Ý chính trong bài:
Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh về xứ Huế, bức tranh ấy được vẽ bằng hoài niệm nhuốm đầy tâm trạng, những hình ảnh giản dị nhưng đầy sức biểu cảm vẫn gợi lên hình ảnh về một xứ Huế thơ mộng, trữ tình nhưng xa xôi trong cảm nhận của thi nhân.
– Có thể nói, Đây thôn Vĩ Dạ là tiếng nói của một cái tôi bơ vơ, cô đơn luôn khao khát hướng về cuộc đời, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng cảm, đồng điệu mà tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là biểu hiện cao nhất
– Sự vận động của tâm trạng: đi tìm cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Đi tìm sự đồng cảm đồng điệu của cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mù mịt. Cho nên đắm say rồi nguội lạnh, băng giá, mộng rồi lại tỉnh. Đó là cái logic vận động trong tâm trạng của một cái tôi trữ tình ham sống và yêu đời.