“Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” – Một nhận định sâu sắc của Nooc-man Ku-sin trong tập Những vòng tay âu yếm.
Cuộc đời này là gì? 80 năm? 100 năm? Cuộc sống của con người chỉ là chớp mắt của vũ trụ bao la. Cuộc sống không vô hạn, chính thế mà mỗi giây phút được sống mới đáng trân trọng, mỗi khoánh khắc sống mới quý giá vô ngần.
“Khó nhọc qua ngày xin sống”
Đối lập với sự sống là cái chết, là sự không-sống hay nói cách khác là sự tồn tại vô nghĩa của con người trong cuộc đời, trong sự tồn tại kéo dài lê thê theo dòng thời gian. Nó vô tận, vô nghĩa, là chết.
Sống-Chết là một quy luật.
Cái gì được sinh ra rồi cũng sẽ chết đi.
Cái chết-sự kết thúc của cuộc đời con người.
Nhưng…chết đâu phải là hết?
Cái chết không xóa đi hoàn toàn sự hiện hữu của con người, hãy nhìn xem, họ không còn sống, không hiện diện, trái tim không còn đập nữa, không còn hơi thở ấm áp, nhưng họ vẫn tồn tại, theo một hình thức nào đấy quanh ta. Giá trị của con người không nằm ở những gì chúng ta nhìn thấy mà là những gì chúng ta cảm, trong tâm tưởng, trong tiềm thức, trong những giá trị để lại cho cuộc đời
Này là các chiến sĩ ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc nhé, này là các nhà khoa học lỗi lạc của toàn nhân loại. Chẳng cần phải nói nhiều, phải không?
Vì thế ấy, cái chết đâu phải điều đáng sợ. Đó là quy luật tất yếu mà tạo hóa đã ban tặng. Đúng vậy, cái chết cũng là một món quà cuộc sống này dành tặng. Có mỏng manh, thì chúng ta mới cảm nhận được sự quý giá chứ, chẳng phải mỗi khi có một lằn ranh giới hạn, chúng ta mới phát huy hết những gì có thể sao? Chẳng phải rất, rất nhiều người, chỉ đến khi sắp rời xa cuộc sống mới nhận thấy thế giới này tươi đẹp biết bao? Nếu cứ trôi dạt về muôn phương, vô định hình, thì có lẽ con người sẽ ngồi ôm mặt thở dài cho cái sự lê thê tẻ nhạt, nhàm chán trong vũng ao tù mệt mỏi….
Cái chết cũng đâu phải mất mát lớn nhất của cuộc đời? J. Archer cho rằng “chết là trở về với cát bụi” nhưng quan niệm tâm linh của ngưới Á Đông thì “ thác là thể phách, còn là tinh anh”tức là cái mất đi chỉ là phần xác thịt, cái còn lại vẫn là linh hồn. Sự sống con người không hoàn toàn mất đi mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ vật chất hữu hình sang vật chất siêu thực vô hình. Cái chết là hành trình tất yếu của sự sống, con người cũng như tạo vật, sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật là định mệnh không thể cưỡng lại.
“Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
Phải chăng đây là định hướng của Ku-sin cho chúng ta về câu trả lời của câu hỏi “phải sống như thế nào?”
Câu hỏi đấy, ngắn gọn đấy, mà trả lời đã khó, làm được lại còn khó hơn gấp vạn lần. Có khi nào bạn tự hỏi: vì sao mình lại phải tồn tại trong cuộc đời này? Mình sinh ra để làm gì?
Nếu một ngày kia mình không còn nữa, thì có ảnh hưởng đến ai không? Thì thời gian vẫn trôi, thì mặt trời vẫn mọc, thì những vì tinh tú cũng đâu ngừng sáng, thì người ta vẫn sống. Vậy mình sinh ra để làm gì khi sự tồn tại của mình quả không cần thiết?
Này bạn ạ, sao lại không cần thiết, khi bản thân mình là một tuyệt khắc của thượng đế không có sự trùng lặp. Bạn là một cá nhân đặc biệt với hình hài và bản chất không hề giống với 6,5 tỷ người còn lại trên trái đất.
Cuộc sống đã làm một điều lớn lao là giành cho bạn một chỗ trên đời, cho nên bạn phải biết ơn và đừng phí phạm vì điều đó.
Ban chỉ sống và cống hiến cho đời một lần rồi ra đi mãi mãi, như những bông hoa chỉ nở một lần rồi chết, nó nở hết mình, làm đẹp hết mình cho đời rồi héo úa tàn phai.
Chúng ta sống đâu phải chỉ cho mình mà còn sống cho những người xung quanh và cho xã hội này. Cuộc sống đã tươi đẹp biết bao khi có bạn, cha mẹ họ hàng cũng sung sướng biết bao khi bạn ra đời, những người bạn cũng vui vẻ khi bạn luôn bên cạnh họ. Bạn sống vì bạn là niềm hạnh phúc, niềm tự hào và mong mỏi đối với những người khác.
Trong cuộc sống này vẫn còn biết bao tâm hồn đang héo úa dần dưói sự gặm nhấm của thời gian. Những con người sống không mục đích, không phương hướng, trôi dạt giữa cuộc đời…(ví dụ…)
Sống, sống sao cho có thiên lương, mà thiên lương là hội tụ của thiên tri và thiên tâm. Cần biết trau dồi, làm cho tâm hồn đó thấm đẫm những nhân văn, những tình cảm và hiểu biết. Phải biết sống với tư cách con người theo nghĩa con người chân chính, biết sống đủ, sống có ích và sống đẹp. gia tăng sự hiểu biết về cái đẹp, phải tạo ra một tâm hồn biết yêu cái đẹp, biết quý trọng các giá trị mang vẻ đẹp nhân văn mà cha ông đã làm ra qua các thời đại khác nhau.
Một tâm hồn biết yêu cái đẹp gắn liền với một con người có phẩm giá, đó chính là giá trị tinh thần của con người.Giá trị ấy sẽ tồn tại bền vững với không gian và thời gian.
Vì thế, nếu trong cuộc sống, không biết tranh thủ tận dụng mỗi thời khắc quý giá của cuộc đời thì sẽ là một lãng phí rất lớn, không thể tha thứ và cũng không thể sửa chữa.
Để cho tâm hồn mình tàn lụi theo năm tháng, để cuộc đời trở thành già nua theo thời gian chính là sự chết dần chết mòn và đó mới là sự mất mát lớn nhất.
Sống phải gắn liền với cách thức nên sống ntn, nên làm ntn để tâm hồn được mở rộng, thì không có con đường nào khác là phải mở rộng năng lực trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, tích cực rèn luyện về các mặt.
Có thế mới trở thành người có ích, mới không để tâm hồn tàn lụi khi đang sống, mới thể hiện cách sống tích cực, mới không sa vào khuôn thức tự mình giết mình mà không biết.