đậm đà?

– Đại từ phiếm chỉ “ai” (4 lần) không xác định rõ ràng

– Câu hỏi khép lại bài thơ: Bộc lộ nỗi băn khoăn của thi sĩ, không biết tình cảm mọi người dành cho Hàn Mặc Tử còn đậm đà còn sâu sắc?

→ Hàn Mặc Tử vẫn khao khát được sống, được giao cảm, chia sẻ đau buồn

Đoạn thơ mỗi ngày một khắc khoải, điệp từ “khách đường xa” được lặp lại mang nỗi buồn mênh mang sâu lắng. Phải chăng đó là người khách mà nhà thơ hằng mong đợi thấp thỏm, nơi gửi gắm tình yêu, khát vọng. Nếu ở khổ thơ trước xứ Huế đẹp thơ mộng ở cấu trúc nhà vườn xinh xắn, ở hàng cao cao vút vươn mình đón ánh nắng ban mai, đẹp ở dòng sông Hương lặng lẽ yên bình trôi, ở dòng sông trăng lung linh huyền ảo thì đến với khổ thơ cuối, Huế hiện ra tha thiết duyên dáng trong hình ảnh cô gái áo trắng tinh khôi. Tuy nhiên trong hoàn cảnh của nhà thơ nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần đã khiến cho ý thức, cảm nhận về thời gian không gian trở nên nhạt dần, nhòe dần đi. Từ bức tranh rõ đến cả đường nét, màu sắc ánh sáng ở những khổ đầu thì bức tranh xứ Huế ở đây như đang tan dần vào cõi mộng. Từ “mơ” như khẳng định dưới cái nhìn của Hàn Mặc Tử hình ảnh xứ Huế chỉ còn là ảo ảnh. Cô gái Huế trong tà áo trắng sương khói nhạt nhòa, xứ Huế mộng mơ xứ Huế mơ mộng…tất cả như hòa tan trong nhau như thật khó xác định. Câu thơ cuối lại cháy lên một niềm khao khát cũng là nỗi băn khoăn day dứt trong câu hỏi tu từ “ Ai biết tình ai có đậm đà?”. Đại từ phiếm chỉ”ai” khiến độc giả trở nên mơ hồ, liệu đó có phải cô gái tác giả thầm thương hay là Hàn Mặc Tử, những người dân xứ Huế nơi thôn Đoài? Tuy nhiên vượt lên trên uẩn khúc của thế giới hư ảo, nỗi đau đớn tuyệt vọng đến tột cùng là chữ tình tha thiết sâu nặng. Đó là tất thảy những tình cảm đáng trân trọng của con người trong cuộc đời này. Từ láy “đậm đà” khép lại bài thơ, khép lại một cuộc đời, một mối tình để lại âm hưởng, dư ba trong lòng người đọc

Lưu ý

– Mở bài có thể dẫn từ phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử: L:à hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất phong trào thơ mới, thơ Hàn Mặc Tử là sự đan xen thanh khiết, trong sáng và những hình ảnh ma cuối cuồng loạn nhưng trực sâu trong thẳm tâm hồn lại cháy lên một khát vọng sống mãnh liệt, niềm khao khát giao cảm với cuộc đời tươi đẹp. Chính vì thế, trong sáng tác của Hàn Mặc Tử thấp thoáng vần thơ tươi tắn lấp lánh nhưng cũng đầy chua xót, tiêu biểu là Đây Thôn Vĩ Dạ

– Thân bài: Trước khi vào phân tích bài thơ, hãy nói qua về hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng sáng tác nhé

– Kết bài: Nêu lên những cảm nhận riêng biệt của mình về hồn thơ Hàn Mặc Tử và tác phẩm, khẳng định tên tuổi cũng như giá trị của tác phẩm nằm lòng dân tộc, trong kho tàng văn học nước nhà

Chọn tập
Bình luận