Bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá lâu đời cũng như tiếp thu những thành tựu văn hoá nhân loại là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong suốt tiến trình đi lên CNXH. Việt Nam, một đất nước với hàng nghìn năm lịch sử, là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi hội tụ của những tinh hoa văn hoá trên thế giới, những giá trị văn hoá đã tạo nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc mà tiêu biểu là: văn hoá làng xã, văn hoá ẩm thực, văn hoá lễ nghi tôn giáo, văn hoá ăn mặc, văn hoá gia đình . Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng với sự trôi đi của thời gian, sự thay đổi đi của điều kiện kinh tế – xã hội cũng như những thay đổi trong tư duy nhận thức của con người và trong bối cảnh của nền văn minh hiện đại thì nhiều yếu tố trong đó đã lỗi thời lạc hậu nên sự tồn tại của nó vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển của văn hoá nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Xét ở góc độ này thì văn hoá gia đình, ma chay, cưới hỏi mà đặc biệt là vấn đề tảo hôn là những minh chứng rõ nét nhất. Tục tảo hôn vừa thể hiện sự cổ hủ, sự lỗi thời của màu sắc phong kiến lạc hậu và vừa mang sức nặng kìm hãm văn hoá phát triển. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay thì vấn đề tảo hôn còn cản trở sự phát triển lành mạnh của con người, của giống nòi, tâm sinh lý, nhận thức, học vấn, nghèo nàn lạc hậu, phúc lợi xã hội . Xét ở một khía cạnh khác thì vấn nạn tảo hôn còn ảnh hưởng lớn tới mục tiêu xây dựng gia đình mới: bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy luật hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định tại điều 8 rằng “…” (học sinh tìm hiểu thêm). Bên cạnh đó pháp luật hình sự còn có những quy định và chế tài rất nghiêm khắc về tội tảo hôn.
Thực tế diễn ra vẫn cho thấy rằng tảo hôn vẫn là vấn đề nhức nhối, nan giải và khó giải quyết trong bối cảnh hiện nay mà những thông số dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề này .
Bổ sung Đăng ký kết hôn (ĐKKH) và định nghĩa tảo hôn
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về ĐKKH và ĐKKH” Theo luật Hôn nhân & Gia đình (LHN & GĐ) năm 2000, nam nữ muốn được kết hôn với nhau, phải tuân thủ các ĐKKH & ĐKKH. Đó là điều kiện quy định tại Điều 9 luật HN & GĐ Việt Nam 2000, trong đó quy định nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn. Sở dĩ Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, vào điều kiện kinh tế, xã hội ở nước ta.
Xét ở góc độ xã hội, tảo hôn là việc hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định, nhưng đã chung sống với nhau như vợ chồng và không đăng ký kết hôn. Xét ở góc độ pháp lý, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (K4, Đ8, LHN & GĐ). Tảo hôn là 1 trường hợp của kết hôn trái pháp luật mà theo khoản 3 Điều 8 luật hôn nhân và gia đình: “Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”.
Như vậy, về mặt pháp lý tảo hôn phải thoả mãn 2 điều kiện: đó là 2 bên nam nữ có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện độ tuổi quy định tại khoản 1, điều 9 luật hôn nhân và gia đình.
* Thực trạng nạn tảo hôn ở Việt Nam.
Trên thực tế nạn tảo hôn vẫn xảy ra ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (Uỷ ban Dân số – Gia đình và Trẻ em) cho thấy 15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14 – 16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Hà Giang: 5,72%, Cao Bằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng Trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1%. Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không đăng ký vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định. Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở độ tuổi dưới 19, có 0,2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn k hi 14 tuổi, 1,0% kết hôn khi 15 tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi.
– Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, có tỷ lệ tảo hôn khá cao so với cả nước.
Điển hỉnh là ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái có tốc độ tăng dân số hàng năm trên 2% đây cũng là huyện có số vụ tảo hôn cao nhất của tỉnh Yên Bái. Trong bản danh sách các trường hợp tảo hôn ở xã Khau Mang, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2006 xã Khau Mang đã có 28 trường hợp tảo hôn, 6 tháng đầu năm 2007 đã có 6 trường hợp tiếp tục vi phạm