Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Cảm nhận của anh (chị) về âm điệu dân gian trong bài thơ thương vợ của Tú Xương

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Khái niệm “âm điệu dân gian”: là một khái niệm để chỉ tính chất gần gũi về mặt giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm văn học với giọng điệu, ngôn ngữ của nhân dân lao động (được thể hiện tập trung trong các sáng tác văn nghệ dân gian – trong đó có văn học dân gian – và cả trong lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động).
Nhưng chúng ta không nên giới hạn nội dung khái niệm “âm điệu dân gian” trong khuôn khổ tính chất giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm (mặc dù đây sẽ là nội dung chính của vấn đề) mà nên mở rộng hơn, khái niệm “âm điệu dân gian” có thể được hiểu như “chất dân gian”, nghĩa là không chỉ có giọng điệu, ngôn ngữ mà còn là hình ảnh, cảm xúc, quan niệm thẩm mĩ …. của nhân dân, vì xét cho cùng, đó mới chính là những yếu tố quy định “âm điệu”, “giọng điệu”.

Do vậy, để phân tích “âm điệu dân gian” trong tác phẩm, ta cần chỉ ra nét đặc trưng dân gian trong: ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh… của tác phẩm; tình cảm, quan niệm đạo đức, cách hành xử….của nhân vật trữ tình.

2. Âm điệu dân gian trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

– Ngôn ngữ thơ

+ Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ ghi âm tiếng Việt. Mà các từ ngữ trong bài thơ đều là những từ ngữ hết sức giản dị, dễ hiểu, gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp thường ngày của nhân dân.

+ Lời thơ giản dị, gần gũi với phong cách khẩu ngữ (một lời tự bạch chân thành, giản dị mà xúc động), thậm chí, còn sử dụng cả ngôn ngữ chửi (Cha mẹ thói đời…), rất thực, rất đời thường.

+ Sử dụng linh hoạt các thành ngữ để thể hiện nỗi vất vả của bà Tú trong cuộc sống mưu sinh: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa. Tác giả còn sử dụng nhiều từ láy sinh động, gần gũi với khẩu ngữ: lặn lội, eo sèo, hờ hững; sử dụng các khái niệm quen thuộc trong quan niệm dân gian: duyên, nợ, phận. Các thành ngữ, khái niệm được vận dụng sáng tạo để thể hiện tình cảm của tác giả: “một duyên hai nợ” – duyên thì ít ỏi mà “nợ” thì nhiều, cách nói thể hiện sự chua xót, thương cảm của tác giả.

– Giọng điệu thơ

Giọng điệu bài thơ có sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình với giọng tự trào thâm thúy, trong đó, giọng điệu trữ tình là chủ âm, giọng điệu tự trào (cùng với nó là hình ảnh tác giả, ông Tú) ẩn ở phía sau, góp phần thể hiện nhiều cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình.

– Hình ảnh thơ

+ Các hình ảnh lấy chất liệu từ văn học dân gian: “thân cò lặn lội”. Trong ca dao, hình ảnh con cò, thân cò thường nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó. Nhà thơ có sự vận dụng hình ảnh rất sáng tạo: cấu trúc đảo “lặn lội thân cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, lam lũ, dùng “thân cò” chứ không phải là “con cò”, “cái cò” còn thể hiện sự đồng cảm về thân phận.

+ Hình ảnh bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của biết bao người phụ nữ Việt Nam, bình dị, tần tảo, hy sinh cả cuộc đời cho gia đình, cho chồng con… Chính hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi, ấy tạo được sự đồng cảm, xúc động sâu sắc của người đọc nhiều thế hệ

– Tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình

Từ toàn bộ bài thơ, thấy ngầm ẩn hình ảnh tác giả – một người ý thức sâu sắc và chua chát về sự bất lực của mình, đồng thời, dành cho người vợ tần tảo niềm yêu thương, trân trọng, cảm thông, cảm thương và sự tri ân sâu sắc. Còn bà Tú, ta không thầy bà “phát ngôn” trong bài thơ, nhưng chính sự “im lặng” ấy đã nói lên tất cả, về tình nghĩa, về sự thủy chung, về đức hy sinh thầm lặng…Tình cảm vợ chồng tình nghĩa, thủy chung gắn bó đó cũng rất gần gũi với điệu tình cảm, với quan niệm thẩm mĩ của dân gian.

Những ý trên chỉ là những luận điểm có tính chất gợi mở để các em tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi. Hãy sử dụng vốn kiến thức, khả năng liên tưởng và nhất là cảm xúc chân thành, đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Mong các em tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề được thêm rộng, thêm sâu.

