Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Viết bài văn nghị luận về bạo lực học đường

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Liên tục trong vài tháng gần đây, bạo lực học đường (BLHĐ) đã trở thành vấn đề rất đáng quan tâm. BLHĐ đã và đang tồn tại làm cho những người quan tâm đến thế hệ trẻ, đến đạo đức con người suy gẫm thật nhiều ở những góc nhìn khác nhau. Từ vụ giản đơn là nữ sinh đánh nhau cho đến việc nam sinh kết băng nhóm rượt chém giữa đường phố hay gần nhất là vụ việc một học sinh lớp 9 đã nhảy lầu đều mang đậm bóng dáng của BLHĐ. Một bức tranh toàn cảnh về bạo lực cần được nhìn nhận dưới góc độ con người là điều hết sức cần thiết.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của chuyện này thì rất vô chừng. Chỉ cần tranh cãi nhau một chút cũng đánh nhau, chỉ cần mâu thuẫn về hình ảnh cũng có thể đánh nhau, chỉ cần tranh luận về thần tượng cũng đánh nhau, chỉ cần hai nhóm chơi đối lập cũng đánh nhau.

Không chỉ học sinh nam mà học sinh nữ cũng bạo lực – bạo hành. Các học sinh nữ vốn dĩ nhẹ nhàng và uyển chuyển trong chiếc áo dài hay xinh xắn trong chiếc váy đồng phục cũng sẵn sàng cột áo dài lại hay thắt chặt chiếc váy và khăn quàng để… sẵn sàng “choảng” nhau.

Không dừng lại ở đó, thầy cô bạo lực với học sinh bằng những lời nói rất nặng nề, học sinh vô lễ và bạo hành thầy cô bằng nhiều kiểu khác nhau. Dẫu biết rằng kể lại vấn đề chỉ thêm xót xa nhưng đó là một sự thật. Những minh chứng trong thực tế đủ độ sắc nét để thấy rằng BLHĐ đang tồn tại với những hình thù của nó chứ không phải chỉ là mầm mống hay bóng dáng.

Chính các em nhận ra mình đang bị dồn nén, có nhiều điều muốn nói nhưng cũng không biết phải giải tỏa như thế nào. Điều đó đã thôi thúc các em phản ứng bằng những hành vi xa lạ. Đánh nhau để khẳng định mình, đánh nhau để giải tỏa tâm lý, đánh nhau vì những mâu thuẫn không được giải quyết, đánh nhau để dằn mặt đối tượng, đánh nhau để gây scandal… Không ít trẻ em thực sự chẳng hiểu thế nào là việc giải quyết xung đột, theo hành vi bản năng, theo thói quen và theo những phản xạ tích lũy được bằng con đường “di truyền xã hội”, bạo lực như một biện pháp hay cách thức giải quyết vấn đề là thế.

Ngay trong môi trường học đường, việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện dồn ép để học tập vẫn được đặt để như một yêu cầu tối quan trọng. Đó là chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục… Không ít thầy cô giáo vẫn cho rằng mình là bậc “bề trên”, thời gian đâu để lắng nghe, điều kiện đâu để tìm hiểu hoàn cảnh, sự đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức còn bị xem nhẹ thì thử hỏi bạo lực – một hành vi bột phát sao không có cơ hội nảy sinh?

Nếu cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên thì bao nhiêu bậc phụ huynh quan tâm đến con cái mình một cách đúng nghĩa? Thời gian dành cho việc trò chuyện với con thì không có, điều kiện để uốn nắn cũng không. Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền thế là cứ làm – cứ ăn, cứ ra – cứ vào và cũng bạo lực như ai thì thử hỏi sao mọi chuyện có thể được giải quyết.

Cũng không thể không đề cập đến những tác động khác xoay quanh xu hướng hành vi nhân cách của đứa trẻ. Sự ảnh hưởng của các loại sản phẩm được núp bóng dưới văn hóa một cách thô thiển, đó là những trò chơi bạo lực gián tiếp hay trực tuyến, đó là những phim ảnh thiếu sự kiểm soát của những cơ quan chức năng được tuồn vào bằng nhiều hình thức dẫn đến sự “rối nhiễu” hành vi về mặt tâm lý. Đây không hẳn là sự rối nhiễu mang tính chất tâm thần mà đó là rối nhiễu hay lệch chuẩn hành vi với những định hướng chuẩn mực.

Giải pháp

Nhà trường cũng như phương tiện truyền thông, báo chí phản ánh về một số hành vi tiêu cực trong học đường: BLHĐ, thiếu thái độ tôn sư trọng đạo, gian lận trong học tập, chuyện yêu đương và quan hệ tình dục quá sớm dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng, tiếp cận với chất kích thích và văn hóa phẩm không lành mạnh… nhưng liệu rằng chúng ta đã chú ý thực sự đến căn nguyên của vấn đề hay chưa? Vấn đề quan trọng có thể nhận thấy là chúng ta chưa thật sự tập trung xây dựng văn hóa học đường, chưa định dạng nó để mọi thứ trong mối quan hệ ứng xử đều được “ép chuẩn” một cách tự nhiên dựa trên sự ám thị nhóm hoặc ám thị xã hội.

Bộ GD-ĐT phát động phong trào xây dựng môi trường học đường thân thiện và TP.HCM là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào này. Thế nhưng, thế nào là môi trường thân thiện, môi trường này có những tiêu chuẩn nào cần đảm bảo? Khi mọi yếu tố chưa quy về thành những tiêu chí có thể đo lường thì vấn đề sẽ khó được giải quyết. Tại hội thảo khoa học tâm lý giáo dục toàn quốc về “Văn hóa học đường – Lý luận và thực tiễn”, vấn đề giáo dục đạo đức,…

Liên tục trong vài tháng gần đây, bạo lực học đường (BLHĐ) đã trở thành vấn đề rất đáng quan tâm. BLHĐ đã và đang tồn tại làm cho những người quan tâm đến thế hệ trẻ, đến đạo đức con người suy gẫm thật nhiều ở những góc nhìn khác nhau. Từ vụ giản đơn là nữ sinh đánh nhau cho đến việc nam sinh kết băng nhóm rượt chém giữa đường phố hay gần nhất là vụ việc một học sinh lớp 9 đã nhảy lầu đều mang đậm bóng dáng của BLHĐ. Một bức tranh toàn cảnh về bạo lực cần được nhìn nhận dưới góc độ con người là điều hết sức cần thiết.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của chuyện này thì rất vô chừng. Chỉ cần tranh cãi nhau một chút cũng đánh nhau, chỉ cần mâu thuẫn về hình ảnh cũng có thể đánh nhau, chỉ cần tranh luận về thần tượng cũng đánh nhau, chỉ cần hai nhóm chơi đối lập cũng đánh nhau.

Không chỉ học sinh nam mà học sinh nữ cũng bạo lực – bạo hành. Các học sinh nữ vốn dĩ nhẹ nhàng và uyển chuyển trong chiếc áo dài hay xinh xắn trong chiếc váy đồng phục cũng sẵn sàng cột áo dài lại hay thắt chặt chiếc váy và khăn quàng để… sẵn sàng “choảng” nhau.

Không dừng lại ở đó, thầy cô bạo lực với học sinh bằng những lời nói rất nặng nề, học sinh vô lễ và bạo hành thầy cô bằng nhiều kiểu khác nhau. Dẫu biết rằng kể lại vấn đề chỉ thêm xót xa nhưng đó là một sự thật. Những minh chứng trong thực tế đủ độ sắc nét để thấy rằng BLHĐ đang tồn tại với những hình thù của nó chứ không phải chỉ là mầm mống hay bóng dáng.

Chính các em nhận ra mình đang bị dồn nén, có nhiều điều muốn nói nhưng cũng không biết phải giải tỏa như thế nào. Điều đó đã thôi thúc các em phản ứng bằng những hành vi xa lạ. Đánh nhau để khẳng định mình, đánh nhau để giải tỏa tâm lý, đánh nhau vì những mâu thuẫn không được giải quyết, đánh nhau để dằn mặt đối tượng, đánh nhau để gây scandal… Không ít trẻ em thực sự chẳng hiểu thế nào là việc giải quyết xung đột, theo hành vi bản năng, theo thói quen và theo những phản xạ tích lũy được bằng con đường “di truyền xã hội”, bạo lực như một biện pháp hay cách thức giải quyết vấn đề là thế.

Ngay trong môi trường học đường, việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện dồn ép để học tập vẫn được đặt để như một yêu cầu tối quan trọng. Đó là chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục… Không ít thầy cô giáo vẫn cho rằng mình là bậc “bề trên”, thời gian đâu để lắng nghe, điều kiện đâu để tìm hiểu hoàn cảnh, sự đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức còn bị xem nhẹ thì thử hỏi bạo lực – một hành vi bột phát sao không có cơ hội nảy sinh?

Nếu cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên thì bao nhiêu bậc phụ huynh quan tâm đến con cái mình một cách đúng nghĩa? Thời gian dành cho việc trò chuyện với con thì không có, điều kiện để uốn nắn cũng không. Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền thế là cứ làm – cứ ăn, cứ ra – cứ vào và cũng bạo lực như ai thì thử hỏi sao mọi chuyện có thể được giải quyết.

Cũng không thể không đề cập đến những tác động khác xoay quanh xu hướng hành vi nhân cách của đứa trẻ. Sự ảnh hưởng của các loại sản phẩm được núp bóng dưới văn hóa một cách thô thiển, đó là những trò chơi bạo lực gián tiếp hay trực tuyến, đó là những phim ảnh thiếu sự kiểm soát của những cơ quan chức năng được tuồn vào bằng nhiều hình thức dẫn đến sự “rối nhiễu” hành vi về mặt tâm lý. Đây không hẳn là sự rối nhiễu mang tính chất tâm thần mà đó là rối nhiễu hay lệch chuẩn hành vi với những định hướng chuẩn mực.

Giải pháp

Nhà trường cũng như phương tiện truyền thông, báo chí phản ánh về một số hành vi tiêu cực trong học đường: BLHĐ, thiếu thái độ tôn sư trọng đạo, gian lận trong học tập, chuyện yêu đương và quan hệ tình dục quá sớm dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng, tiếp cận với chất kích thích và văn hóa phẩm không lành mạnh… nhưng liệu rằng chúng ta đã chú ý thực sự đến căn nguyên của vấn đề hay chưa? Vấn đề quan trọng có thể nhận thấy là chúng ta chưa thật sự tập trung xây dựng văn hóa học đường, chưa định dạng nó để mọi thứ trong mối quan hệ ứng xử đều được “ép chuẩn” một cách tự nhiên dựa trên sự ám thị nhóm hoặc ám thị xã hội.

Bộ GD-ĐT phát động phong trào xây dựng môi trường học đường thân thiện và TP.HCM là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào này. Thế nhưng, thế nào là môi trường thân thiện, môi trường này có những tiêu chuẩn nào cần đảm bảo? Khi mọi yếu tố chưa quy về thành những tiêu chí có thể đo lường thì vấn đề sẽ khó được giải quyết. Tại hội thảo khoa học tâm lý giáo dục toàn quốc về “Văn hóa học đường – Lý luận và thực tiễn”, vấn đề giáo dục đạo đức,…

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky