Trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đang có một căn bệnh hoành hành, đó là bệnh thành tích. Nó đã trở thành mối lo ngại cho toàn xã hội.
Thành tích là kết quả có thể đánh giá của nỗ lực con người, là những thành quả tốt đẹp đạt được nhờ lao động sáng tạo, nhờ tài năng thực sự. Nhưng bệnh thành tích là chạy theo thành tích ảo, kết quả ảo.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước một số lối học của một số học sinh, lên lớp thì không nghe giảng, làm việc riêng, ngủ trong lớp…Thế nhưng những người đó vẫn may mắn được điểm tốt. Thật khó lí giải ! Chẳng lẽ họ giỏi đến mức không cần học nhưng vẫn đạt điểm tốt? Và rồi khi kì thi đại học đến, có lẽ may mắn đã rời bỏ họ, nghiễm nhiên trượt đại học. Vậy nguyên nhân lí giải cho sự việc trên chỉ có thể là họ đã quay cóp, mua điểm,….
Vậy nguyên nhân do đâu mà bệnh thành tích lại có thể hoành hành như vậy. Trước hết là do sự buông thả trong học tập của học sinh, chưa ý thức được việc học của mình dẫn đến học để đối phó, học qua loa. Tuy nhiên trong việc này, giáo viên cũng có trách nhiệm không nhỏ. Chính sự lỏng lẻo trong thi cử, nhận “tiền” của một số giáo viên đã góp phần giúp căn bệnh ấy phát triển nhanh hơn nữa.
Hậu quả của căn bệnh này để lại rất lớn. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng. Đó trở thành điều đáng tiếc cho bất cứ ai chạy theo bệnh thành tích. Hơn thế nữa nó còn khiến cho xã hội thiếu hụt nhân tài dẫn đến sự đi xuống của xã hội.
Không thể để căn bệnh ấy hoành hành thên được nữa. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn. Và quan trọng nhất là học sinh phải thật nỗ nực để đạt được những thành tích mà mình đáng có. Chúng ta nên hưởng ứng theo phong trào “Chống tiêu cực trong xã hội và bệnh thành tích”
Hãy có những nhận thực đúng đắn vượt qua những khó khăn để khẳng định mình trong quá trình học tập. Hãy luôn tin rằng chiến thắng dựa vào chính sức lực của mình là một thành công lớn trong sự học.