Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Em hiểu thế nào là việc chia sẻ và đồng cảm trong xã hội ngày nay

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Giống như bao con người thành đạt khác, sau khi hoàn thành bộ truyện harry potter, J. K. Rowling là người đồng sáng lập tổ chức Children’s High Level Group nhằm đem lại cho trẻ em một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Các chương trình truyền hình nhằm giúp cho những con người nghèo khổ thoát khỏi cuộc sống lăn lộn vất vả ngày càng nhiều hơn. Tất cả đều thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ngày nay, ngay trong lòng xã hội mà “đèn nhà ai nhà nấy rạng” rồi cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.

Như vậy đồng cảm là gì? Theo cách hiệu thông thường, đồng cảm là cùng cảm nhận, hiểu được cảm giác, tình trạng, tình cảm của người kia. Còn chia sẻ? Chia sẻ là “có phúc cùng hưởng có họa cùng chia”, cái gì cũng có phần của cả hai. Như vậy, đồng cảm và chia sẻ là sự cảm thông, thương xót và cho đi hay giúp đỡ kẻ khác về tinh thần, vật chất giúp họ thay đổi hoàn cảnh sống cũ mà không mong muốn được đáp trả đền ơn. Đó chính là “lòng nhân ái” thương người tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta.

Đồng cảm và chia sẻ đều xuất phát từ trái tim mình! Đó là nguồn gốc, là động lực đầu tiên để ta có thể cảm nhận và hy sinh –cho đi một cái gì đó dù là rất nhỏ. Tôi xin kể cho các bạn nghe, một câu chuyện rất thật, …thật 100%…

”Trời đông giá rét, một ni sư già ôm một tấm chăn quấn chặt một bé gái sơ sinh…em chưa đầy 2 tháng tuổi, vào một khuôn viên tu viện.. Gặp vị bề trên tu viện, Ni sư thưa: “Mô phật, con nghe nói ở có chỗ nuôi em bé? Hay nếu có thể cho con gửi cháu ít ngày để con đi làm giấy tờ cho cháu…!”. Một phút yên lặng ni sư tiếp, như sợ bị từ chối: “Mô phật, con đi suốt 2 ngày nay, đến mấy chỗ mà không có ai nhận…Họ đòi thủ tục giấy tờ, mà cháu bé có giấy tờ gì đâu…?!Bỏ thì không đành mà gửi thì không ai nhận!Con thì không nuôi được. Biết sao bây giờ…?Hay thầy cho con gửi cháu vài ngày đi, nó đang bệnh nữa …không biết có sống nổi không?! Ông bề trên ngần ngừ…Giáng sinh sắp đến, vừa lo lễ, vừa phải chăm sóc gần 20 bệnh nhân cuối đời, mà chỉ có mấy anh em. Nhận em bé thì ai lo, và con nít tí tẹo…mấy ông đàn ông sao chăm, bồng bế nó lọt tay thì sao…Mình còn đang bệnh nữa…Nhưng từ chối thì…Cháu bé sẽ thế nào đây, mọi cửa nhà trọ đã đóng rồi, mình cũng đóng cửa luôn sao? Không thể như thế dược!!Nhìn vị ni sư già bồng bế tấm khăn quấn sinh linh yếu ớt…Chạnh lòng, ông nhận “bọc khăn”, túi ni lông đựng quần áo, …và nói:”Chúng tôi nhận cháu và sẽ chăm sóc cho cháu…”

Không biết bạn cảm thấy gì!Còn tôi thì học được nhiều điều lắm…

Như đã nói, đồng cảm và chia sẻ đều phải xuất phát từ trái tim. Và để đồng cảm, điều nhất thiết phải có, đó là lòng nhân ái. Kế đến, đó là tri thức về con người…để có thể hiểu, cảm thông về các vấn đề xã hội, để có nhận thức đúng về con người, về xã hội.
Nói như thế, có lẽ đồng cảm có vẻ khó! Cần có nhiều thứ quá, nhưng nhìn kĩ lại, tất cả nó đều ở trong ta!Nhưng bị vùi dập bởi những xô bồ, nhộn nhịp của cuộc sống, của công việc. Chẳng lẽ, trong mỗi con người của ta lại không có chút long nhân ái ?Tri thức thì chắc chắn ai cũng có, dù ít dù nhiều cũng đủ để ta có thể cảm thông rồi!Đồng cảm không phải nhất thiết là phải làm cái gì đấy thật lớn thật to! Đồng cảm có thể chỉ bằng ánh mắt, nụ cười, một bàn tay, hay một lời động viên, dù rất nhỏ bé và dễ dàng nhưng hiệu quả đem lại ít ai ngờ tới.

Trao đổi kiến thức, học vấn để hiểu mình, hiểu người, đây là một bước rất quan trọng để có thể “đồng cảm”với bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào!

Như vậy, ai ai trong chúng ta cũng có thể đồng cảm rồi; nó dễ bởi vì nó hiện ngay trước mắt ta, nhìn hình ảnh một đứa trẻ Châu Phi phải uống nước ở những vũng nước bẩn đục ngầu, nhìn những con người bị hủy hoại bởi căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS hay những bệnh nhân hủi, ai trong chúng ta không thấy thương cảm, nao nao trong lòng sao ?!Có lẽ chỉ có những người vô cảm thì mới không cảm thấy ?Như thế đã là đồng cảm rồi!Nhưng chia sẻ, có lẽ không dễ dàng gì! Khó bởi vì ta chưa trải qua những đau khổ, mất mát, thiếu thốn đó. Và…để chia sẻ, ta cần có sự hi sinh…về của cải, thời gian, về tri thức và tâm hồn mình, đó là điều không phải ai cũng có thể làm được để có thể cho đi! Câu chuyện trên có lẽ đã phản ánh rất rõ rồi, mất thời gian, công sức, của cải…rồi bao nhiêu khó khăn hơn nữa, những lời dèm pha, dị nghị xóm làng xung quanh, làm mẹ nuôi con đã khó, “gà trống nuôi con còn khó hơn”. Cuộc sống ở tu viện bị đảo lộn, vất vả hơn, phải tự học, tự làm đủ thứ…tắm rửa, lau chùi, thay tã, áo quần, pha sữa, …cho em bé đó.

Ngày nay có người cho rằng “đồng cảm và chia sẻ là việc của những người làm công tác xã hội, vả lại bây giờ các hội, tổ chức nhiều lắm rồi, chẳn cần phải quan tâm dến đồng cảm và chia sẻ làm gì ?!” Thế thì đồng cảm và chia sẻ xa lạ quá, thế giới này còn biết bao con người đang lâm phải cảnh đói khổ, nghèo túng, bệnh tật, hàng năm có hang nghìn hang triệu người chết cì đói, vì bệnh tật. Riêng Việt Nam ta thôi, bãi rác Sân Bua- Trà Vinh, rồi nghĩ trang Bình Hưng Hòa nơi cư ngụ của những đứa trẻ bụi đời, phải bán vé số, ve chai lượm rác?Hay như Bãi Rác và Nghĩa Trang Đông Thạnh-Hóc Môn, …

Các hội, các tổ chức, đúng là nhiều thật, nhưng không đủ, thực sự không đủ, đâu thể lo hết cho những con người đó!Xã hội này sẽ đẹp biết bao, nếu mỗi người chúng ta chung tay góp sức, vì 4 chữ “đồng cảm “ và “chia sẻ”. Dù ít dù nhiều mỗi đóng góp chia sẻ ấy, dù nhỏ bé đi nữa nhưng rất cần, rất cần, vì mối người, một chút, một tí dần dần sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, đẩy lùi đói khổ, đưa con người ra khỏi cuộc sống nhớp nhúa, đầy đói khổ bệnh tật.

Đồng cảm và chia sẻ là điều mà ai cũng muốn làm? Ôi! Nếu thế thì trái đất này đẹp biết bao! Cuộc sống ngày nay được cải thiện, người ta có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình. Những con người “đèn nhà ai nhà nấy rạng” rồi “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” nhiều, nhiều lắm! Họ thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy hoặc các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cãi nhau, đánh nhau họ cũng làm ngơ…

Thực ra đồng cảm và chia sẻ không phải là cái gì đó xa vời, không thể với tới được nhưng rất dễ, có thể bằng nhiều cách, dù chỉ là một cái nắm tay, một vòng tay rộng mở, một cái nhìn trìu mến, một bờ vai nương tựa, hay thậm chí là những giọt nước mắt, …

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói “sống trên đời cần có một tấm lòng”, vâng, “cần có một tấm lòng”, như vậy ta mới có thể đồng cảm, cảm thông cho những khốn khó cả về thể xác, tâm hồn của những người khốn khó để rồi sẻ chia, nâng đỡ và giúp đỡ họ vượt qua đau khổ, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần”có một tấm lòng” để cụm từ “đồng cảm và chia sẻ” không phải quá xa lạ với mỗi người trong chúng ta!!

Khi mình giúp một ai đó cũng là lúc mình nhận được một niềm vui nên đồng cảm và chia sẽ là nếp sống đẹp mà ai cũng cần có. Thiết nghĩ xã hội bây giờ mà ai cũng có được nếp sống như thế thì cả trái đất này luôn là màu hồng hạnh phúc.

Không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem đến hạnh phúc cho người khác! (Beethoven)

Giống như bao con người thành đạt khác, sau khi hoàn thành bộ truyện harry potter, J. K. Rowling là người đồng sáng lập tổ chức Children’s High Level Group nhằm đem lại cho trẻ em một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Các chương trình truyền hình nhằm giúp cho những con người nghèo khổ thoát khỏi cuộc sống lăn lộn vất vả ngày càng nhiều hơn. Tất cả đều thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ngày nay, ngay trong lòng xã hội mà “đèn nhà ai nhà nấy rạng” rồi cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.

Như vậy đồng cảm là gì? Theo cách hiệu thông thường, đồng cảm là cùng cảm nhận, hiểu được cảm giác, tình trạng, tình cảm của người kia. Còn chia sẻ? Chia sẻ là “có phúc cùng hưởng có họa cùng chia”, cái gì cũng có phần của cả hai. Như vậy, đồng cảm và chia sẻ là sự cảm thông, thương xót và cho đi hay giúp đỡ kẻ khác về tinh thần, vật chất giúp họ thay đổi hoàn cảnh sống cũ mà không mong muốn được đáp trả đền ơn. Đó chính là “lòng nhân ái” thương người tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta.

Đồng cảm và chia sẻ đều xuất phát từ trái tim mình! Đó là nguồn gốc, là động lực đầu tiên để ta có thể cảm nhận và hy sinh –cho đi một cái gì đó dù là rất nhỏ. Tôi xin kể cho các bạn nghe, một câu chuyện rất thật, …thật 100%…

”Trời đông giá rét, một ni sư già ôm một tấm chăn quấn chặt một bé gái sơ sinh…em chưa đầy 2 tháng tuổi, vào một khuôn viên tu viện.. Gặp vị bề trên tu viện, Ni sư thưa: “Mô phật, con nghe nói ở có chỗ nuôi em bé? Hay nếu có thể cho con gửi cháu ít ngày để con đi làm giấy tờ cho cháu…!”. Một phút yên lặng ni sư tiếp, như sợ bị từ chối: “Mô phật, con đi suốt 2 ngày nay, đến mấy chỗ mà không có ai nhận…Họ đòi thủ tục giấy tờ, mà cháu bé có giấy tờ gì đâu…?!Bỏ thì không đành mà gửi thì không ai nhận!Con thì không nuôi được. Biết sao bây giờ…?Hay thầy cho con gửi cháu vài ngày đi, nó đang bệnh nữa …không biết có sống nổi không?! Ông bề trên ngần ngừ…Giáng sinh sắp đến, vừa lo lễ, vừa phải chăm sóc gần 20 bệnh nhân cuối đời, mà chỉ có mấy anh em. Nhận em bé thì ai lo, và con nít tí tẹo…mấy ông đàn ông sao chăm, bồng bế nó lọt tay thì sao…Mình còn đang bệnh nữa…Nhưng từ chối thì…Cháu bé sẽ thế nào đây, mọi cửa nhà trọ đã đóng rồi, mình cũng đóng cửa luôn sao? Không thể như thế dược!!Nhìn vị ni sư già bồng bế tấm khăn quấn sinh linh yếu ớt…Chạnh lòng, ông nhận “bọc khăn”, túi ni lông đựng quần áo, …và nói:”Chúng tôi nhận cháu và sẽ chăm sóc cho cháu…”

Không biết bạn cảm thấy gì!Còn tôi thì học được nhiều điều lắm…

Như đã nói, đồng cảm và chia sẻ đều phải xuất phát từ trái tim. Và để đồng cảm, điều nhất thiết phải có, đó là lòng nhân ái. Kế đến, đó là tri thức về con người…để có thể hiểu, cảm thông về các vấn đề xã hội, để có nhận thức đúng về con người, về xã hội.
Nói như thế, có lẽ đồng cảm có vẻ khó! Cần có nhiều thứ quá, nhưng nhìn kĩ lại, tất cả nó đều ở trong ta!Nhưng bị vùi dập bởi những xô bồ, nhộn nhịp của cuộc sống, của công việc. Chẳng lẽ, trong mỗi con người của ta lại không có chút long nhân ái ?Tri thức thì chắc chắn ai cũng có, dù ít dù nhiều cũng đủ để ta có thể cảm thông rồi!Đồng cảm không phải nhất thiết là phải làm cái gì đấy thật lớn thật to! Đồng cảm có thể chỉ bằng ánh mắt, nụ cười, một bàn tay, hay một lời động viên, dù rất nhỏ bé và dễ dàng nhưng hiệu quả đem lại ít ai ngờ tới.

Trao đổi kiến thức, học vấn để hiểu mình, hiểu người, đây là một bước rất quan trọng để có thể “đồng cảm”với bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào!

Như vậy, ai ai trong chúng ta cũng có thể đồng cảm rồi; nó dễ bởi vì nó hiện ngay trước mắt ta, nhìn hình ảnh một đứa trẻ Châu Phi phải uống nước ở những vũng nước bẩn đục ngầu, nhìn những con người bị hủy hoại bởi căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS hay những bệnh nhân hủi, ai trong chúng ta không thấy thương cảm, nao nao trong lòng sao ?!Có lẽ chỉ có những người vô cảm thì mới không cảm thấy ?Như thế đã là đồng cảm rồi!Nhưng chia sẻ, có lẽ không dễ dàng gì! Khó bởi vì ta chưa trải qua những đau khổ, mất mát, thiếu thốn đó. Và…để chia sẻ, ta cần có sự hi sinh…về của cải, thời gian, về tri thức và tâm hồn mình, đó là điều không phải ai cũng có thể làm được để có thể cho đi! Câu chuyện trên có lẽ đã phản ánh rất rõ rồi, mất thời gian, công sức, của cải…rồi bao nhiêu khó khăn hơn nữa, những lời dèm pha, dị nghị xóm làng xung quanh, làm mẹ nuôi con đã khó, “gà trống nuôi con còn khó hơn”. Cuộc sống ở tu viện bị đảo lộn, vất vả hơn, phải tự học, tự làm đủ thứ…tắm rửa, lau chùi, thay tã, áo quần, pha sữa, …cho em bé đó.

Ngày nay có người cho rằng “đồng cảm và chia sẻ là việc của những người làm công tác xã hội, vả lại bây giờ các hội, tổ chức nhiều lắm rồi, chẳn cần phải quan tâm dến đồng cảm và chia sẻ làm gì ?!” Thế thì đồng cảm và chia sẻ xa lạ quá, thế giới này còn biết bao con người đang lâm phải cảnh đói khổ, nghèo túng, bệnh tật, hàng năm có hang nghìn hang triệu người chết cì đói, vì bệnh tật. Riêng Việt Nam ta thôi, bãi rác Sân Bua- Trà Vinh, rồi nghĩ trang Bình Hưng Hòa nơi cư ngụ của những đứa trẻ bụi đời, phải bán vé số, ve chai lượm rác?Hay như Bãi Rác và Nghĩa Trang Đông Thạnh-Hóc Môn, …

Các hội, các tổ chức, đúng là nhiều thật, nhưng không đủ, thực sự không đủ, đâu thể lo hết cho những con người đó!Xã hội này sẽ đẹp biết bao, nếu mỗi người chúng ta chung tay góp sức, vì 4 chữ “đồng cảm “ và “chia sẻ”. Dù ít dù nhiều mỗi đóng góp chia sẻ ấy, dù nhỏ bé đi nữa nhưng rất cần, rất cần, vì mối người, một chút, một tí dần dần sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, đẩy lùi đói khổ, đưa con người ra khỏi cuộc sống nhớp nhúa, đầy đói khổ bệnh tật.

Đồng cảm và chia sẻ là điều mà ai cũng muốn làm? Ôi! Nếu thế thì trái đất này đẹp biết bao! Cuộc sống ngày nay được cải thiện, người ta có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình. Những con người “đèn nhà ai nhà nấy rạng” rồi “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” nhiều, nhiều lắm! Họ thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy hoặc các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cãi nhau, đánh nhau họ cũng làm ngơ…

Thực ra đồng cảm và chia sẻ không phải là cái gì đó xa vời, không thể với tới được nhưng rất dễ, có thể bằng nhiều cách, dù chỉ là một cái nắm tay, một vòng tay rộng mở, một cái nhìn trìu mến, một bờ vai nương tựa, hay thậm chí là những giọt nước mắt, …

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói “sống trên đời cần có một tấm lòng”, vâng, “cần có một tấm lòng”, như vậy ta mới có thể đồng cảm, cảm thông cho những khốn khó cả về thể xác, tâm hồn của những người khốn khó để rồi sẻ chia, nâng đỡ và giúp đỡ họ vượt qua đau khổ, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần”có một tấm lòng” để cụm từ “đồng cảm và chia sẻ” không phải quá xa lạ với mỗi người trong chúng ta!!

Khi mình giúp một ai đó cũng là lúc mình nhận được một niềm vui nên đồng cảm và chia sẽ là nếp sống đẹp mà ai cũng cần có. Thiết nghĩ xã hội bây giờ mà ai cũng có được nếp sống như thế thì cả trái đất này luôn là màu hồng hạnh phúc.

Không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem đến hạnh phúc cho người khác! (Beethoven)

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky