Ý chính trong bài:
Hai bài thơ tình nổi tiếng kia đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tình yêu đôi lứa, mỗi bài lại mang một đặc trưng riêng:
“Tôi yêu em” của Puskin giống như lời giãi bày của một chàng trai trẻ, anh tha thiết yêu, đến mức thậm chí không cần được đáp lại tình yêu:
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
(dịch: Tôi yêu em, tình yêu có lẽ, còn chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi” )
nhưng chàng trai “Không để em bận lòng hơn nữa/ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.
Có thể nói, đây là một thứ tình yêu hết sức lí tưởng ( chị thấy hơi siêu thực một tí nhưng mà vẫn hay ), cùng với những biểu hiện thường thấy trong tình yêu được đề cập đến rất chính xác : “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen” vậy cái đáng nói, nét đặc trưng của bài thơ là ở đâu, theo chị, nó nằm ở câu cuối cùng:
“Tôi yêu em chân thành, đằm thắm
Cầu cho em được nguời tình như tôi đã yêu em”
Câu thơ dịch này được đánh giá là hay hơn nguyên tác, nó giống như một sự “tri âm” của người dịch với tác giả, hãy so sánh với nguyên tác : ” Cầu cho em được người khác yêu”. Dễ thấy lời thơ trong bản dịch hay hơn về ý nghĩa, nó ca ngợi một tình yêu lí tưởng ở sự “hy sinh” cao thượng ! Tuy có tình cảm thiết tha sâu đậm với cô gái nhưng chàng trai quyết định chấp nhận giữ trong mình tình cảm đơn phương đó mà không đòi hỏi điều gì, thậm chí còn cầu chúc cho cô có hạnh phúc riêng!
Bài thơ tình số “28” của Tagor thì ca ngợi tình yêu đẹp, gần như hoàn hảo, nếu như lời thơ trong ” Tôi yêu em” của Puskin rất chân thành giản dị thì ngược lại, từng câu từng chữ ở đây đều được Tagor “chăm sóc” kĩ càng, rất mượt mà bóng bẩy. Từng cung bậc của tình yêu cũng được thể hiện rất xuất sắc, giàu hình tượng và đầy sức gợi. Nét nổi bật nhất trong “28” là nhà thơ đã diễn tả cái khao khát tìm hiểu trong tình yêu như một biểu hiện nổi bật , sống động và rất đặc trưng
“Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em như muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”
(~~> bài này chẳng có lí do gì để không xếp vào hàng thơ tình hay nhất thế giới, lời lẽ ngôn từ thế cơ mà, nhỉ
Tóm lại, “hy sinh cao thượng “là nét nổi bật của bài một, “khao khát tìm hiểu” là đặc trưng của bài thứ hai !Nếu bài đầu tư tưởng chủ đề tập trung ở câu cuối thì bài hai lại ở câu đầu