Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Đạo Ki-Tô (27–337 CN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

ĐẠO KI-TÔ (27–337 CN)

Vào khoảng thời gian Jesus xứ Nazareth chào đời, tại đế quốc La Mã có nhiều tín ngưỡng và giáo phái. Trong vòng 400 năm, đạo Ki-tô (hay Cơ Đốc) đã trở thành tôn giáo có ảnh hưởng vô cùng lớn.

Hình Chi-Rho (tên hai chữ cái Hy Lạp đầu tiên kh và r trong từ Khristos tức Ki-tô) là biểu tượng đầu tiên của tín đồ Ki-tô. Hình chữ thập được dùng muộn hơn, sau thời của Hoàng đế Constatine.

Người Do Thái tin rằng một Đấng Cứu Thế (Messiah) sẽ được sinh ra để dẫn dắt dân tộc họ. Khi Jesus xứ Nazareth chào đời, xứ Judea vẫn đang thống khổ dưới ách cai trị của La Mã. Năm 27 CN, ở tuổi 30, Jesus bắt đầu giảng đạo và người ta cho rằng ông đã làm nhiều phép lạ, chẳng hạn như chữa bệnh. Giới cầm quyền Do Thái buộc ông tội báng bổ và đưa ra xét xử trước tổng trấn La Mã Pontius Pilate. Jesus bị đóng đinh lên thập giá, nhưng các môn đồ của ông loan tin đã thấy ông sống lại.

Các Cuộn Sách Biển Chết được người Essene viết ra vào thời Jesus và giấu kỹ trong một cái hang ở Qumran gần Biển Chết để người La Mã không biết, mãi đến tận năm 1947 mới được tìm thấy.

MỘT GIÁO HỘI RA ĐỜI

Sự “phục sinh” này đã tạo cơ sở cho một đức tin mới, đoạn tuyệt các truyền thống Do Thái cổ và được các môn đồ thân cận nhất (tông đồ) của Jesus sáng lập. Đạo Kitô dần lan rộng trong cả cộng đồng dân Do Thái bị lưu đày lẫn những người không phải Do Thái ở khắp đế quốc La Mã. Các môn đồ đầu tiên của Jesus, đặc biệt là Paul (Phaolô), rao giảng rằng Ki-tô giáo đón chào bất kỳ ai muốn được rửa tội. Đến năm 300 CN, đạo Ki-tô đã lan sang Ai Cập, Axum, Syria, Armenia, Tiểu Á, Hy Lạp, Rome, Pháp, tới tận Anh và Ấn Độ.

Một bức chân dung Chúa Jesus được vẽ vào những thế kỷ đầu tiên sau khi ông mất.

Các tín đồ Ki-tô giáo che giấu đức tin của mình vì nhà cầm quyền La Mã thường truy bức họ, khiến nhiều người phải bỏ trốn. Nhiều người phải chịu cái chết đau đớn trên các đấu trường. Tại Ai Cập, một nhóm tín đồ Ki-tô giáo đã rút vào sống ẩn dật trong sa mạc. Họ là những tu sĩ Ki-tô giáo đầu tiên.

JESUS XỨ NAZARETH: Jesus sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea. Khoảng 12 tuổi, trong những cuộc tranh luận với các học giả uyên bác tại đền thờ, Jesus đã tỏ ra sẽ là một người đặc biệt. Tiếp đó không ai biết gì thêm về cuộc sống của Jesus cho đến năm ông khoảng 30 tuổi và bắt đầu giảng đạo cho dân chúng. Những buổi giảng đạo của Jesus thu hút rất đông người nghe. Ông dùng truyện ngụ ngôn để làm ví dụ trong các bài giảng đạo. Trọng tâm những bài giảng của Jesus là tình yêu thương và tôn trọng con người. Ba năm sau khi Jesus bắt đầu giảng đạo, người La Mã đem ông ra hành hình.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

3 TCN Năm sinh áng chừng của Jesus xứ Nazareth, ở Bethlehem

30 Thời gian áng chừng Jesus Christ bị đóng đinh lên thập giá

45-64 Các cuộc truyền giáo của Paul tới Hy Lạp, Tiểu Á và La Mã

70-100 Phúc âm Ki-tô giáo được viết ra

180 Lập ra các thiết chế ban đầu của Giáo hội

249-311 Các vụ bức hại tín đồ Ki-tô giáo diễn ra thường xuyên ở đế quốc La Mã

269 Thánh Anthony thiết lập chế độ tu kín của Ki-tô giáo ở Ai Cập

313 Hoàng đế Constantine công nhận Giáo hội Ki-tô

325 Giáo lý Ki-tô được chính thức hóa

337 CN Hoàng đế Constantine chịu phép rửa tội lúc lâm chung


Vào thế kỷ IV, một người Ai Cập theo đạo Ki-tô là Anthony đã tới sa mạc Sinai và là người đầu tiên bắt đầu cuộc sống tu kín trong tu viện. Tu viện Thánh Catherine nằm dưới chân núi Sinai là một trong những tu viện lâu đời nhất của khu vực.

QUỐC ĐẠO

Tình trạng bức hại tôn giáo tại đế quốc La Mã đã chấm dứt sau khi Hoàng đế Constantine công nhận Ki-tô giáo vào năm 313 CN. Tiếp đó, Ki-tô giáo trở thành quốc đạo chính thức. Hoàng đế Constantine triệu tập hội đồng toàn thể giám mục (Công đồng) lần thứ nhất, thúc giục họ giải quyết bất đồng để soạn ra một giáo lý gọi là kinh Tin kính hay Tín điều Nicene. Về mặt chính trị, ông coi Giáo hội là một cách để mang lại sức sống mới cho đế quốc La Mã đang suy yếu của mình. Những hành động của ông xác định rõ tính chất của đạo Kitô, có ảnh hưởng lớn đến châu Âu và cuối cùng tới hầu hết phần còn lại của thế giới. Điều này cũng có nghĩa là những tư tưởng của một số giáo phái khác với Tín điều Nicene bị coi là “dị giáo”, khiến nhiều khía cạnh khác của đức tin này mai một. Những người bất đồng với giáo lý này bị giết hoặc phải lưu đày. Các giáo phái Duy tri (Gnostic) ở Ai Cập, Celtic và Cảnh giáo (Nestorian) là ví dụ về những nhánh tôn giáo cuối cùng bị tiêu vong, mặc dù các tín đồ Cảnh giáo đã sang Ba Tư và thậm chí tận Trung Quốc để tránh nạn.

Hoàng đế Constantine đã biến Giáo hội từ một giáo phái thành một thiết chế hùng mạnh.
Theo truyền thuyết, Hoàng đế Constantine chính thức chấp nhận biểu tượng của đạo Ki-tô bằng việc vẽ nó lên khiên của các binh sĩ trước một trận đánh quan trọng ở ngoại ô thành Rome vào năm 312 CN, một trận chiến mà ông giành thắng lợi.

Vào khoảng thời gian Jesus xứ Nazareth chào đời, tại đế quốc La Mã có nhiều tín ngưỡng và giáo phái. Trong vòng 400 năm, đạo Ki-tô (hay Cơ Đốc) đã trở thành tôn giáo có ảnh hưởng vô cùng lớn.

Người Do Thái tin rằng một Đấng Cứu Thế (Messiah) sẽ được sinh ra để dẫn dắt dân tộc họ. Khi Jesus xứ Nazareth chào đời, xứ Judea vẫn đang thống khổ dưới ách cai trị của La Mã. Năm 27 CN, ở tuổi 30, Jesus bắt đầu giảng đạo và người ta cho rằng ông đã làm nhiều phép lạ, chẳng hạn như chữa bệnh. Giới cầm quyền Do Thái buộc ông tội báng bổ và đưa ra xét xử trước tổng trấn La Mã Pontius Pilate. Jesus bị đóng đinh lên thập giá, nhưng các môn đồ của ông loan tin đã thấy ông sống lại.

Sự “phục sinh” này đã tạo cơ sở cho một đức tin mới, đoạn tuyệt các truyền thống Do Thái cổ và được các môn đồ thân cận nhất (tông đồ) của Jesus sáng lập. Đạo Kitô dần lan rộng trong cả cộng đồng dân Do Thái bị lưu đày lẫn những người không phải Do Thái ở khắp đế quốc La Mã. Các môn đồ đầu tiên của Jesus, đặc biệt là Paul (Phaolô), rao giảng rằng Ki-tô giáo đón chào bất kỳ ai muốn được rửa tội. Đến năm 300 CN, đạo Ki-tô đã lan sang Ai Cập, Axum, Syria, Armenia, Tiểu Á, Hy Lạp, Rome, Pháp, tới tận Anh và Ấn Độ.

Các tín đồ Ki-tô giáo che giấu đức tin của mình vì nhà cầm quyền La Mã thường truy bức họ, khiến nhiều người phải bỏ trốn. Nhiều người phải chịu cái chết đau đớn trên các đấu trường. Tại Ai Cập, một nhóm tín đồ Ki-tô giáo đã rút vào sống ẩn dật trong sa mạc. Họ là những tu sĩ Ki-tô giáo đầu tiên.

3 TCN Năm sinh áng chừng của Jesus xứ Nazareth, ở Bethlehem

30 Thời gian áng chừng Jesus Christ bị đóng đinh lên thập giá

45-64 Các cuộc truyền giáo của Paul tới Hy Lạp, Tiểu Á và La Mã

70-100 Phúc âm Ki-tô giáo được viết ra

180 Lập ra các thiết chế ban đầu của Giáo hội

249-311 Các vụ bức hại tín đồ Ki-tô giáo diễn ra thường xuyên ở đế quốc La Mã

269 Thánh Anthony thiết lập chế độ tu kín của Ki-tô giáo ở Ai Cập

313 Hoàng đế Constantine công nhận Giáo hội Ki-tô

325 Giáo lý Ki-tô được chính thức hóa

337 CN Hoàng đế Constantine chịu phép rửa tội lúc lâm chung

Tình trạng bức hại tôn giáo tại đế quốc La Mã đã chấm dứt sau khi Hoàng đế Constantine công nhận Ki-tô giáo vào năm 313 CN. Tiếp đó, Ki-tô giáo trở thành quốc đạo chính thức. Hoàng đế Constantine triệu tập hội đồng toàn thể giám mục (Công đồng) lần thứ nhất, thúc giục họ giải quyết bất đồng để soạn ra một giáo lý gọi là kinh Tin kính hay Tín điều Nicene. Về mặt chính trị, ông coi Giáo hội là một cách để mang lại sức sống mới cho đế quốc La Mã đang suy yếu của mình. Những hành động của ông xác định rõ tính chất của đạo Kitô, có ảnh hưởng lớn đến châu Âu và cuối cùng tới hầu hết phần còn lại của thế giới. Điều này cũng có nghĩa là những tư tưởng của một số giáo phái khác với Tín điều Nicene bị coi là “dị giáo”, khiến nhiều khía cạnh khác của đức tin này mai một. Những người bất đồng với giáo lý này bị giết hoặc phải lưu đày. Các giáo phái Duy tri (Gnostic) ở Ai Cập, Celtic và Cảnh giáo (Nestorian) là ví dụ về những nhánh tôn giáo cuối cùng bị tiêu vong, mặc dù các tín đồ Cảnh giáo đã sang Ba Tư và thậm chí tận Trung Quốc để tránh nạn.

Chọn tập
Bình luận