Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm “học đi đôi với hành”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trước tiên ta cần hiểu rõ thế nào là “học đi đôi với hành”? “Học” ở đây là học lý thuyết – những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. “Hành” là thực hành, ứng dụng lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ dàng nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa “học” & “hành”: “học” mà không “hành” thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết – những lý thuyết suông không hữu dụng. Ngược lại, “hành” mà không “học” thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu quả – không khéo còn trở thành những kẻ phá họai ngu dốt. Giữa “học” & “hành” là mũi tên hai chiều mà khi mất đi một chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. 

Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đấy là do thói quen học vẹt, qua loa như “cưỡi ngựa xem hoa”, học chỉ để có bằng cấp về khoe xóm làng. Học phải đúng cách thì mới có thể kết hợp với “hành” để đạt hiệu quả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế. Điểm số là phương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ không phải là thước đo chỉ số IQ, quuyết định sự thông minh của mỗi người. “Thành công là nhờ chín phần chăm chỉ, một phần thông minh” một người dù thông minh cách mấy mà không chịu trau dồi kiến thức thì cũng như những kẻ vô học không có ích. không có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Thật nực cười cho những kẻ giấu dốt, ôm cái ngu về nhà mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ bất cứ nơi nào: học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô kiến thức phổ thông…Xấu hổ thay cho những kẻ “thùng rỗng kêu to”, vỗ ngực tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ!

Giỏi lý thuyết không vẫn chưa đủ. Nếu không ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống thì chẳng phải ta đã học một cách vô ích? không phải tự nhiên mà một chiếc máy bay có thể bay được. Đó là kết quả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ không nhục chí, “thất bại là mẹ thành công”. Sau khi thất bại, không nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi “tại sao mình thất bại ?” để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười! Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả một đọan đường dài, không phải cứ giỏi lý thuyết là làm được tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng, nhìn thì rất êm nhưng muốn đi được trên đó, ta phải trả bằng máu. Đôi khi qua thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với học sinh chúng ta, bài tập về nhà là một cách kiểm tra lại kiến thức đã học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ hòan tất bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng một tương lai tươi sáng cho riêng mình

Trước tiên ta cần hiểu rõ thế nào là “học đi đôi với hành”? “Học” ở đây là học lý thuyết – những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. “Hành” là thực hành, ứng dụng lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ dàng nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa “học” & “hành”: “học” mà không “hành” thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết – những lý thuyết suông không hữu dụng. Ngược lại, “hành” mà không “học” thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu quả – không khéo còn trở thành những kẻ phá họai ngu dốt. Giữa “học” & “hành” là mũi tên hai chiều mà khi mất đi một chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. 

Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đấy là do thói quen học vẹt, qua loa như “cưỡi ngựa xem hoa”, học chỉ để có bằng cấp về khoe xóm làng. Học phải đúng cách thì mới có thể kết hợp với “hành” để đạt hiệu quả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế. Điểm số là phương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ không phải là thước đo chỉ số IQ, quuyết định sự thông minh của mỗi người. “Thành công là nhờ chín phần chăm chỉ, một phần thông minh” một người dù thông minh cách mấy mà không chịu trau dồi kiến thức thì cũng như những kẻ vô học không có ích. không có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Thật nực cười cho những kẻ giấu dốt, ôm cái ngu về nhà mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ bất cứ nơi nào: học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô kiến thức phổ thông…Xấu hổ thay cho những kẻ “thùng rỗng kêu to”, vỗ ngực tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ!

Giỏi lý thuyết không vẫn chưa đủ. Nếu không ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống thì chẳng phải ta đã học một cách vô ích? không phải tự nhiên mà một chiếc máy bay có thể bay được. Đó là kết quả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ không nhục chí, “thất bại là mẹ thành công”. Sau khi thất bại, không nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi “tại sao mình thất bại ?” để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười! Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả một đọan đường dài, không phải cứ giỏi lý thuyết là làm được tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng, nhìn thì rất êm nhưng muốn đi được trên đó, ta phải trả bằng máu. Đôi khi qua thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với học sinh chúng ta, bài tập về nhà là một cách kiểm tra lại kiến thức đã học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ hòan tất bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng một tương lai tươi sáng cho riêng mình

Chọn tập
Bình luận