Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Em hãy bày tỏ suy nghĩ tình cảm đẹp về vẻ đẹp của Thăng Long – Hà Nội với bề dày lịch sử ngàn năm, qua các thời kì lịch sử, phong cảnh, di tích lịch sử, cốt cách người Hà Nội xưa và nay, ước mơ xây dựng thủ đô văn minh hiện đại, thành phố vì hòa bình

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Người Pháp có Paris, người Anh có London, người tàu có Thượng Hải…Trong các sách vở trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu… Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quí ấy được bực nào.

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp nhất (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra). Và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Paris chính hiệu yêu mến Paris… Trong những cuộc phiếm du, -phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ có người Hà Nội có-ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.

Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác…Ở những hang cùng ngõ hẻm cảu làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sang mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp của Hà Nội, khiến mọi sự thay đổi trong ba sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi. ”

(Trích Hà Nội 36 Phố Phường-Thạch Lam)

Nhắc đến Hà Nội ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến 36 phố phường tấp nập của chốn kinh kỳ xưa cũng như của thủ đô ngàn năm bây giờ.

Chúng ta cùng ngược thời gian quay trở lại thời kỳ thế kỷ XIX, khi mà chốn kinh kỳ không còn ở đất Hà Thành mà chuyển về Phú Xuân thành kinh đô của triều Nguyễn. Tuy Phú Xuân là kinh đô nhưng mỗi lần thay vua đổi chúa đều được diễn ra tại Hà Thành. Như vậy Hà Thành luôn là trung tâm chính trị của nước ta kể cả khi nó không còn là kinh đô. Hà Nội thời Nguyễn được tạo thành từ 2 huyện là Thọ Xương huyện và Vĩnh Thuận huyện. Còn Hà Nội được gọi bằng cái tên phủ Hoài Đức. Người Hà Nội luôn tự hào về 36 phố phường của mình. 36 phố hay chính là 36 làng nghề thủ công thu nhỏ được thành lập tại đất kinh kỳ này. Chính nó đã tạo nên một cách sống sôi động khác hẳn so với kinh đô Phú Xuân luôn thâm trầm và cổ kính. Hà Nội luôn là vậy tấp nập với cuộc sống. Những làng nghề nằm xung quanh cũng giúp tạo nên cho đất Hà Thành những đặc sản chỉ có của đất này. Dù qua bao năm nhưng những món quà của đất Hà Thành vẫn mang trong mình một dấu ấn riêng biệt không nơi nào có được.

“Sáng sớm, thường có một vài bà hàng đội thúng trên đầu đi bán; họ bán một thứ gọi là bánh tôm và một thứ kêu là bánh ít”. Như vậy, người Hà Nội luôn có nhiều thức quà đặc sắc. Điều này chắc hẳn không đâu có được. Nếu như Huế là bún bò xứ Huế,…Thì Hà Nội lại khác hẳn. Mỗi mùa một thức. Chỉ riêng điều đó thôi chúng ta đã thấy Hà Nội hoàn toàn khác với những nơi khác ở chỗ đó. Ẩm thực chỉ nói lên một góc của văn hoá trong khu vực. Hà Nội cũng vậy. Chính cuộc sống tấp nập trong bao năm lịch sử đã giúp cho thành phố này trở nên thu hút mọi con người về đây lập nghiệp. Chính điều này tạo nên nét đa dạng trong văn hoá của người Hà Nội. Trong bao thế kỷ Thăng Long là vũ đài chính trị của cả một dân tộc. Điều đó giúp cho mọi người coi trọng Thăng Long nhiều hơn. Từ 36 phố phường cổ kính nằm trọn vẹn trong long thủ đô. Các làng ven kinh kỳ cũng tấp nập kẻ buôn người bán. Các hiệp thợ. Lầu son gác tía của chốn cung đình, dinh thự đã làm cho Thăg Long trở nên đẹp đẽ. Đó là Thăng Long của thời phong kiến. Đến thời Pháp thì sao??Như bao thành phố khác trên thé giới, Thăng Long được quy hoạch lại một cách quy củ hơn. Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội. Hà Nội-thành phố nằm trong song, một cái tên thật là đẹp. Hà Nội được bao bọc bởi song Nhĩ Hà uốn khúc và dòng Tô Lịch bao bọc tứ phía. Hà Nội là một nơi mà trước đây nền văn hoá được biết đến là nền văn hoá tứ trấn. Người dân trong thành luôn cho rằng tứ trấn giúp cho chốn kinh kỳ trở nên hưng thịnh mà quên đi vị trí thuận tiện của nó. Hà Nội nằm ngay trung tâm của vùng đồng bằng bắc bộ. Chính điều này giúp cho sự thuận lợi trong giao thương với bên ngoài. Đây cũng chính là lý do vì sao biết bao đời đề vương chọn đất này. Hà Nội xưa được tạo dựng dựa trên nền tảng của 36 phố phường hay gọi một cách chính xác là được xây dựng dựa trên 36 phường nghề. Còn Hà Nội từ sau khi Pháp chiếm Thăng Long thì đã khác. Những toà nhà mới được xây dựng, đường phố mới ra đời, song ngày càng nhỏ lại. Hà Nội được mở rộng hơn trước. Giờ đây không còn được xây dựng trên nền tảng của 36 phường nữa mà dựa trên quy hoạch của người Pháp. Trước đây chỉ có biển hiệu bằng chữ Hán. Sau khi Pháp vào, đất Hà Thành bắt đầu xuất hiện những cửa hiệu mang dáng dấp khác hẳn. Không còn là những hàng quán dựng tạm mà bắt đầu xuất hiện những cửa hiệu mang phong cách Âu châu. Hà Thành đã dần thay đổi từ đây. Vũ đài chính trị của nó vẫn được giữ vững cho dù không còn là thủ đô nữa. Nếu như người Pháp tự hào về Paris về sông Sen thì người Hà Thành tự hào về sông Tô. Con sông mà không có thể gặp dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nếu như Paris có Épphen là một công trình mang tầm vóc thế giới thì Hà Nội tự hào về cầu Long Biên một công trình mang tầm vóc lịch sử khi được coi là cây cầu sắt lớn nhất thế giới khi nó được hoàn thành cuối thế kỷ XIX. Hà Nội đã rất đáng được tự hào từ những ngày đen tối đó.

Người Hà Nội còn tự hào về thành phố của mình khi là nơi đã diễn ra biết bao chiến thắng của cả dân tộc trong những ngày cả nước chìm trong chiến tranh. Hà Nội ngày ấy thật đẹp. Hà Nội của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ để xứng đáng với tầm vóc của một đô thị tiêu biểu của cả nước. Từ 36 phường nhỏ hẹp tập trung phần lớn ở phía bắc thành phố thì nay thành phố hoa lệ này đã trải dài ra tận phía nam. Nơi trước đây được coi là vùng đất Hà Tây_bên kia sông Tô. Hà Nội đẹp từ chính trong tên gọi và dáng vẻ của mình.

Hà Nội luôn là vũ đài chính trị của dân tộc nhưng bên cạnh đó nó luôn mang trong mình một nền văn hoá bao trùm của cả nước vì tính chất lịch sử của mình. Lời bài hát: “Người Hà Nội hôm nay ra đi mang trong mình bao nhiêu nỗi nhớ” sẽ mãi vang lên trong tâm trí của những thế hệ trẻ đất Hà Thành…

“Người Pháp có Paris, người Anh có London, người tàu có Thượng Hải…Trong các sách vở trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu… Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quí ấy được bực nào.

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp nhất (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra). Và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Paris chính hiệu yêu mến Paris… Trong những cuộc phiếm du, -phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ có người Hà Nội có-ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.

Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác…Ở những hang cùng ngõ hẻm cảu làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sang mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp của Hà Nội, khiến mọi sự thay đổi trong ba sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi. ”

(Trích Hà Nội 36 Phố Phường-Thạch Lam)

Nhắc đến Hà Nội ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến 36 phố phường tấp nập của chốn kinh kỳ xưa cũng như của thủ đô ngàn năm bây giờ.

Chúng ta cùng ngược thời gian quay trở lại thời kỳ thế kỷ XIX, khi mà chốn kinh kỳ không còn ở đất Hà Thành mà chuyển về Phú Xuân thành kinh đô của triều Nguyễn. Tuy Phú Xuân là kinh đô nhưng mỗi lần thay vua đổi chúa đều được diễn ra tại Hà Thành. Như vậy Hà Thành luôn là trung tâm chính trị của nước ta kể cả khi nó không còn là kinh đô. Hà Nội thời Nguyễn được tạo thành từ 2 huyện là Thọ Xương huyện và Vĩnh Thuận huyện. Còn Hà Nội được gọi bằng cái tên phủ Hoài Đức. Người Hà Nội luôn tự hào về 36 phố phường của mình. 36 phố hay chính là 36 làng nghề thủ công thu nhỏ được thành lập tại đất kinh kỳ này. Chính nó đã tạo nên một cách sống sôi động khác hẳn so với kinh đô Phú Xuân luôn thâm trầm và cổ kính. Hà Nội luôn là vậy tấp nập với cuộc sống. Những làng nghề nằm xung quanh cũng giúp tạo nên cho đất Hà Thành những đặc sản chỉ có của đất này. Dù qua bao năm nhưng những món quà của đất Hà Thành vẫn mang trong mình một dấu ấn riêng biệt không nơi nào có được.

“Sáng sớm, thường có một vài bà hàng đội thúng trên đầu đi bán; họ bán một thứ gọi là bánh tôm và một thứ kêu là bánh ít”. Như vậy, người Hà Nội luôn có nhiều thức quà đặc sắc. Điều này chắc hẳn không đâu có được. Nếu như Huế là bún bò xứ Huế,…Thì Hà Nội lại khác hẳn. Mỗi mùa một thức. Chỉ riêng điều đó thôi chúng ta đã thấy Hà Nội hoàn toàn khác với những nơi khác ở chỗ đó. Ẩm thực chỉ nói lên một góc của văn hoá trong khu vực. Hà Nội cũng vậy. Chính cuộc sống tấp nập trong bao năm lịch sử đã giúp cho thành phố này trở nên thu hút mọi con người về đây lập nghiệp. Chính điều này tạo nên nét đa dạng trong văn hoá của người Hà Nội. Trong bao thế kỷ Thăng Long là vũ đài chính trị của cả một dân tộc. Điều đó giúp cho mọi người coi trọng Thăng Long nhiều hơn. Từ 36 phố phường cổ kính nằm trọn vẹn trong long thủ đô. Các làng ven kinh kỳ cũng tấp nập kẻ buôn người bán. Các hiệp thợ. Lầu son gác tía của chốn cung đình, dinh thự đã làm cho Thăg Long trở nên đẹp đẽ. Đó là Thăng Long của thời phong kiến. Đến thời Pháp thì sao??Như bao thành phố khác trên thé giới, Thăng Long được quy hoạch lại một cách quy củ hơn. Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội. Hà Nội-thành phố nằm trong song, một cái tên thật là đẹp. Hà Nội được bao bọc bởi song Nhĩ Hà uốn khúc và dòng Tô Lịch bao bọc tứ phía. Hà Nội là một nơi mà trước đây nền văn hoá được biết đến là nền văn hoá tứ trấn. Người dân trong thành luôn cho rằng tứ trấn giúp cho chốn kinh kỳ trở nên hưng thịnh mà quên đi vị trí thuận tiện của nó. Hà Nội nằm ngay trung tâm của vùng đồng bằng bắc bộ. Chính điều này giúp cho sự thuận lợi trong giao thương với bên ngoài. Đây cũng chính là lý do vì sao biết bao đời đề vương chọn đất này. Hà Nội xưa được tạo dựng dựa trên nền tảng của 36 phố phường hay gọi một cách chính xác là được xây dựng dựa trên 36 phường nghề. Còn Hà Nội từ sau khi Pháp chiếm Thăng Long thì đã khác. Những toà nhà mới được xây dựng, đường phố mới ra đời, song ngày càng nhỏ lại. Hà Nội được mở rộng hơn trước. Giờ đây không còn được xây dựng trên nền tảng của 36 phường nữa mà dựa trên quy hoạch của người Pháp. Trước đây chỉ có biển hiệu bằng chữ Hán. Sau khi Pháp vào, đất Hà Thành bắt đầu xuất hiện những cửa hiệu mang dáng dấp khác hẳn. Không còn là những hàng quán dựng tạm mà bắt đầu xuất hiện những cửa hiệu mang phong cách Âu châu. Hà Thành đã dần thay đổi từ đây. Vũ đài chính trị của nó vẫn được giữ vững cho dù không còn là thủ đô nữa. Nếu như người Pháp tự hào về Paris về sông Sen thì người Hà Thành tự hào về sông Tô. Con sông mà không có thể gặp dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nếu như Paris có Épphen là một công trình mang tầm vóc thế giới thì Hà Nội tự hào về cầu Long Biên một công trình mang tầm vóc lịch sử khi được coi là cây cầu sắt lớn nhất thế giới khi nó được hoàn thành cuối thế kỷ XIX. Hà Nội đã rất đáng được tự hào từ những ngày đen tối đó.

Người Hà Nội còn tự hào về thành phố của mình khi là nơi đã diễn ra biết bao chiến thắng của cả dân tộc trong những ngày cả nước chìm trong chiến tranh. Hà Nội ngày ấy thật đẹp. Hà Nội của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ để xứng đáng với tầm vóc của một đô thị tiêu biểu của cả nước. Từ 36 phường nhỏ hẹp tập trung phần lớn ở phía bắc thành phố thì nay thành phố hoa lệ này đã trải dài ra tận phía nam. Nơi trước đây được coi là vùng đất Hà Tây_bên kia sông Tô. Hà Nội đẹp từ chính trong tên gọi và dáng vẻ của mình.

Hà Nội luôn là vũ đài chính trị của dân tộc nhưng bên cạnh đó nó luôn mang trong mình một nền văn hoá bao trùm của cả nước vì tính chất lịch sử của mình. Lời bài hát: “Người Hà Nội hôm nay ra đi mang trong mình bao nhiêu nỗi nhớ” sẽ mãi vang lên trong tâm trí của những thế hệ trẻ đất Hà Thành…

Chọn tập
Bình luận