– Cần là những con người có đức độ, có tài năng để góp sức cùng xây dựng cuộc sống mới. Đứng trước tình hình đó, chúng ta phải làm gì để trở thành người sống có ích cho xã hội
– Bằng cách nói giả định “Nếu… thì” Tố Hữu đã đưa ra hai hình ảnh: Những sinh vật bé nhỏ trong vũ trụ bao la, “con chim”, “chiếc lá”, và nói lên trách nhiệm của chúng ta đối với đời.
Tạo hóa đã khẳng định rằng “chim” thì phải hót, “chiếc lá” thì phải xanh. Điều đó cho ta hiểu rằng: Con chim được mẹ sinh ra, lớn lên cất cao tiếng hót để ca ngợi cuộc sống hạnh phúc và nó đã cống hiến cho cuộc đời cho vũ trụ tròi đất bằng chính tiếng hót tràn đầy sức sống ấy. Còn “chiếc tá với màu xanh đầy nhựa sống cũng tạo cho cảnh vật, bầu tròi được xinh tươi, đẹp đẽ đem lại bóng râm, sự thanh thản cho mọi người. Như vậy chúng đã góp phần cống hiến cho đời rồi đó, mặc dù sự cống hiến ấy ít ai nghĩ đến. Những sinh vật bé nhỏ kia chúng còn biết đêm khả năng của mình để làm đẹp cuộc đời. Còn ta, ta đã cống hiến gì cho xã hội, cho con người chưa? Làm người, ta đã vay” rất nhiều của xã hội, vậy thì phải biết “trả”, nghĩa là ta phải sống sao cho xứng đáng, phải biết cống hiến cho đời. Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với chúng ta.
– Đoạn thơ trên đã nêu lên một quan niệm, một lẽ sống đẹp biết bao! Trong cộng đồng xã hội, ta đã thọ ơn của rất nhiều người từ cái ăn, cái mặc đến các phương tiện sinh hoạt… để ta có thể trưởng thành, vững vàng trong cuộc sống. Khi đã nhận ơn của người thì phải tìm cách trả. Đó là quy luật, là đạo lí ở dời, “có qua có lại mới toại lòng nhau”. “Có vay thì có trả” mỗi người chúng ta đã “vay” quá nhiều của xã hội cho nên ta phải tìm cách “trả”. Đây là nhiệm vụ của chúng ta và đó cũng là lẽ công bằng, hợp lí.