Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại của bài thơ Chiều tối

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Hồ Chí Minh là nhà Cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, đồng thời là một tác gia lớn. Bác để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, nổi bật nhất là tập “Nhật kí trong tù”.Trong số 133 bài thơ của tập nhật kí, “Mộ” là một bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu. Đó là bài thơ thứ 31, được sáng tác vào cuối thu năm 1942, trên con đường từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn. Đằng sau đó là vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Bài thơ tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.

Điều đó được thể hiện ở một số phương diện: Thi đề, thi liệu, bút pháp, ngôn ngữ,

Trước tiên là thi đề. Nội dung trữ tình của bài thơ thuộc về một trong những đề tài khá quen thuộc trong thơ cổ điển phương Đông đó là hoàng hôn và nỗi niềm cô đơn. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là ngay trong thi đề, Bác đã đưa vào bài thơ những yếu tố hiện đại. Đó là sự chuyển dịch từ không gian vũ trụ mang tính chất vĩnh viễn, vĩnh hằng đậm màu sắc ước lệ ở hai câu thơ đầu sang không gian đời thường, mang tính chất sinh hoạt vừa cụ thể vừa sống động ở hai câu sau, điều mà trong thao tác tư duy thơ, các nhà thơ trung đại ít khi thể hiện.

Chính sự phá cách trong việc mở rộng biên độ của đề tài đã chi phối việc sử dụng thi liệu. Đã có một sự sáng tạo mới về thi liệu mà cụ thể là việc sử dụng hình ảnh thơ. Ngoài những hình ảnh quen thuộc: vân (cô vân), điểu (quyện diểu), lâm (quy lâm), sơn (sơn thôn)…là những chất liệu mới: thiếu nữ, ma bao túc (xay ngô), lô (lò than)… Điều này không chỉ cho thấy tính hiện đại của bài thơ qua sự vận động của thi tứ mà quan trong hơn, còn cho thấy tính hiên đại của bài thơ qua quan niệm thẫm mĩ. Đối với Hồ Chí Minh, khung cảnh sinh hoạt sống động kia mới thực sự là nội dung chính của bức tranh. Hãy chú ý cách tô đậm các đường nét chính và gam màu chủ đạo của khung cảnh chiều tối nếu ta nhìn bài thơ từ góc nhìn của hội họa. Hình ảnh thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng kia không ngẫu nhiên và cũng không chỉ đóng vai trò của một thứ chất liệu thông thường. Nó toát lên sức quyến rũ của sự sống, nét duyên dáng, trẻ trung của con người. Đó là vẻ đẹp của cuộc sống mà tác giả Ngục trung nhất kí luôn lưu tâm và là một thứ lửa sưởi ấm cõi lòng nhân vật trữ tình của bài thơ. Vì lí tưởng mà Người theo đuổi, đă từng chấp nhận xa Tổ quốc, quê hương và sẵn lòng chịu đựng vô vàn những thử thách, gian truân khác trên chặng đường đấu tranh suốt ba mươi năm…

Tiếp theo, nét cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều tối cũng được thể hiện khá nổi bật trong bút pháp.Ta có thể nhận thấy bút pháp gợi tả, chấm phá theo phong cách vẽ tranh thủy mặc được tác giả sử dụng một cách hiệu quả. Ngay cả trong khi sử dụng bút pháp chấm phá theo lối cổ điển, tác giả đã để dấu ấn người nghệ sĩ hiện đại của mình qua thái độ và cảm xúc riêng (khá trực tiếp) lên tạo vật. Tiếp cận hệ thống hình ảnh cụ thể của bài thơ, người đọc có thể nhận ra một cách rõ ràng là tác giả không chỉ muốn dừng lại trong hình ảnh còn chung chung của điểu (một cánh chim) mà muốn cá biệt hóa bằng nét vẽ quyện điểu (một cánh chim mỏi mệt); cũng không muốn đơn giản hóa trong một khái niệm là vân mà cố tình tạo thêm những điểm nhấn cô vân mạn mạn (đám mây đơn lẻ uể oải, chậm chạp trôi)… Sự chia sẻ về tình cảm và thái độ ngay trong khi sử dụng bút pháp cổ điển ở hai câu đầu của bài thơ cho thấy sự hiện diện của cái “Tôi” trữ tình và là một bằng chứng cho thấy Hồ Chí Minh thuộc kiểu mẫu nhà thơ hiện đại. Điều này càng là một hiển nhiên khi tác giả chuyển từ bút pháp gợi tả, chấm phá sang bút pháp miêu tả, thực tả.

Cuối cùng, trong sử dụng ngôn ngữ, màu sắc cổ điển mà hiện đại của bài thơ lại càng rõ với sự gia tăng và ưu tiên cho động từ và ngôn ngữ thông dụng của bạch thoại (Bạch thoại tức là ngôn ngữ nói của người Hán; ngôn ngữ viết dựa trên ngôn ngữ nói ấy; phân biệt với văn ngôn, văn bạch thoại) *

Mộ (Chiều tối) là một bài thơ đáng yêu: Màu sắc cổ điển hàm súc kết hợp với tính chất trẻ trung, hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ trong bóng tối đến sự sống, ánh sáng và tương lai. Nét vẽ tinh tế, thể hiện một hồn thơ “bát ngát tình”. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là nhà Cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, đồng thời là một tác gia lớn. Bác để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, nổi bật nhất là tập “Nhật kí trong tù”.Trong số 133 bài thơ của tập nhật kí, “Mộ” là một bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu. Đó là bài thơ thứ 31, được sáng tác vào cuối thu năm 1942, trên con đường từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn. Đằng sau đó là vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Bài thơ tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.

Điều đó được thể hiện ở một số phương diện: Thi đề, thi liệu, bút pháp, ngôn ngữ,

Trước tiên là thi đề. Nội dung trữ tình của bài thơ thuộc về một trong những đề tài khá quen thuộc trong thơ cổ điển phương Đông đó là hoàng hôn và nỗi niềm cô đơn. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là ngay trong thi đề, Bác đã đưa vào bài thơ những yếu tố hiện đại. Đó là sự chuyển dịch từ không gian vũ trụ mang tính chất vĩnh viễn, vĩnh hằng đậm màu sắc ước lệ ở hai câu thơ đầu sang không gian đời thường, mang tính chất sinh hoạt vừa cụ thể vừa sống động ở hai câu sau, điều mà trong thao tác tư duy thơ, các nhà thơ trung đại ít khi thể hiện.

Chính sự phá cách trong việc mở rộng biên độ của đề tài đã chi phối việc sử dụng thi liệu. Đã có một sự sáng tạo mới về thi liệu mà cụ thể là việc sử dụng hình ảnh thơ. Ngoài những hình ảnh quen thuộc: vân (cô vân), điểu (quyện diểu), lâm (quy lâm), sơn (sơn thôn)…là những chất liệu mới: thiếu nữ, ma bao túc (xay ngô), lô (lò than)… Điều này không chỉ cho thấy tính hiện đại của bài thơ qua sự vận động của thi tứ mà quan trong hơn, còn cho thấy tính hiên đại của bài thơ qua quan niệm thẫm mĩ. Đối với Hồ Chí Minh, khung cảnh sinh hoạt sống động kia mới thực sự là nội dung chính của bức tranh. Hãy chú ý cách tô đậm các đường nét chính và gam màu chủ đạo của khung cảnh chiều tối nếu ta nhìn bài thơ từ góc nhìn của hội họa. Hình ảnh thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng kia không ngẫu nhiên và cũng không chỉ đóng vai trò của một thứ chất liệu thông thường. Nó toát lên sức quyến rũ của sự sống, nét duyên dáng, trẻ trung của con người. Đó là vẻ đẹp của cuộc sống mà tác giả Ngục trung nhất kí luôn lưu tâm và là một thứ lửa sưởi ấm cõi lòng nhân vật trữ tình của bài thơ. Vì lí tưởng mà Người theo đuổi, đă từng chấp nhận xa Tổ quốc, quê hương và sẵn lòng chịu đựng vô vàn những thử thách, gian truân khác trên chặng đường đấu tranh suốt ba mươi năm…

Tiếp theo, nét cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều tối cũng được thể hiện khá nổi bật trong bút pháp.Ta có thể nhận thấy bút pháp gợi tả, chấm phá theo phong cách vẽ tranh thủy mặc được tác giả sử dụng một cách hiệu quả. Ngay cả trong khi sử dụng bút pháp chấm phá theo lối cổ điển, tác giả đã để dấu ấn người nghệ sĩ hiện đại của mình qua thái độ và cảm xúc riêng (khá trực tiếp) lên tạo vật. Tiếp cận hệ thống hình ảnh cụ thể của bài thơ, người đọc có thể nhận ra một cách rõ ràng là tác giả không chỉ muốn dừng lại trong hình ảnh còn chung chung của điểu (một cánh chim) mà muốn cá biệt hóa bằng nét vẽ quyện điểu (một cánh chim mỏi mệt); cũng không muốn đơn giản hóa trong một khái niệm là vân mà cố tình tạo thêm những điểm nhấn cô vân mạn mạn (đám mây đơn lẻ uể oải, chậm chạp trôi)… Sự chia sẻ về tình cảm và thái độ ngay trong khi sử dụng bút pháp cổ điển ở hai câu đầu của bài thơ cho thấy sự hiện diện của cái “Tôi” trữ tình và là một bằng chứng cho thấy Hồ Chí Minh thuộc kiểu mẫu nhà thơ hiện đại. Điều này càng là một hiển nhiên khi tác giả chuyển từ bút pháp gợi tả, chấm phá sang bút pháp miêu tả, thực tả.

Cuối cùng, trong sử dụng ngôn ngữ, màu sắc cổ điển mà hiện đại của bài thơ lại càng rõ với sự gia tăng và ưu tiên cho động từ và ngôn ngữ thông dụng của bạch thoại (Bạch thoại tức là ngôn ngữ nói của người Hán; ngôn ngữ viết dựa trên ngôn ngữ nói ấy; phân biệt với văn ngôn, văn bạch thoại) *

Mộ (Chiều tối) là một bài thơ đáng yêu: Màu sắc cổ điển hàm súc kết hợp với tính chất trẻ trung, hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ trong bóng tối đến sự sống, ánh sáng và tương lai. Nét vẽ tinh tế, thể hiện một hồn thơ “bát ngát tình”. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Chọn tập
Bình luận