Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nhan đề bài thơ “Tràng giang” gợi lên ở anh (chị) những suy nghĩ gì? Hãy bình giảng lời đề từ và khổ thơ mở đầu của bài thơ

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I.Mở bài

Nếu Xuân Diệu là nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian. Những rung cảm mãnh liệt và tinh tế của hồn thơ Huy Cận trước không gian trời rộng sông dài lúc chiều tà đã hoá thân thành bài thơ “Tràng giang” độc đáo – “một bài thơ đã đạt đến trình độ cổ điển của một hồn thơ mới”(Xuân Diệu). Bài thơ có một nhan đề và một lời để từ giàu ý nghĩa đồng thời bộc lộ những cảm nhận đặc biệt tinh tế trước thiên nhiên ngay từ khổ thơ đầu.

II.Thân bài

1) Xuất xứ

“Tràng giang” là bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Lửa thiêng” (1940) của Huy Cận. Đó là một bài thơ được sống Hồng gợi tứ, là những rung động của nhà thơ trước thiên nhiên sông nước bao la vô tận nơi bến phà, chèm trong buổi chiều tà.

2) Giải thích ý nghĩa nhan đề

Nhan đề của các tác phẩm văn học nhiều khi bao quát được những nội dung tư tưởng chủ đạo, những hình tượng nổi bật của nhà thơ. Huy Cận cũng đã chọn cho thi phẩm của mình một nhan đề rất thích đáng. “Tràng giang” cũng chính là ‘trường giang” có nghĩa là sông dài. Nhưng nhà thơ không viết “trường giang” mà viết “tràng giang” tạo nên phép điệp âm “ang”, một âm mở, và nhờ vậy còn gợi lên hình ảnh một con sông lớn, sông rộng. “Tràng giang” lại là một từ Hán Việt cổ điển nên cũng kín đáo gợi hình ảnh con sông cổ kính lâu đời ( dòng “tràng giang” vì vậy không chỉ có chiều dài rộng địa lí mà còn có chiều sâu của thời gian, của lịch sử. đó là con sông như đã chảy từ ngàn xưa, đã trầm tích vào trong mình chiều sâu của hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hoá, và dường như đã chảy qua bao áng cổ thi:

“Duy kiến Trường giang thiên tế lưu”

(Lý Bạch)

(Dòng tràng giang chảy ngang qua bầu trời)

(Con sông vì vậy trở nên dài hơn rộng hơn mênh mang hơn xa xôi vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng của người đọc. Nhan đề “tràng giang” vì vậy đã gợi lên một hiện tượng không gian độc đáo, không gian lớn lao có tầm vũ trụ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

3) Ý nghĩa của nhan đề càng được tô đậm hơn qua lời đề từ của tác phẩm: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

Câu thơ được rút trong bài thơ “nhớ hờ’ từ tập lửa thiêng. Các hình ảnh “trời rộng sông dài” gợi những phạm vi không gian khác nhau từ cao đến thấp; xa đến gần một không gian lớn lao mênh mang có tầm vũ trụ. Hình tượng không gian này còn trở lại nhiều lần trong bài thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Nếu ‘bâng khuâng” là cảm giác xao xuyến trống trải của con người khi đối diện trước không gian mênh mông rộng lớn thì “nhớ” lại là niềm hoài niệm của con người về điều gì đó đã khuất xa trong thời gian trong không gian. Cả dòng thơ đã bộc lộ thành thực nỗi niệm tâm trạng con người khi đối diện trước thời gian, không gian, bộc lộ nỗi khắc khoải không gian của hồn thơ Huy Cận : “Huy Cận dường như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian” (Xuân Diệu)

4) Bình giảng

“Tràng giang” mở ra bằng hiện tượng dòng sông mặt nước. Bản thân từ tràng giang đã gợi một không gian dài rộng mênh mông có phần cổ kính một không gian lớn lao mang tầm vũ trụ. Hình ảnh “sóng gợn Tràng giang “gợi sự vận động hết sức nhỏ bé nhẹ nhàng của sóng và vì vậy càng làm nổi bật cái mênh mang cái tĩnh lặng vô cùng của nền cảnh Tràng giang. Huy Cận đã khéo léo sử dụng thủ pháp dùng động nói tĩnh; dùng cái nhỏ bé diễn tả cái lớn lao vốn rất phổ biến trong thơ xưa. Dòng thơ đầu có khi được hiểu như một hình ảnh so sánh giữa cảnh “sóng gợn Tràng giang” triền miên vô hạn với nỗi buồn điệp điệp của lòng người. Nó kín đáo gợi nhớ một câu ca dao cổ:

“Qua cầu ngả nón trông cầu

Sóng bao nhiều gợn, dạ em sầu bấy nhiêu”

Nhưng có lẽ ở dòng thơ của Huy Cận bốn chữ đầu tả cảnh của mình trước sau tả tình nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của mình trước cảnh Tràng giang sóng gợn. Cặp từ láy “điệp điệp” vừa khiến nỗi buồn trở nên cụ thể hơn vừa làm cho nó như chồng chất lên nhau nối tiếp nhau không dứt. Nỗi buồn này chưa qua nỗi buồn khác đã vỗ về. Đó là một nỗi buồn triền miên vô hạn như chính sóng nước Tràng giang. Có thể nói ngay dòng thơ đầu Huy Cận đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của mình khi đối diện trước cảnh vật, trước không gian.

Trên nền Tràng giang nổi bật lên hình ảnh con thuyền đơn độc lẻ loi. Hình ảnh con thuyền xuôi mái có khi được hiểu là con thuyền xuôi mái chèo mát mái lướt đi ung dung thanh thản trước Tràng giang. Nhưng có lẽ hiểu là hình ảnh con thuyền buông xuôi mái chèo bởi như thế sẽ hợp hơn với một dòng Tràng giang toàn những “củi trôi, bèo dạt” toàn những vận động vô hướng vô định. Có người hiểu “nước song song” là hình ảnh có ý nghĩa đối thanh đối ý với “buồn điệp điệp” ở dòng trên, có người lại cảm nhận đó là hai vệt nước vẽ ra từ đuôi con thuyền xuôi mái. Nhưng có lẽ cả dòng thơ này diễn tả thế song song sóng đôi hài hoà giữa thuyền và nước; diễn tả mối quan hệ vững bền muôn thuở của thiên nhiên.

Đến dòng thơ sau thế cân bằng mỏng manh giữa thuyền và nước: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”. dòng thơ có khi được ngắt nhịp 2/5 và có khi được hiểu là mối sầu của nước khi thuyền về. Nhưng trong tương quan nội tại của lời thơ, cách ngắt nhịp 2/2/3 tỏ ra hợp lí hơn và “sầu trăm ngả” là mối sầu của lòng người. Lời thơ khéo léo sử dụng phép tiểu đối : “Thuyền về – nước lại” diễn tả sự chia ly giữa thuyền và nước. Hai động từ trái hướng: “về – lại” như đã xé thuyền và nước đã tồn tại rất mong manh, đã lùi vào quá khứ, “thuyền – nước” vốn là những thực thể không thể tách rời nhau nên sóng đôi thì hài hoà tách xa là có nỗi niềm mà chia ly là nghịch cảnh (Huy Cận đã đã cảm nhận sự chia ly giữa “thuyền – nước “ như một điều trái quy luật tự nhiên. Cách cảm nhận ấy như khiến cho nỗi buồn trở nên thấm thía sâu sắc hơn, và nỗi buồn ‘điệp điệp” ở trên đã trở thành mối sầu trăm ngả”. Huy Cận là người thường hiện thực hoá những tâm tư tình cảm của con người trong những phạm vi không gian. Mối sầu vốn vô hình không thể cảm nhận bằng mắt thường nhưng khi được đặt trong không gian “trăm ngả” bỗng trở nên cụ thể có tầm vóc lớn lao, cả mối sầu nơi lòng người cũng như đang lan toả khắp không gian, như cũng đang vỗ sóng trên mặt thế gian. Đó cũng là mối sầu vô hướng, vô định, là nỗi niềm của con người trước sông nước mênh mang.

Thơ là sự chọn lựa ngôn từ hết sức cầu kỳ hàm xúc. Bao nhiêu người cầm bút đã từng tâm niệm lời dạy của thi thánh Đỗ Phủ:

“Tự bất kinh nhân tử bất hưu”

(Một chữ mà chưa làm cho người ta kinh sợ thì chết chưa yên)

Trước khi đặt bút viết dòng thơ cuối Huy Cận đã trải qua nhiều trăn trở, tìm tòi. Ông từng thử bút bằng dòng thơ:

“Gỗ lại rừng xa cuộn xiết dòng”

rồi sửa bằng: “Củi một cành khô đã lạc dòng”

nhưng không có hình ảnh nào gợi tả bằng dòng thơ: “Củi một – dòng” hình ảnh “củi một cành khô” gợi cái đơn côi lẻ loi, khô héo nhỏ bé phù du, còn hình ảnh “mấy dòng” lại gợi một không gian lớn lao mênh mang trải ra nhiều hướng. Thủ pháp tương phản trong dòng thơ cùng với động từ “lạc” như muốn xé cành củi khô về nhiều hướng: “Cành củi” ấy trở nên vô cùng tội nghiệp nhỏ nhoi, qua những vận động vô hướng vô định của mình. Dòng thơ như kín đáo gợilên những liên tưởng về thân phận bèo bọt của con người giữa dòng đời vô tận. Lời thơ sử dụng rất nhiều thủ pháp tương phản một thủ pháp vốn rất đặc trưng cho cảm hứng lãng mạn. Thiên nhiên trong khổ thơ có vận động nhưng là vận động vào sự lưu lạc; chia lìa. Nó là một cảnh buồn vắng mà chỉ tâm hồn chất chứa mối sầu như Huy Cận mới có thể nhận ra.

III.Kết bài

Cả khổ thơ là những cảm nhận đặc biệt tinh tế trước thiên nhiên đầy những lưu lạc ; những vận động vô hướng vô định, những nỗi niềm những mối sầu vô hồi vô hạn như chính sóng Tràng giang. Huy Cận qua khổ thơ đó đã phác hoạ ra những cảnh đầu tiên cho bức tranh Tràng giang vừa cổ điển mẫu mực, vừa độc đáo mới mẻ của mình.

I.Mở bài

Nếu Xuân Diệu là nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian. Những rung cảm mãnh liệt và tinh tế của hồn thơ Huy Cận trước không gian trời rộng sông dài lúc chiều tà đã hoá thân thành bài thơ “Tràng giang” độc đáo – “một bài thơ đã đạt đến trình độ cổ điển của một hồn thơ mới”(Xuân Diệu). Bài thơ có một nhan đề và một lời để từ giàu ý nghĩa đồng thời bộc lộ những cảm nhận đặc biệt tinh tế trước thiên nhiên ngay từ khổ thơ đầu.

II.Thân bài

1) Xuất xứ

“Tràng giang” là bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Lửa thiêng” (1940) của Huy Cận. Đó là một bài thơ được sống Hồng gợi tứ, là những rung động của nhà thơ trước thiên nhiên sông nước bao la vô tận nơi bến phà, chèm trong buổi chiều tà.

2) Giải thích ý nghĩa nhan đề

Nhan đề của các tác phẩm văn học nhiều khi bao quát được những nội dung tư tưởng chủ đạo, những hình tượng nổi bật của nhà thơ. Huy Cận cũng đã chọn cho thi phẩm của mình một nhan đề rất thích đáng. “Tràng giang” cũng chính là ‘trường giang” có nghĩa là sông dài. Nhưng nhà thơ không viết “trường giang” mà viết “tràng giang” tạo nên phép điệp âm “ang”, một âm mở, và nhờ vậy còn gợi lên hình ảnh một con sông lớn, sông rộng. “Tràng giang” lại là một từ Hán Việt cổ điển nên cũng kín đáo gợi hình ảnh con sông cổ kính lâu đời ( dòng “tràng giang” vì vậy không chỉ có chiều dài rộng địa lí mà còn có chiều sâu của thời gian, của lịch sử. đó là con sông như đã chảy từ ngàn xưa, đã trầm tích vào trong mình chiều sâu của hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hoá, và dường như đã chảy qua bao áng cổ thi:

“Duy kiến Trường giang thiên tế lưu”

(Lý Bạch)

(Dòng tràng giang chảy ngang qua bầu trời)

(Con sông vì vậy trở nên dài hơn rộng hơn mênh mang hơn xa xôi vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng của người đọc. Nhan đề “tràng giang” vì vậy đã gợi lên một hiện tượng không gian độc đáo, không gian lớn lao có tầm vũ trụ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

3) Ý nghĩa của nhan đề càng được tô đậm hơn qua lời đề từ của tác phẩm: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

Câu thơ được rút trong bài thơ “nhớ hờ’ từ tập lửa thiêng. Các hình ảnh “trời rộng sông dài” gợi những phạm vi không gian khác nhau từ cao đến thấp; xa đến gần một không gian lớn lao mênh mang có tầm vũ trụ. Hình tượng không gian này còn trở lại nhiều lần trong bài thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Nếu ‘bâng khuâng” là cảm giác xao xuyến trống trải của con người khi đối diện trước không gian mênh mông rộng lớn thì “nhớ” lại là niềm hoài niệm của con người về điều gì đó đã khuất xa trong thời gian trong không gian. Cả dòng thơ đã bộc lộ thành thực nỗi niệm tâm trạng con người khi đối diện trước thời gian, không gian, bộc lộ nỗi khắc khoải không gian của hồn thơ Huy Cận : “Huy Cận dường như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian” (Xuân Diệu)

4) Bình giảng

“Tràng giang” mở ra bằng hiện tượng dòng sông mặt nước. Bản thân từ tràng giang đã gợi một không gian dài rộng mênh mông có phần cổ kính một không gian lớn lao mang tầm vũ trụ. Hình ảnh “sóng gợn Tràng giang “gợi sự vận động hết sức nhỏ bé nhẹ nhàng của sóng và vì vậy càng làm nổi bật cái mênh mang cái tĩnh lặng vô cùng của nền cảnh Tràng giang. Huy Cận đã khéo léo sử dụng thủ pháp dùng động nói tĩnh; dùng cái nhỏ bé diễn tả cái lớn lao vốn rất phổ biến trong thơ xưa. Dòng thơ đầu có khi được hiểu như một hình ảnh so sánh giữa cảnh “sóng gợn Tràng giang” triền miên vô hạn với nỗi buồn điệp điệp của lòng người. Nó kín đáo gợi nhớ một câu ca dao cổ:

“Qua cầu ngả nón trông cầu

Sóng bao nhiều gợn, dạ em sầu bấy nhiêu”

Nhưng có lẽ ở dòng thơ của Huy Cận bốn chữ đầu tả cảnh của mình trước sau tả tình nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của mình trước cảnh Tràng giang sóng gợn. Cặp từ láy “điệp điệp” vừa khiến nỗi buồn trở nên cụ thể hơn vừa làm cho nó như chồng chất lên nhau nối tiếp nhau không dứt. Nỗi buồn này chưa qua nỗi buồn khác đã vỗ về. Đó là một nỗi buồn triền miên vô hạn như chính sóng nước Tràng giang. Có thể nói ngay dòng thơ đầu Huy Cận đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của mình khi đối diện trước cảnh vật, trước không gian.

Trên nền Tràng giang nổi bật lên hình ảnh con thuyền đơn độc lẻ loi. Hình ảnh con thuyền xuôi mái có khi được hiểu là con thuyền xuôi mái chèo mát mái lướt đi ung dung thanh thản trước Tràng giang. Nhưng có lẽ hiểu là hình ảnh con thuyền buông xuôi mái chèo bởi như thế sẽ hợp hơn với một dòng Tràng giang toàn những “củi trôi, bèo dạt” toàn những vận động vô hướng vô định. Có người hiểu “nước song song” là hình ảnh có ý nghĩa đối thanh đối ý với “buồn điệp điệp” ở dòng trên, có người lại cảm nhận đó là hai vệt nước vẽ ra từ đuôi con thuyền xuôi mái. Nhưng có lẽ cả dòng thơ này diễn tả thế song song sóng đôi hài hoà giữa thuyền và nước; diễn tả mối quan hệ vững bền muôn thuở của thiên nhiên.

