Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Hình ảnh con cò trong “Thương vợ” của Tú Xương

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Những hình ảnh “lặn lội thân cò…. quãng vắng…. eo sèo mặt nước….đò đông..” thể hiện cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ, với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, với đức hi sinh cao cả và sự cần cù, chịu khó…. Số phận éo le của người phụ nữ được lột tả vô cùng thành công qua biểu tượng “con cò” và từ đó nó đi vào văn thơ như một “công thức ngôn từ” truyền cảm đầy tính gợi mở ấn tượng.

Bài thơ với cái nhìn táo bạo (xét riêng trong thời kì phong kiến lúc bấy giờ), nhưng cũng là một nét mới đáng yêu trong dòng văn học cổ. Tú Xương đã sử dũng những điển cố trong ca dao và đưa vào tác phẩm một cách rất khéo léo:

“Thân còn lặn lội bờ ao

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”….

Hình ảnh “con cò” trong “thương vợ” tảo tần chăm lo cho “năm con với một chồng” cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc…. cái cảm giác bâng khuân day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong xã hội phong kiến không phải không có, cũng không phải ít… song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không phải là dễ. Thế nhưng Tú Xương đã làm được…..

Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền…. Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm “thương vợ” của Tú Xương mà bạn đang hỏi. Ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương thương và bao dung như vậy! Bạn có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho năm con-một chồng. Một tay người phụ nữ ấy “quanh năm buôn bán”, “năm nắng mời mưa”…. để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là “thân cò” lặn lội…. có lẽ nhà thơ vì “thương vợ” mà không thể làm gì giúp được cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này để mà học ngày hôm nay!

Những hình ảnh “lặn lội thân cò…. quãng vắng…. eo sèo mặt nước….đò đông..” thể hiện cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ, với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, với đức hi sinh cao cả và sự cần cù, chịu khó…. Số phận éo le của người phụ nữ được lột tả vô cùng thành công qua biểu tượng “con cò” và từ đó nó đi vào văn thơ như một “công thức ngôn từ” truyền cảm đầy tính gợi mở ấn tượng.

Bài thơ với cái nhìn táo bạo (xét riêng trong thời kì phong kiến lúc bấy giờ), nhưng cũng là một nét mới đáng yêu trong dòng văn học cổ. Tú Xương đã sử dũng những điển cố trong ca dao và đưa vào tác phẩm một cách rất khéo léo:

“Thân còn lặn lội bờ ao

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”….

Hình ảnh “con cò” trong “thương vợ” tảo tần chăm lo cho “năm con với một chồng” cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc…. cái cảm giác bâng khuân day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong xã hội phong kiến không phải không có, cũng không phải ít… song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không phải là dễ. Thế nhưng Tú Xương đã làm được…..

Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền…. Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm “thương vợ” của Tú Xương mà bạn đang hỏi. Ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương thương và bao dung như vậy! Bạn có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho năm con-một chồng. Một tay người phụ nữ ấy “quanh năm buôn bán”, “năm nắng mời mưa”…. để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là “thân cò” lặn lội…. có lẽ nhà thơ vì “thương vợ” mà không thể làm gì giúp được cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này để mà học ngày hôm nay!

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky