Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Vì sao nói Tràng Giang là một bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa Thiêng. Cảm xúc thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước… Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thơ mang vẻ đẹp hòa quyện giữ cổ điển và hiện đại, đồng thời bộc lộ cái tôi cô đơn, cái tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.

Tựa đề của bài “Tràng Giang” xuất phát từ nghĩa Hán -Việt. “Tràng” là dài, “Giang” là sông, kết hợp lại “Tràng Giang” mang nghĩa là “Sông Dài”. Nhưng tại sao nhà thơ lại không đặt nhan đề của bài là “Sông Dài” mà lại lấy là “Tràng Giang”. Bởi lẽ “Tràng Giang” mang một sắc thái cổ kính, trang nhã, vần “ang” gợi nên sự mênh mang, bát ngát của sóng nước, còn là nỗi niềm của nhà thơ cũng mênh mang, vô định. Hai từ “Tràng Giang” như cho ta một nét buồn man mác, mang màu sắc cổ điển. “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã toát lên không chỉ là cảnh mà còn là tình. Cảnh “trời rộng sông dài” còn tình người “bâng khuâng”. Bên cạnh đó, câu đề từ cũng gợi ra nét nhạc chủ âm cho bài thơ. Nét đẹp cổ điển của Tràng giang hiện lên qua những hình ảnh thiên nhiên hung vĩ nhưng lại mang nỗi buồn da diết: “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”. Một hình ảnh đẹp đẽ của sóng gợn nhưng từ ngữ “buồn điệp điệp” ở cuối câu thơ đã làm cho ta một cảm nhận về nỗi buồn dạt dào. Hình ảnh: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” vẽ lên vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ, hung vĩ, nhưng cũng không làm trôi đi nỗi sầu. Câu thơ cuối bài: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của nhà thơ Thôi Hiệu thời Đường, được nhà thơ Tản Đà dịch: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Qua đó nói lên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn đau trăn trở và them da diết, ý thơ thêm sâu, tình thơ thêm lặng.

Cùng với nét đẹp cổ diển, vẻ đẹp hiện đại trong Tràng Giang cũng được nhà thơ thể hiện rất đặc sắc với bút pháp nghệ thuật điêu luyện. Những hình ảnh thơ rất bình dị, rất đời thường tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa: “ Con thuyền xuôi mái nước song song” đã tô đậm sự lẻ loi, đồng thời là sự chia li, là sự ám ảnh về những kiếp người lênh đênh, lạc loài: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Hình ảnh thơ: “Lơ thơ cồn nhỏ – Đâu tiếng làng xa – nắng xuống trời lên – Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, là không gian được mở rộng và đẩy cao hơn, cảnh vật càng thêm vắng lặng, nhà thơ lắng nghe âm thanh cuộc sống nhưng chỉ cảm nhận được đây chính là tiếng dội hoang vắng của cõi long. Tác giả khẳng định sự có mặt của con người nhưng chỉ là để phủ nhận nó, chỉ còn thiên nhiên đẹp, cô quạnh. Hình ảnh: “bèo dạt về đâu – Mênh mông không một chuyến dò ngang” đã khắc sâu nõi buồn về sự li tán, tan tác. “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” biểu tượng cho cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời ảm đạm, không có niềm vui. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ với tất cả những hình ảnh dường như vô nghĩa lí ấy đã tạo cho “Tràng Giang” một cái tính không bao giờ tắt trong bức tranh thiên nhiên mịt mờ, ảm đạm, đẹp nhưng quá đõi buồn tẻ.

Sự kết hợp của hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã tạo nên một “Tràng Giang” cao đẹp, rộng lớn, mênh mang, hùng vĩ. Qua đó, Huy Cận đã bộc lộ nõi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên hoang sơ nhưng thấm đượm tình người và lòng yêu nước thầm lặng, da diết..

“Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa Thiêng. Cảm xúc thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước… Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thơ mang vẻ đẹp hòa quyện giữ cổ điển và hiện đại, đồng thời bộc lộ cái tôi cô đơn, cái tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.

Tựa đề của bài “Tràng Giang” xuất phát từ nghĩa Hán -Việt. “Tràng” là dài, “Giang” là sông, kết hợp lại “Tràng Giang” mang nghĩa là “Sông Dài”. Nhưng tại sao nhà thơ lại không đặt nhan đề của bài là “Sông Dài” mà lại lấy là “Tràng Giang”. Bởi lẽ “Tràng Giang” mang một sắc thái cổ kính, trang nhã, vần “ang” gợi nên sự mênh mang, bát ngát của sóng nước, còn là nỗi niềm của nhà thơ cũng mênh mang, vô định. Hai từ “Tràng Giang” như cho ta một nét buồn man mác, mang màu sắc cổ điển. “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã toát lên không chỉ là cảnh mà còn là tình. Cảnh “trời rộng sông dài” còn tình người “bâng khuâng”. Bên cạnh đó, câu đề từ cũng gợi ra nét nhạc chủ âm cho bài thơ. Nét đẹp cổ điển của Tràng giang hiện lên qua những hình ảnh thiên nhiên hung vĩ nhưng lại mang nỗi buồn da diết: “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”. Một hình ảnh đẹp đẽ của sóng gợn nhưng từ ngữ “buồn điệp điệp” ở cuối câu thơ đã làm cho ta một cảm nhận về nỗi buồn dạt dào. Hình ảnh: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” vẽ lên vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ, hung vĩ, nhưng cũng không làm trôi đi nỗi sầu. Câu thơ cuối bài: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của nhà thơ Thôi Hiệu thời Đường, được nhà thơ Tản Đà dịch: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Qua đó nói lên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn đau trăn trở và them da diết, ý thơ thêm sâu, tình thơ thêm lặng.

Cùng với nét đẹp cổ diển, vẻ đẹp hiện đại trong Tràng Giang cũng được nhà thơ thể hiện rất đặc sắc với bút pháp nghệ thuật điêu luyện. Những hình ảnh thơ rất bình dị, rất đời thường tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa: “ Con thuyền xuôi mái nước song song” đã tô đậm sự lẻ loi, đồng thời là sự chia li, là sự ám ảnh về những kiếp người lênh đênh, lạc loài: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Hình ảnh thơ: “Lơ thơ cồn nhỏ – Đâu tiếng làng xa – nắng xuống trời lên – Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, là không gian được mở rộng và đẩy cao hơn, cảnh vật càng thêm vắng lặng, nhà thơ lắng nghe âm thanh cuộc sống nhưng chỉ cảm nhận được đây chính là tiếng dội hoang vắng của cõi long. Tác giả khẳng định sự có mặt của con người nhưng chỉ là để phủ nhận nó, chỉ còn thiên nhiên đẹp, cô quạnh. Hình ảnh: “bèo dạt về đâu – Mênh mông không một chuyến dò ngang” đã khắc sâu nõi buồn về sự li tán, tan tác. “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” biểu tượng cho cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời ảm đạm, không có niềm vui. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ với tất cả những hình ảnh dường như vô nghĩa lí ấy đã tạo cho “Tràng Giang” một cái tính không bao giờ tắt trong bức tranh thiên nhiên mịt mờ, ảm đạm, đẹp nhưng quá đõi buồn tẻ.

Sự kết hợp của hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã tạo nên một “Tràng Giang” cao đẹp, rộng lớn, mênh mang, hùng vĩ. Qua đó, Huy Cận đã bộc lộ nõi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên hoang sơ nhưng thấm đượm tình người và lòng yêu nước thầm lặng, da diết..

Chọn tập
Bình luận