Nước ta từ ngàn đời xưa cố vô số tập tục, văn hóa, Văn hoá ẩm thực, văn hoá du lịch, trong đó còn có 1 thứ văn hóa gọi là văn hóa giao thông. Nhưng hiện nay ít ai quan tâm đến thứ văn hóa này. Giao thông đã và đang trở thành vấn đề “quốc nạn” của nước ta. Nguyên nhân thì nhiều nhưng việc nâng cao văn hóa của người khi tham gia giao thông cũng rất là quan trọng để giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông của nước ta hiện nay.
Theo tôi để là người có văn hóa khi tham gia giao thông trước hết chúng ta phải là người hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.Và phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi của bản thân mình mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người tham gia giao thông. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời. Ngoài ra chúng ta phải biết cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như: ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, không xả rác khi tham gia giao thông,…
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, mà loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa…”.
Người ta thường nói: Chật nhà thì nép, chật đường thì chen. Đèn đỏ, mọi người dừng lại trước vạch vôi, ấy thế mà có một cô nàng xinh đẹp cứ đạp chân xuống đường cố nhích, cố lách mũi xe của mình nhoi lên trước dù chỉ là vài xăng ti mét đường. Để làm gì. Không hiểu. Kết quả là bánh xe của cô chẹt lên bàn chân của một người khác đang dừng xe bên cạnh cô. Thế là toáng lên chửi nhau. Vậy văn hóa giao thông đang ở đâu trong mỗi người, tại nạn giao thông từ đâu mà ra?
Đang buồn cười hơn nữa là có anh cảnh sát lăm lăm dùi cui đứng bên đường thì đi đứng sao mà nghiêm chỉnh thế. Vậy mà khi vắng bóng anh thì ôi thôi Đường ta, ta cứ đi, chẳng còn coi thiên hạ xung quanh là gì nữa. Hỏi sao tại nạn lại cứ xảy ra.
Ai cũng nghĩ ở nông thôn trình độ kém hơn ở thành thị, vậy tại sao những bản tin tai nạn đều ở thành thị? Phải chăng trình độ hiểu biết của người nông thôn đã hơn người thành thị?Không phải thế, chỉ vì con người ta biết luật mà vẫn cố không nghe theo, biết sai mà không dừng lại. Phải chăng vấn nạn giao thông xảy ra do chính ý thức của con người.
Tôi cũng chỉ là một học sinh trung học, những gì tôi hiểu về cuộc sống còn rất ít, nhưng những gì tai nghe mắt thấy hằng ngày thì không thể phủ nhận. Ra đến đường đã thấy lạng lách đánh võng, nửa đêm tiếng xe rú ga ầm ầm, rồi lại tai nạn người khóc, kẻ mếu. Nhà nước ta chậm phát triển cũng do ý thức cũng như tình hình giao thông còn kém.
Đường đi cũng không phải ít, từ một trục đường chính rẽ ra vô số đường nhánh nhỏ, nhưng nhiều lúc đường chính còn ” tồi tàn” hơn cả đường nhánh. Đường nhánh do dân tự bảo nhau xây nên, còn đường chính do nhà nước, vậy tại sao đi đâu cũng có ổ gà, ổ voi trên đường, phải chăng đây là hiện tượng tham ô? Thử hỏi tại sao lại không xảy ra tai nạn.
Vậy thì tôi và các bạn hãy cùng hành động.
Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức: Bác dạy “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt, việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó”.
Xây đi đôi với chống: Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt-xấu, đúng-sai, cái đạo đức-cái vô đạo đức vẫn luôn đan xen, đối chọi nhau, thông qua hành vi của những con người khác nhau. Vì vậy việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, đạo đức mới đặc biệt là nếp sống văn hóa giao thông phải được tiến hành và phối hợp chặt chẽ từ bản thân với gia đình, nhà trường và ngoài xã hội; nhất là những tập thể mà nơi con người, công nhân viên chức lao động dành phần lớn thời gian cuộc đời gắn bó.
Phải thường xuyên tu dưỡng văn hóa, đạo đức suốt đời: Đây là một công việc phải làm suốt đời. Là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt. Vấn đề là ở chỗ thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy, mỗi người phải tự tu dưỡng, gia đình và tập thể giúp đỡ tu dưỡng.
Tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại trường học.
Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông. Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường nhịn cho người già, trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông…Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái, quậy phá, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia khi tham gia giao thông…sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mới luôn đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa đạo đức mới Việt Nam ngang tầm với yêu cầu của cuộc cách mạng mới và hội nhập quốc tế. Mỗi người chúng ta phải nghiêm túc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần đưa đất nước phát triển bền vững.