DÀN Ý
1. Cần có chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông dài hạn, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Không phải cứ tắc đâu mở đấy, tắc đấy thì mở đâu. Cần có những tính toán, dự báo sự tăng trưởng của phương tiện giao thông cá nhân.
2. Cần có thanh tra liên ngành đối với các công trình giao thông, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
3. Kiểm tra và loại bỏ những phương tiện quá hạn hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn để tham gia giao thông.
4. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, xây dựng và tuyên truyền người dân tích cực tham gia các phương tiện giao thông công cộng. Không quảng cáo xe máy trên các phương tiện thông tin đại chúng, không phát triển ngành công nghiệp xe máy. Trên thế giới không có nước nào phát triển ngành này nữa, con số 70-80% tai nạn gắn với xe máy là tiếng còi báo động cho ngành này.
5. Nâng mức xử phạt khi vi phạm Luật giao thông, không thể giảm bớt tai nạn khi lỗi vượt đèn đỏ chỉ bị phạt 100.000 đồng. Cần tăng mức phạt gấp 10-20 lần.
6. Kêu gọi người dân khi tham gia giao thông hãy tôn trọng nhau và tôn trọng Luật giao thông. Mọi người nếu ai đã từng học lý thuyết trò chơi thì hiểu tại sao giao thông chúng ta thường ách tắc. Nếu bạn vượt đèn đỏ thì người khác cũng có thể làm như bạn ở chiều ngược với bạn. Có nghĩa là chúng ta cùng vi phạm, cùng làm giảm tốc độ và kìm hãm nhau. Nếu tất cả chúng ta đều không vượt đèn đỏ, thấy đèn vàng thì đi chậm và dừng lại, thì trật tự giao thông sẽ ổn thỏa, thời gian trên đường rút ngắn đi, tai nạn giảm và chúng ta đều là người chiến thắng.
7. Về lâu dài, hãy dạy trẻ em biết, hiểu và tôn trọng Luật giao thông. Đây cũng có thể là giải pháp có tác dụng ngay, khi người lớn phải học tập trẻ em khi tham gia giao thông.
Có một điểm mấu chốt để hạn chế tai nạn giao thông trong tương lai: hãy nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà xã hội học đã nhận xét rất đúng là: muốn biết chất lượng của ngành giáo dục, hãy ra ngoài đường là biết