DÀN Ý
I/ Mở bài
– Nêu vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống con người.
– Giới thiệu câu nói của Herriot .
II/ Thân bài
1/ Khái niệm về văn hóa :
– Theo từ điển Hán- Việt , “văn” là vẻ đẹp , “hóa” là biến đổi theo chiều hướng tốt hơn.
– “Văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất,tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua lao động thực tiễn trong sự tương tác của môi trường tự nhiên và xã hội của mình” ( Trần Ngọc Thêm). Theo đó, văn hóa bao hàm hai giá trị chính:
+ Văn hóa vật chất (vật thể )
+ Văn hóa tinh thần (phi vật thể)
2/ “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết”:
– Khẳng định giá trị và chức năng của văn hóa, cả văn hóa tri thức lẫn văn hóa tinh thần.Văn hóa có sức bền vững, lan tỏa, trường tồn lâu dài và bền bỉ qua thời gian. Nó luôn là điều cốt lõi trong trong trí óc và suy nghĩ của con người. (dẫn chứng…)
– Văn hóa là yếu tố đầu tiên, cơ bản và tối quan trọng trong việc hình thành nên phương diện tinh thần của con người, là thứ duy nhất ở lại với con người trên bước đường tương lai. (dẫn chứng…)
– Con người có thể đánh mất nhiều thứ nhưng còn văn hóa thì vẫn còn hi vọng. Có văn hóa, con người có thể dễ dàng tìm lại những thứ đã đánh mất, nhưng nếu mất luôn văn hóa thì có nghĩa là mất hết.
3/ “Văn hóa chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả”:
– Cho dù người ta được học rất nhiều điều trong cuộc sống, nhưng vốn văn hóa tri thức và tinh thần của nhân loại luôn là điều con người thiếu hụt và chắc chắn là không bao gìơ học hết được.
– Trong thực tế, có những người có trình độ cao chưa hẳn là những người có văn hóa.
Nhắc nhở con người về hành trình hoàn thiện văn hóa cũng là cách hoàn thiện về nhân cách của mình.
4/ Ý nghĩa của câu nói :
– Khẳng định giá trị to lớn và vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển của nhân loại.
– Đặt ra những suy nghĩ mới về cách học tập và rèn luyện. Bác bỏ quan niệm trau dồi văn hóa một cách thụ động, khô khan và khẳng định quan niệm chủ động học tập và rèn luyện văn hóa.
Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, đặc biệt là với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường là: học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ học vấn và hoàn thiện nhân cách. Có thể học trong sách vở, nhưng không đánh mất sự chủ động tích cực của người học.
III/ Kết bài
– Đánh giá một con người thông qua trình độ văn hóa của họ, người có văn hóa là người có tri thức và nhân cách.
– Bản thân mỗi người phải tìm ra cho mình một cách học tập để trau dồi và tích lũy vốn văn hóa cho riêng mình và cho xã hội.