Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Anh (chị) phân tích bài thơ Vội vàng tác giả Xuân Diệu

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dàn bài phân tích bài thơ Vội Vàng:

1. ĐOẠN MỘT

“Tôi” muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời.

(thơ mới).

Tôi muốn “tắt nắng” “ buộc gió”, muốn đoạt quyền của tạo hoá, thiên nhiên, đề giữ lại hương vị, màu sắc, giữ lại cái đẹp của cuộc đời.

Cuộc sống trần thế: hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ, khúc tình si, ánh sáng hàng mi, ngon như cặp môi gần…

Cái đẹp say đắm của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ; nhân vật trữ tình như đang ngây ngất trước cuộc sống thiên đường nơi trần thế.

Cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu lắm! Hãy tận hưởng cuộc đời đẹp ấy ngay trần thế này! Cần gì phải lên tiên (ý thơ Thế Lữ).

2. ĐOẠN HAI

Mùa xuân: thời xuân sắc nhất của tuổi trẻ, cảnh vật (nào ong bướm, tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ, khúc tình si, tháng giêng, cặp môi gần)

Nhưng mùa xuân còn là dấu hiệu của bước chuyển thời gian:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Mùa xuân gắn liền với cái đẹp của tình yêu, tuổi trẻ, của cảnh vật, nên “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

– Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, tình yêu, song quy luật cuộc đời,tuổi trẻ không tồn tại mãi, nhà thơ xót xa, tiếc nuối nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Nhà thơ không quan niệm thời gian tuần hoàn (thời gian liên tục, tái diễn, lặp đi lặp lại, quan niệm lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian)

Quan niệm của nhà thơ về quy luật thời gian:

Thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Nhà thơ lấy sinh mệnh cá nhân con người làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời gian của vũ trụ.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mất mát, hẫng hụt:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Hiện tại đang lìa bỏ để trở thành quá khứ, được hình dung như một cuộc chia li

Mỗi sự vật trong đời sống tự nhiên như đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Tạo nên sự phai tàn của từng cá thể.

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

+ Giá trị của cuộc sống cá thể, mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời con người đều quý giá, thiêng liêng

+ Con người phải biết quý từng giây, từng phút của đời mình! Biết làm cho từng khoảnh khắc của đời mình tràn đầy ý nghĩa thiêng liêng!

3. ĐOẠN BA

– Ta muốn ôm..

– Ta muốn riết… – say, thâu, cắn…

Cảm xúc tràn trề, ào ạt, vồ vập hăm hở… động từ mạnh, tăng tiến dần…Một chuỗi câu lặp lại: ta muốn… ta muốn…

-Tiếng lòng khao khát, mãnh liệt của chủ thể trữ tình, gắn với mỗi ước muốn là một biểu hiện cụ thể của trạng thái:

“Cho chếnh choáng…”

“Cho đã đầy…”

“Cho no nê…”

Tận hưởng cuộc sống thanh tân tươi trẻ:

Sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Mây đưa và gió lượn…

Cỏ rạng, mùi thơm, ánh sáng, thời tươi xuân hồng, cái hôn…

Vội vàng chạy đua với thời gian, thể hiện khao khát sống mãnh liệt, cuồng nhiệt chưa từng thấy! của cái “tôi” thi sĩ.

+lí lẽ: vì sao phải sống vội vàng?

Trần thế như một thiên đường , bày sẵn bao nguồn

hạnh phúc kì thú!

Con người chỉ có thể tận hưởng hạnh phúc ấy khi đang còn trẻ; mà tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi! Vậy chỉ còn một cách là chạy đua với thời gian! phải “vội vàng” để sống, để tận hưởng!

+ Cảnh thiên nhiên quyến rũ, tình tứ, kì thú:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Cảnh vật mang tình người tràn trề xuân sắc, Xuân Diệu miêu tả cảnh vật bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ trung! của “Cặp mắt xanh non và biếc rờn”! Khai thác vẻ xuân tình của cảnh vật và nhà thơ trút cả vào cảnh vật xuân tình của mình!

+ Quan niệm mới mẻ, độc đáo của Xuân Diệu: giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ! Hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu! Đó là cái nhìn tích cực giàu giá trị nhân văn!

4. CHỦ ĐỀ

Bài thơ miêu tả cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu. Để từ đó nhà thơ bày tỏ nhận thức mới về thời gian, tình yêu, tuổi trẻ và giục giã sống hết mình, mãnh liệt để tận hưởng cuộc đời này!

III. CỦNG CỐ

– Cái tôi của Xuân Diệu điển hình cho thời đại mới:

+ Cách cảm nhận cái đẹp của cuộc đời

+ Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ

+ Thể hiện cách sống cuồng nhiệt, say sưa

luyện tập

+ Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được tác giả cảm nhận:

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa => niềm vui cuộc đời được thần thánh hoá. Tháng giêng ngon… cảm nhận bằng cảm giác nhục thể! hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

Cách miêu tả như giãi bày, mời mọc mọi người hãy tận hưởng thiên đường trần thế của cuộc đời này!

+ Khát khao giao cảm với đời, với vẻ đẹp của thiên nhiên chính là để khẳng định vẻ đẹp của con người. Mùa xuân cũng nõn nà, tươi tắn như con người! Qua cách nhìn trẻ trung của cặp mắt “xanh non, biếc rờn” của thi sĩ!

+ Hồn thơ yêu đời, yêu sống đến cuống quýt, vội vàng, giục giã, tha thiết mời gọi… hãy sống hết mình, mãnh liệt, cuồng nhiệt, để tận hưởng…

Dàn bài phân tích bài thơ Vội Vàng:

1. ĐOẠN MỘT

“Tôi” muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời.

(thơ mới).

Tôi muốn “tắt nắng” “ buộc gió”, muốn đoạt quyền của tạo hoá, thiên nhiên, đề giữ lại hương vị, màu sắc, giữ lại cái đẹp của cuộc đời.

Cuộc sống trần thế: hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ, khúc tình si, ánh sáng hàng mi, ngon như cặp môi gần…

Cái đẹp say đắm của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ; nhân vật trữ tình như đang ngây ngất trước cuộc sống thiên đường nơi trần thế.

Cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu lắm! Hãy tận hưởng cuộc đời đẹp ấy ngay trần thế này! Cần gì phải lên tiên (ý thơ Thế Lữ).

2. ĐOẠN HAI

Mùa xuân: thời xuân sắc nhất của tuổi trẻ, cảnh vật (nào ong bướm, tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ, khúc tình si, tháng giêng, cặp môi gần)

Nhưng mùa xuân còn là dấu hiệu của bước chuyển thời gian:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Mùa xuân gắn liền với cái đẹp của tình yêu, tuổi trẻ, của cảnh vật, nên “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

– Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, tình yêu, song quy luật cuộc đời,tuổi trẻ không tồn tại mãi, nhà thơ xót xa, tiếc nuối nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Nhà thơ không quan niệm thời gian tuần hoàn (thời gian liên tục, tái diễn, lặp đi lặp lại, quan niệm lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian)

Quan niệm của nhà thơ về quy luật thời gian:

Thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Nhà thơ lấy sinh mệnh cá nhân con người làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời gian của vũ trụ.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mất mát, hẫng hụt:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Hiện tại đang lìa bỏ để trở thành quá khứ, được hình dung như một cuộc chia li

Mỗi sự vật trong đời sống tự nhiên như đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Tạo nên sự phai tàn của từng cá thể.

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

+ Giá trị của cuộc sống cá thể, mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời con người đều quý giá, thiêng liêng

+ Con người phải biết quý từng giây, từng phút của đời mình! Biết làm cho từng khoảnh khắc của đời mình tràn đầy ý nghĩa thiêng liêng!

3. ĐOẠN BA

– Ta muốn ôm..

– Ta muốn riết… – say, thâu, cắn…

Cảm xúc tràn trề, ào ạt, vồ vập hăm hở… động từ mạnh, tăng tiến dần…Một chuỗi câu lặp lại: ta muốn… ta muốn…

-Tiếng lòng khao khát, mãnh liệt của chủ thể trữ tình, gắn với mỗi ước muốn là một biểu hiện cụ thể của trạng thái:

“Cho chếnh choáng…”

“Cho đã đầy…”

“Cho no nê…”

Tận hưởng cuộc sống thanh tân tươi trẻ:

Sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Mây đưa và gió lượn…

Cỏ rạng, mùi thơm, ánh sáng, thời tươi xuân hồng, cái hôn…

Vội vàng chạy đua với thời gian, thể hiện khao khát sống mãnh liệt, cuồng nhiệt chưa từng thấy! của cái “tôi” thi sĩ.

+lí lẽ: vì sao phải sống vội vàng?

Trần thế như một thiên đường , bày sẵn bao nguồn

hạnh phúc kì thú!

Con người chỉ có thể tận hưởng hạnh phúc ấy khi đang còn trẻ; mà tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi! Vậy chỉ còn một cách là chạy đua với thời gian! phải “vội vàng” để sống, để tận hưởng!

+ Cảnh thiên nhiên quyến rũ, tình tứ, kì thú:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Cảnh vật mang tình người tràn trề xuân sắc, Xuân Diệu miêu tả cảnh vật bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ trung! của “Cặp mắt xanh non và biếc rờn”! Khai thác vẻ xuân tình của cảnh vật và nhà thơ trút cả vào cảnh vật xuân tình của mình!

+ Quan niệm mới mẻ, độc đáo của Xuân Diệu: giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ! Hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu! Đó là cái nhìn tích cực giàu giá trị nhân văn!

4. CHỦ ĐỀ

Bài thơ miêu tả cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu. Để từ đó nhà thơ bày tỏ nhận thức mới về thời gian, tình yêu, tuổi trẻ và giục giã sống hết mình, mãnh liệt để tận hưởng cuộc đời này!

III. CỦNG CỐ

– Cái tôi của Xuân Diệu điển hình cho thời đại mới:

+ Cách cảm nhận cái đẹp của cuộc đời

+ Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ

+ Thể hiện cách sống cuồng nhiệt, say sưa

luyện tập

+ Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được tác giả cảm nhận:

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa => niềm vui cuộc đời được thần thánh hoá. Tháng giêng ngon… cảm nhận bằng cảm giác nhục thể! hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

Cách miêu tả như giãi bày, mời mọc mọi người hãy tận hưởng thiên đường trần thế của cuộc đời này!

+ Khát khao giao cảm với đời, với vẻ đẹp của thiên nhiên chính là để khẳng định vẻ đẹp của con người. Mùa xuân cũng nõn nà, tươi tắn như con người! Qua cách nhìn trẻ trung của cặp mắt “xanh non, biếc rờn” của thi sĩ!

+ Hồn thơ yêu đời, yêu sống đến cuống quýt, vội vàng, giục giã, tha thiết mời gọi… hãy sống hết mình, mãnh liệt, cuồng nhiệt, để tận hưởng…

Chọn tập
Bình luận