Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý

– Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn “Chí Phèo”.

– Nhân vật Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt làm người:

Chí Phèo xuất thân là người nông dân lương thiện, khoẻ mạnh về thể xác, lành mạnh về tâm hồn.

+ Lai lịch của Chí Phèo là một con số không tròn trĩnh: không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không tài sản…

+ Từ nhỏ Chí Phèo phải sống khốn khổ: từ đứa bé bỏ rơi, Chí Phèo phải sống kiếp sống bơ vơ đi ở cho hết nhà này sang nhà nọ, đến tuổi trưởng thành Chí Phèo làm anh canh điền, lao động khổ sai cho nhà Bá Kiến.

+ Tuy phải lao động cực nhọc, bị đè nén, áp bức thậm tệ, nhưng đã có một thời Chí Phèo là người nông dân lương thiện.

* Bi kịch 1:

+ Bọn phong kiến thống trị đã đẩy Chí Phèo vào tù. Nhà tù thực dân đã giết chết phần người trong Chí, biến hắn từ một người nông dân lương thiện thành một kẻ lưu manh, tha hoá, bị đầy đoạ, lăng nhục.

+ Vì một cớ ghen tuông vu vơ, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Vào tù là một người lương thiện, ra tù là một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ.

+ Ngay khi vừa mới ra tù, Chí Phèo đã bị dân làng Vũ Đại khai trừ (không ai thèm chửi nhau với hắn). Hắn bị huỷ hoại từ nhân tính đến nhân hình, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

+ Trơ trọi, cô độc giữa làng Vũ Đại, Chí Phèo phải sống kiếp sống thú vật và bị mọi người đối xử như con vật. Hắn rơi vào một tấn bi kịch đầy nghịch lý.

* Bi kịch 2:

+ Nhưng đau đớn nhất của thân phận Chí Phèo là rơi vào tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

+ Giữa bóng tối mênh mông của cuộc đời, bỗng một hôm Chí Phèo được gặp Thị Nở. Được săn sóc bằng tình yêu thương chân thành, mộc mạc của Thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí Phèo đã thức dậy. Chí Phèo khao khát được trở về xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện.

+ Nhưng nhân tính vừa thức dậy thì ngay lập tức Chí Phèo bị xã hội làng Vũ Đại (ở đây là bà cô, tiêu biểu cho thành kiến, định kiến bất công, vô lý, tồi tệ…) lạnh lùng cự tuyệt. Chí Phèo lâm vào tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi phẫn.

+ Qua Chí Phèo, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. Từ số phận Chí Phèo, tác phẩn lên án xã hội phong kiến thống trị, nhà tù thực dân tàn bạo và định kiến, thành kiến tàn nhẫn đã đẩy con người đến mất nhân hình, nhân tính và bị cự tuyệt quyền làm người.

* Những nét đặc sắc về nghệ thuật.

+ Bút pháp điển hình hoá đạt đến trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật.

+ Nghệ thuật trần thuật, kể chuyện linh hoạt tự nhiên, phóng túng mà vẫn nhất quán.

+ Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệu để, mang hơi thở đời sống.

+ Tác giả có khả năng đặc biệt trong việc miêu tả tâm lý phức tạp của nhân vật.

DÀN Ý

– Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn “Chí Phèo”.

– Nhân vật Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt làm người:

Chí Phèo xuất thân là người nông dân lương thiện, khoẻ mạnh về thể xác, lành mạnh về tâm hồn.

+ Lai lịch của Chí Phèo là một con số không tròn trĩnh: không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không tài sản…

+ Từ nhỏ Chí Phèo phải sống khốn khổ: từ đứa bé bỏ rơi, Chí Phèo phải sống kiếp sống bơ vơ đi ở cho hết nhà này sang nhà nọ, đến tuổi trưởng thành Chí Phèo làm anh canh điền, lao động khổ sai cho nhà Bá Kiến.

+ Tuy phải lao động cực nhọc, bị đè nén, áp bức thậm tệ, nhưng đã có một thời Chí Phèo là người nông dân lương thiện.

* Bi kịch 1:

+ Bọn phong kiến thống trị đã đẩy Chí Phèo vào tù. Nhà tù thực dân đã giết chết phần người trong Chí, biến hắn từ một người nông dân lương thiện thành một kẻ lưu manh, tha hoá, bị đầy đoạ, lăng nhục.

+ Vì một cớ ghen tuông vu vơ, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Vào tù là một người lương thiện, ra tù là một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ.

+ Ngay khi vừa mới ra tù, Chí Phèo đã bị dân làng Vũ Đại khai trừ (không ai thèm chửi nhau với hắn). Hắn bị huỷ hoại từ nhân tính đến nhân hình, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

+ Trơ trọi, cô độc giữa làng Vũ Đại, Chí Phèo phải sống kiếp sống thú vật và bị mọi người đối xử như con vật. Hắn rơi vào một tấn bi kịch đầy nghịch lý.

* Bi kịch 2:

+ Nhưng đau đớn nhất của thân phận Chí Phèo là rơi vào tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

+ Giữa bóng tối mênh mông của cuộc đời, bỗng một hôm Chí Phèo được gặp Thị Nở. Được săn sóc bằng tình yêu thương chân thành, mộc mạc của Thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí Phèo đã thức dậy. Chí Phèo khao khát được trở về xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện.

+ Nhưng nhân tính vừa thức dậy thì ngay lập tức Chí Phèo bị xã hội làng Vũ Đại (ở đây là bà cô, tiêu biểu cho thành kiến, định kiến bất công, vô lý, tồi tệ…) lạnh lùng cự tuyệt. Chí Phèo lâm vào tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi phẫn.

+ Qua Chí Phèo, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. Từ số phận Chí Phèo, tác phẩn lên án xã hội phong kiến thống trị, nhà tù thực dân tàn bạo và định kiến, thành kiến tàn nhẫn đã đẩy con người đến mất nhân hình, nhân tính và bị cự tuyệt quyền làm người.

* Những nét đặc sắc về nghệ thuật.

+ Bút pháp điển hình hoá đạt đến trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật.

+ Nghệ thuật trần thuật, kể chuyện linh hoạt tự nhiên, phóng túng mà vẫn nhất quán.

+ Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệu để, mang hơi thở đời sống.

+ Tác giả có khả năng đặc biệt trong việc miêu tả tâm lý phức tạp của nhân vật.

Chọn tập
Bình luận