Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Phân tích ý nghĩa hình ảnh con chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý

1. Mở bài: 

Nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến một nhà văn lớn, 1 người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Bằng khát khao thẩm mĩ và văn tài xuất chúng của mình, Nguyễn Tuân đã dựng lên “Chữ người tử tù” – khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt để người đọc trăm năm sau vẫn còn thổn thức. Trong tác phẩm ấy, yếu tố “Chữ” hiện lên sáng rực, như là minh chứng cho sự thập toàn thập mĩ của một vẻ đẹp chỉ còn là “Vang bóng một thời”.

2. Thân bài: 

Con chữ trong tác phẩm là yếu tố quan trọng, không thể thiếu. Tác giả đã tập trung miêu tả con chữ để góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hơn nữa, “Chữ” ở đây không phải là văn tự thông thường, đó là nghệ thuật thư pháp tài hoa và tuyệt diệu – nghệ thuật chữ tượng hình đẹp và giàu ý nghĩa nhất mà loài người đã tạo ra trong lịch sử văn hóa chữ viết. Chính vì thế mà yếu tố “chữ” đậm nét và đặc sắc hơn.

2.1: Hoàn cảnh xuất hiện yếu tố “Chữ”:

+ Con chữ đầu tiên xuất hiện trong nhan đề tác phẩm: “Chữ người tử tù” => như một lời giới thiệu cho bạn đọc về một cái đẹp đang hiện hữu. Dòng chữ ấy đặc biệt bởi nó là chữ của một người tử tù đang đợi ngày lãnh án. => hoàn cảnh đặc biệt

+ Hình ảnh “chữ” xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, là sợi dây xâu chuối các chi tiết, các nhân vật lại với nhau:

+ Nguyễn Tuân không miêu tả trực tiếp nét chữ như thông thường (ông là người có biệt tài khám phá, miêu tả chi tiết, tỉ mỉ) mà ở đây, Nguyễn Tuân vẫn chỉ để cho các nhân vật khác nhận xét về nét chữ của Huấn Cao hoặc để Huấn Cao nhận xét, làm cho yếu tố chữ trở nên hư ảo, tạo mảnh đất cho người đọc liên tưởng, tưởng tượng.

– Quản Ngục nhận xét: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm” ; “Báu vật trên đời”

– Huấn Cao nhận xét: “Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”

+ Yếu tố “Chữ” xuất hiện trong hoàn cảnh phi thường: Cảnh cho chữ trong ngục tối 

– Người cho chữ là tử tù, thân bại, sự nghiệp tiêu tan, chỉ còn một khoảng thời gian ngắn trên đời.

– Cho chữ trong ngục tối

– Người xin chữ là quản ngục

===> Cảnh tượng xưa nay chưa từng có => làm cho yếu tố “chữ” xuất hiện kì lạ, ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

2.2: Ý nghĩa của yếu tố “Chữ” trong tác phẩm:

+ Thể hiện vẻ đẹp của Huấn Cao. Đó là tài hoa và nhân cách sáng ngời. Nét chữ là nơi kết tụ tinh hoa và tinh huyết của người Nghệ sĩ thư pháp. Mỗi nét chữ “vuông vắn, tươi tắn” chứng tỏ được cái tài hoa hơn người. Hơn nữa, từng con chữ lại đều là hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong tâm khảm, trong nhân cách của người viết. Chữ của Huấn cao là nhân cách cao khiết phi thường của Huấn Cao, nó nói lên cái “hoài bão tung hoành của một đời người”

+ Hình tượng con chữ là biểu tượng cho cái đẹp, cho sự chiến thắng của cái đẹp và chức năng của nó: Cái đẹp xua tan đi bóng đêm, xua tan đi các ác, làm thức tỉnh thiên lương con người, hóa giải hận thù, hướng con người đến ánh sáng, sự lương thiện 

– Vì con chữ của Huấn Cao mà thiên lương Quản ngục được thức tỉnh

– Con chữ hóa giải hận thù giữa Huấn Cao và Quản ngục, biến những con người từ kẻ thù thành tri kỉ

+ Hình ảnh con chữ còn thể hiện một nét đẹp truyền thống lâu đời trong sinh hoạt của người Việt: Cho chữ và Nhận chữ. Điều đó cho thấy tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân: vừa trân trọng vừa mong muốn những vẻ đẹp ấy được lưu truyền và mãi mãi bất tử trong lòng người và trong thời gian.

2.3: Đánh giá:

+ Nghệ thuật:

– Hình ảnh “con chữ” được xây dựng thông qua cảm nhận của các nhân vật trong truyện làm nó trở nên khách quan và mang giá trị hiện thực lớn hơn.

– Khẳng định phong cách và tài năng truyện ngắn của Nguyễn Tuân: Viết về những hình ảnh là những nét đẹp có giá trị…

+ Tư tưởng: hình ảnh “chữ” trong tác phẩm trở thành minh chứng cho những vẻ đẹp “Vang bóng một thời”, đó là cái đẹp toàn thiện, toàn mĩ….

3. Kết bài: …

DÀN Ý

1. Mở bài: 

Nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến một nhà văn lớn, 1 người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Bằng khát khao thẩm mĩ và văn tài xuất chúng của mình, Nguyễn Tuân đã dựng lên “Chữ người tử tù” – khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt để người đọc trăm năm sau vẫn còn thổn thức. Trong tác phẩm ấy, yếu tố “Chữ” hiện lên sáng rực, như là minh chứng cho sự thập toàn thập mĩ của một vẻ đẹp chỉ còn là “Vang bóng một thời”.

2. Thân bài: 

Con chữ trong tác phẩm là yếu tố quan trọng, không thể thiếu. Tác giả đã tập trung miêu tả con chữ để góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hơn nữa, “Chữ” ở đây không phải là văn tự thông thường, đó là nghệ thuật thư pháp tài hoa và tuyệt diệu – nghệ thuật chữ tượng hình đẹp và giàu ý nghĩa nhất mà loài người đã tạo ra trong lịch sử văn hóa chữ viết. Chính vì thế mà yếu tố “chữ” đậm nét và đặc sắc hơn.

2.1: Hoàn cảnh xuất hiện yếu tố “Chữ”:

+ Con chữ đầu tiên xuất hiện trong nhan đề tác phẩm: “Chữ người tử tù” => như một lời giới thiệu cho bạn đọc về một cái đẹp đang hiện hữu. Dòng chữ ấy đặc biệt bởi nó là chữ của một người tử tù đang đợi ngày lãnh án. => hoàn cảnh đặc biệt

+ Hình ảnh “chữ” xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, là sợi dây xâu chuối các chi tiết, các nhân vật lại với nhau:

+ Nguyễn Tuân không miêu tả trực tiếp nét chữ như thông thường (ông là người có biệt tài khám phá, miêu tả chi tiết, tỉ mỉ) mà ở đây, Nguyễn Tuân vẫn chỉ để cho các nhân vật khác nhận xét về nét chữ của Huấn Cao hoặc để Huấn Cao nhận xét, làm cho yếu tố chữ trở nên hư ảo, tạo mảnh đất cho người đọc liên tưởng, tưởng tượng.

– Quản Ngục nhận xét: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm” ; “Báu vật trên đời”

– Huấn Cao nhận xét: “Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”

+ Yếu tố “Chữ” xuất hiện trong hoàn cảnh phi thường: Cảnh cho chữ trong ngục tối 

– Người cho chữ là tử tù, thân bại, sự nghiệp tiêu tan, chỉ còn một khoảng thời gian ngắn trên đời.

– Cho chữ trong ngục tối

– Người xin chữ là quản ngục

===> Cảnh tượng xưa nay chưa từng có => làm cho yếu tố “chữ” xuất hiện kì lạ, ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

2.2: Ý nghĩa của yếu tố “Chữ” trong tác phẩm:

+ Thể hiện vẻ đẹp của Huấn Cao. Đó là tài hoa và nhân cách sáng ngời. Nét chữ là nơi kết tụ tinh hoa và tinh huyết của người Nghệ sĩ thư pháp. Mỗi nét chữ “vuông vắn, tươi tắn” chứng tỏ được cái tài hoa hơn người. Hơn nữa, từng con chữ lại đều là hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong tâm khảm, trong nhân cách của người viết. Chữ của Huấn cao là nhân cách cao khiết phi thường của Huấn Cao, nó nói lên cái “hoài bão tung hoành của một đời người”

+ Hình tượng con chữ là biểu tượng cho cái đẹp, cho sự chiến thắng của cái đẹp và chức năng của nó: Cái đẹp xua tan đi bóng đêm, xua tan đi các ác, làm thức tỉnh thiên lương con người, hóa giải hận thù, hướng con người đến ánh sáng, sự lương thiện 

– Vì con chữ của Huấn Cao mà thiên lương Quản ngục được thức tỉnh

– Con chữ hóa giải hận thù giữa Huấn Cao và Quản ngục, biến những con người từ kẻ thù thành tri kỉ

+ Hình ảnh con chữ còn thể hiện một nét đẹp truyền thống lâu đời trong sinh hoạt của người Việt: Cho chữ và Nhận chữ. Điều đó cho thấy tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân: vừa trân trọng vừa mong muốn những vẻ đẹp ấy được lưu truyền và mãi mãi bất tử trong lòng người và trong thời gian.

2.3: Đánh giá:

+ Nghệ thuật:

– Hình ảnh “con chữ” được xây dựng thông qua cảm nhận của các nhân vật trong truyện làm nó trở nên khách quan và mang giá trị hiện thực lớn hơn.

– Khẳng định phong cách và tài năng truyện ngắn của Nguyễn Tuân: Viết về những hình ảnh là những nét đẹp có giá trị…

+ Tư tưởng: hình ảnh “chữ” trong tác phẩm trở thành minh chứng cho những vẻ đẹp “Vang bóng một thời”, đó là cái đẹp toàn thiện, toàn mĩ….

3. Kết bài: …

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky