Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận xã hội: Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

* Để hiểu đúng “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” cần lưu ý mấy điểm sau:

– Hình ảnh trong thơ có sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa tượng trưng, trên cơ sở nghĩa thực để hiểu đúng nghĩa tượng trưng.

+ Nghĩa thực của bài thơ là hình ảnh? người đi trên bãi cát mà tác giả đã từng chứng kiến trên con đường đi thi.

+ Từ hình ảnh thực, cụ thể về người đi trên bãi cát gian nan, vất vả “Đi một mình như lùi một bước” mà con đường vẫn mờ mịt phía xa, hình ảnh? được nâng lên tầm khái quát, ý nghĩa tượng trưng về con người vất vả, gian nan trên đường đời.

– Muốn hiểu đúng nghĩa tượng trưng của “bài ca ngắn đi trên bãi cát” lại phải đặt bài thơ trong hệ thống chủ đề, hình tượng thơ Cao Bá Quát.

Thơ Cao Bá Quát thường nói đến con dường khoa cử gắn liền với hoạn lộ, với đường đời của những người trí thức:

Biển như cuốn núi, núi sừng sững,

Non Bắc, non Nam ngàn ạt ngàn.

Mũ lọng mình đi bước lếch thếch,

Công danh đường ấy mấy ai nhàn.

(Bài ca đứng trên Hoành Sơn nhìn ra bể)​ Hình ảnh bãi cát dài và con đuờng trong “bài ca ngắn đi trên bãi cát” nằm trong hệ thống chủ đề, hệ thống hình tượng này.

* Nôi dung ý nghĩa bài thơ: Có 2 ý lớn

– Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng người đi trên bãi cát.

+ Hình ảnh “đường cùng” có ý nghĩa thực tế là sự bế tắc trên con đường đời của một trí thức. Đối với người trí thức nho sĩ thuở xưa, con đường của họ là học-thi-làm quan. Đó là con đường đầy gian nan, vất vả.

+ Trong phần cuối bài thơ, người đi đường bỗng nhiên dừng lại, phần vì mệt mỏi, phần vì phân vân nên đi tiếp hay từ bỏ. Nỗi bế tắc, tuyệt vọng bao trùm tâm trạng người đi đường, bởi cuối cùng “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng”.

+ Trong hoàn cảng Cao Bá Quát viết bài thơ này thì hình ảnh “cùng đồ” còn mang ý nghĩa tượng trưng cho con đường bế tắc của xã hội.

– Tầm nhìn nhân cách của Cao Bá Quát

+ Qua niềm bi phẫn và nỗi thất vọng trước con đường khoa cử, con đường công danh và rộng hơn là đường đời có thể thấy được tầm nhìn cao rộng của Cao bá Quát. Ông đã thấy được sự bảo thủ, lạc hậu của chết độ học hành thi cử nói riêng, của chết độ nhà Nguyễn nói chung. Người trí thức hoài nghi và chán nản, bế tắc trước con đường công danh truỳen thống.

+ Qua bài thơ có thể thấy được nhân cách của Cao Bá Quát: Ông chán ghét và phê phán những kẻ bị cám dỗ, bon chen trên con đường danh lợi; ông tự vấn đồng thời cũng tự thức tỉnh bản thân trước con đường khoa cử đã lỗi thời, con đường công danh đầy cám dỗ “Anh đứng làm chi trên bãi cát”-câu thơ thể hiện con người khí phách của Cao Bá Quát; ông có cái nhìn tiến bộ và sự lựa chọn sáng suốt: từ bỏ cái cũ đã lỗi thời, khởi nghĩa phản kháng lại triều đình nhà Nguyễn.

* Nghệ thuật của bài thơ

– Bài thơ có sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa tượng trưng, ý tứ thật hàm súc, sâu xa. Hình ảnh người đi trên bãi cát vừa nhỏ bé, cô độc, vừa hết sức mạnh mẽ; vừa bi phẫn, vừa hào hùng. Hình tượng bãi cát vàng và người đi trên cát là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, không vay mượn, không công thức, ước lệ mà ắt nguồn từ quan sát thực tế.

– “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là bài thơ thuộc loại cổ thể nên có sự tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Nhịp thơ thay đổi linh hoạt, nhịp điệu câu thơ trúc trắc, gồ ghề diễn tả con đường gập ghềnh, khó đi của những bước chân trên bãi cát dài-tượng trưng cho con đường công danh đáng chán ghét, đầy nhọc nhằn, vất vả.

~~> Cuối cùng tổng kết lại vấn đề và nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân.

* Để hiểu đúng “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” cần lưu ý mấy điểm sau:

– Hình ảnh trong thơ có sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa tượng trưng, trên cơ sở nghĩa thực để hiểu đúng nghĩa tượng trưng.

+ Nghĩa thực của bài thơ là hình ảnh? người đi trên bãi cát mà tác giả đã từng chứng kiến trên con đường đi thi.

+ Từ hình ảnh thực, cụ thể về người đi trên bãi cát gian nan, vất vả “Đi một mình như lùi một bước” mà con đường vẫn mờ mịt phía xa, hình ảnh? được nâng lên tầm khái quát, ý nghĩa tượng trưng về con người vất vả, gian nan trên đường đời.

– Muốn hiểu đúng nghĩa tượng trưng của “bài ca ngắn đi trên bãi cát” lại phải đặt bài thơ trong hệ thống chủ đề, hình tượng thơ Cao Bá Quát.

Thơ Cao Bá Quát thường nói đến con dường khoa cử gắn liền với hoạn lộ, với đường đời của những người trí thức:

Biển như cuốn núi, núi sừng sững,

Non Bắc, non Nam ngàn ạt ngàn.

Mũ lọng mình đi bước lếch thếch,

Công danh đường ấy mấy ai nhàn.

(Bài ca đứng trên Hoành Sơn nhìn ra bể)​ Hình ảnh bãi cát dài và con đuờng trong “bài ca ngắn đi trên bãi cát” nằm trong hệ thống chủ đề, hệ thống hình tượng này.

* Nôi dung ý nghĩa bài thơ: Có 2 ý lớn

– Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng người đi trên bãi cát.

+ Hình ảnh “đường cùng” có ý nghĩa thực tế là sự bế tắc trên con đường đời của một trí thức. Đối với người trí thức nho sĩ thuở xưa, con đường của họ là học-thi-làm quan. Đó là con đường đầy gian nan, vất vả.

+ Trong phần cuối bài thơ, người đi đường bỗng nhiên dừng lại, phần vì mệt mỏi, phần vì phân vân nên đi tiếp hay từ bỏ. Nỗi bế tắc, tuyệt vọng bao trùm tâm trạng người đi đường, bởi cuối cùng “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng”.

+ Trong hoàn cảng Cao Bá Quát viết bài thơ này thì hình ảnh “cùng đồ” còn mang ý nghĩa tượng trưng cho con đường bế tắc của xã hội.

– Tầm nhìn nhân cách của Cao Bá Quát

+ Qua niềm bi phẫn và nỗi thất vọng trước con đường khoa cử, con đường công danh và rộng hơn là đường đời có thể thấy được tầm nhìn cao rộng của Cao bá Quát. Ông đã thấy được sự bảo thủ, lạc hậu của chết độ học hành thi cử nói riêng, của chết độ nhà Nguyễn nói chung. Người trí thức hoài nghi và chán nản, bế tắc trước con đường công danh truỳen thống.

+ Qua bài thơ có thể thấy được nhân cách của Cao Bá Quát: Ông chán ghét và phê phán những kẻ bị cám dỗ, bon chen trên con đường danh lợi; ông tự vấn đồng thời cũng tự thức tỉnh bản thân trước con đường khoa cử đã lỗi thời, con đường công danh đầy cám dỗ “Anh đứng làm chi trên bãi cát”-câu thơ thể hiện con người khí phách của Cao Bá Quát; ông có cái nhìn tiến bộ và sự lựa chọn sáng suốt: từ bỏ cái cũ đã lỗi thời, khởi nghĩa phản kháng lại triều đình nhà Nguyễn.

* Nghệ thuật của bài thơ

– Bài thơ có sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa tượng trưng, ý tứ thật hàm súc, sâu xa. Hình ảnh người đi trên bãi cát vừa nhỏ bé, cô độc, vừa hết sức mạnh mẽ; vừa bi phẫn, vừa hào hùng. Hình tượng bãi cát vàng và người đi trên cát là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, không vay mượn, không công thức, ước lệ mà ắt nguồn từ quan sát thực tế.

– “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là bài thơ thuộc loại cổ thể nên có sự tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Nhịp thơ thay đổi linh hoạt, nhịp điệu câu thơ trúc trắc, gồ ghề diễn tả con đường gập ghềnh, khó đi của những bước chân trên bãi cát dài-tượng trưng cho con đường công danh đáng chán ghét, đầy nhọc nhằn, vất vả.

~~> Cuối cùng tổng kết lại vấn đề và nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân.

Chọn tập
Bình luận