ĐỀ BÀI: Khi bàn về người tử tế, hầu hết các ý kiến cho rằng “Người tử tế là người tốt và là người có lối sống đẹp, có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay”. Nhưng không ít ý kiến cho rằng: “Đó chỉ là sự giả tạo hình thức” và nghi ngờ lòng tốt của người tử tế. Viết một bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về người tử tế trong các ý kiến trên.
DÀN Ý
– Nêu được vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hôm nay
– Giải thích hai ý kiến:
+ Ý kiến 1: Phẩm cách người tử tế: Người tốt- Sống đẹp là thước đo đánh giá, chuẩn mực về người tử tế
+ Ý kiến 2: Cái nhìn quan ngại về lòng tốt con người, người tử tế với cái mác “giả tạo”-> Phủ nhận về lòng tốt con người ( giả tạo hình thức: Sự dối trá, không xuất phát từ tâm)
-> Đánh giá chung: Hai ý kiến bàn luận trái chiều về người tử tế
– Bàn luận đi kèm chứng minh:
+ Ý kiến 1: Mang chiều hướng lạc quan về lòng tốt của con người, nó là tiêu chí đánh giá nhân phẩm con người (“có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay”) -> con đường tự hoàn thiện bản thân về nhân phẩm, đạo đức, giúp con người có mục tiêu phấn đấu, niềm tin hi vọng vào cuộc sống vẫn còn lòng tốt, sự yêu thương giữa con người với con người
+ Ý kiến 2: Cái nhìn tiêu cực về lòng tốt, mất niềm tin vào lòng tốt con người,nó không mang sự chân thành, xuất phát từ trái tim mà chỉ gán mác bề ngoài. Vì sao lại như vậy? (Bởi lẽ, thực trạng hiện nay nhiều người lợi dụng niềm tin mà sống với lòng tốt giả tạo nhằm vụ lợi cá nhân, làm đẹp cho chính bản thân mình….)
– Đánh giá chung: Hai ý kiến tưởng chừng trái chiều nhau lại bổ sung, hoàn thiện nhau về cái nhìn “người tử tế” .Vì sao?
– Mở rộng:
+ Lòng tốt cần phải xuất phát từ chân tâm thật ý.
+ Nêu cao những tấm gương ngời sáng về lối sống đẹp, tình thương yêu giữa con người với con người…
+ Cần phê phán những người lợi dụng lòng tốt ….
– Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi người cần phải có cái nhìn toàn diện để tránh lẫn tạp giữa lòng tốt và cái mác “giả tạo hình thức”, không nên nhìn đời bằng con mắt bi quan, cô độc hoặc cuộc sống trải thảm đỏ, toàn màu hồng để tránh bị lợi dụng…
– Khẳng định lại vấn đề