1. Khái niệm “âm điệu dân gian”: là một khái niệm để chỉ tính chất gần gũi về mặt giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm văn học với giọng điệu, ngôn ngữ của nhân dân lao động (được thể hiện tập trung trong các sáng tác văn nghệ dân gian – trong đó có văn học dân gian – và cả trong lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động).
Nhưng chúng ta không nên giới hạn nội dung khái niệm “âm điệu dân gian” trong khuôn khổ tính chất giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm (mặc dù đây sẽ là nội dung chính của vấn đề) mà nên mở rộng hơn, khái niệm “âm điệu dân gian” có thể được hiểu như “chất dân gian”, nghĩa là không chỉ có giọng điệu, ngôn ngữ mà còn là hình ảnh, cảm xúc, quan niệm thẩm mĩ …. của nhân dân, vì xét cho cùng, đó mới chính là những yếu tố quy định “âm điệu”, “giọng điệu”.

Do vậy, để phân tích “âm điệu dân gian” trong tác phẩm, ta cần chỉ ra nét đặc trưng dân gian trong: ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh… của tác phẩm; tình cảm, quan niệm đạo đức, cách hành xử….của nhân vật trữ tình.

2. Âm điệu dân gian trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

– Ngôn ngữ thơ

+ Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ ghi âm tiếng Việt. Mà các từ ngữ trong bài thơ đều là những từ ngữ hết sức giản dị, dễ hiểu, gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp thường ngày của nhân dân.

+ Lời thơ giản dị, gần gũi với phong cách khẩu ngữ (một lời tự bạch chân thành, giản dị mà xúc động), thậm chí, còn sử dụng cả ngôn ngữ chửi (Cha mẹ thói đời…), rất thực, rất đời thường.

+ Sử dụng linh hoạt các thành ngữ để thể hiện nỗi vất vả của bà Tú trong cuộc sống mưu sinh: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa. Tác giả còn sử dụng nhiều từ láy sinh động, gần gũi với khẩu ngữ: lặn lội, eo sèo, hờ hững; sử dụng các khái niệm quen thuộc trong quan niệm dân gian: duyên, nợ, phận. Các thành ngữ, khái niệm được vận dụng sáng tạo để thể hiện tình cảm của tác giả: “một duyên hai nợ” – duyên thì ít ỏi mà “nợ” thì nhiều, cách nói thể hiện sự chua xót, thương cảm của tác giả.

– Giọng điệu thơ

Giọng điệu bài thơ có sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình với giọng tự trào thâm thúy, trong đó, giọng điệu trữ tình là chủ âm, giọng điệu tự trào (cùng với nó là hình ảnh tác giả, ông Tú) ẩn ở phía sau, góp phần thể hiện nhiều cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình.

– Hình ảnh thơ

+ Các hình ảnh lấy chất liệu từ văn học dân gian: “thân cò lặn lội”. Trong ca dao, hình ảnh con cò, thân cò thường nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó. Nhà thơ có sự vận dụng hình ảnh rất sáng tạo: cấu trúc đảo “lặn lội thân cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, lam lũ, dùng “thân cò” chứ không phải là “con cò”, “cái cò” còn thể hiện sự đồng cảm về thân phận.

+ Hình ảnh bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của biết bao người phụ nữ Việt Nam, bình dị, tần tảo, hy sinh cả cuộc đời cho gia đình, cho chồng con… Chính hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi, ấy tạo được sự đồng cảm, xúc động sâu sắc của người đọc nhiều thế hệ

– Tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình

Từ toàn bộ bài thơ, thấy ngầm ẩn hình ảnh tác giả – một người ý thức sâu sắc và chua chát về sự bất lực của mình, đồng thời, dành cho người vợ tần tảo niềm yêu thương, trân trọng, cảm thông, cảm thương và sự tri ân sâu sắc. Còn bà Tú, ta không thầy bà “phát ngôn” trong bài thơ, nhưng chính sự “im lặng” ấy đã nói lên tất cả, về tình nghĩa, về sự thủy chung, về đức hy sinh thầm lặng…Tình cảm vợ chồng tình nghĩa, thủy chung gắn bó đó cũng rất gần gũi với điệu tình cảm, với quan niệm thẩm mĩ của dân gian.

Những ý trên chỉ là những luận điểm có tính chất gợi mở để các em tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi. Hãy sử dụng vốn kiến thức, khả năng liên tưởng và nhất là cảm xúc chân thành, đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Mong các em tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề được thêm rộng, thêm sâu.

Chọn tập
Bình luận