Đến dòng thơ sau thế cân bằng mỏng manh giữa thuyền và nước: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”. dòng thơ có khi được ngắt nhịp 2/5 và có khi được hiểu là mối sầu của nước khi thuyền về. Nhưng trong tương quan nội tại của lời thơ, cách ngắt nhịp 2/2/3 tỏ ra hợp lí hơn và “sầu trăm ngả” là mối sầu của lòng người. Lời thơ khéo léo sử dụng phép tiểu đối : “Thuyền về – nước lại” diễn tả sự chia ly giữa thuyền và nước. Hai động từ trái hướng: “về – lại” như đã xé thuyền và nước đã tồn tại rất mong manh, đã lùi vào quá khứ, “thuyền – nước” vốn là những thực thể không thể tách rời nhau nên sóng đôi thì hài hoà tách xa là có nỗi niềm mà chia ly là nghịch cảnh (Huy Cận đã đã cảm nhận sự chia ly giữa “thuyền – nước “ như một điều trái quy luật tự nhiên. Cách cảm nhận ấy như khiến cho nỗi buồn trở nên thấm thía sâu sắc hơn, và nỗi buồn ‘điệp điệp” ở trên đã trở thành mối sầu trăm ngả”. Huy Cận là người thường hiện thực hoá những tâm tư tình cảm của con người trong những phạm vi không gian. Mối sầu vốn vô hình không thể cảm nhận bằng mắt thường nhưng khi được đặt trong không gian “trăm ngả” bỗng trở nên cụ thể có tầm vóc lớn lao, cả mối sầu nơi lòng người cũng như đang lan toả khắp không gian, như cũng đang vỗ sóng trên mặt thế gian. Đó cũng là mối sầu vô hướng, vô định, là nỗi niềm của con người trước sông nước mênh mang.

Thơ là sự chọn lựa ngôn từ hết sức cầu kỳ hàm xúc. Bao nhiêu người cầm bút đã từng tâm niệm lời dạy của thi thánh Đỗ Phủ:

“Tự bất kinh nhân tử bất hưu”

(Một chữ mà chưa làm cho người ta kinh sợ thì chết chưa yên)

Trước khi đặt bút viết dòng thơ cuối Huy Cận đã trải qua nhiều trăn trở, tìm tòi. Ông từng thử bút bằng dòng thơ:

“Gỗ lại rừng xa cuộn xiết dòng”

rồi sửa bằng: “Củi một cành khô đã lạc dòng”

nhưng không có hình ảnh nào gợi tả bằng dòng thơ: “Củi một – dòng” hình ảnh “củi một cành khô” gợi cái đơn côi lẻ loi, khô héo nhỏ bé phù du, còn hình ảnh “mấy dòng” lại gợi một không gian lớn lao mênh mang trải ra nhiều hướng. Thủ pháp tương phản trong dòng thơ cùng với động từ “lạc” như muốn xé cành củi khô về nhiều hướng: “Cành củi” ấy trở nên vô cùng tội nghiệp nhỏ nhoi, qua những vận động vô hướng vô định của mình. Dòng thơ như kín đáo gợilên những liên tưởng về thân phận bèo bọt của con người giữa dòng đời vô tận. Lời thơ sử dụng rất nhiều thủ pháp tương phản một thủ pháp vốn rất đặc trưng cho cảm hứng lãng mạn. Thiên nhiên trong khổ thơ có vận động nhưng là vận động vào sự lưu lạc; chia lìa. Nó là một cảnh buồn vắng mà chỉ tâm hồn chất chứa mối sầu như Huy Cận mới có thể nhận ra.

III.Kết bài

Cả khổ thơ là những cảm nhận đặc biệt tinh tế trước thiên nhiên đầy những lưu lạc ; những vận động vô hướng vô định, những nỗi niềm những mối sầu vô hồi vô hạn như chính sóng Tràng giang. Huy Cận qua khổ thơ đó đã phác hoạ ra những cảnh đầu tiên cho bức tranh Tràng giang vừa cổ điển mẫu mực, vừa độc đáo mới mẻ của mình.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky