Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Buôn Bán Với Trung Quốc (1700–1830)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Trung Quốc có quy mô rộng nhất dưới thời cai trị của Hoàng đế Càn Long, vươn sang cả Trung Á và Tây Tạng. Hoạt động bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc rất tốn kém nhưng không mang lại lợi ích gì nhiều, ngoài việc ngăn chặn người Anh và người Nga vào nước họ.

BUÔN BÁN VỚI TRUNG QUỐC (1700–1830)

Buôn bán với Trung Quốc là hoạt động rất sinh lợi, nhưng triều đình Trung Quốc không muốn những kẻ “man di” ảnh hưởng tới đế quốc của mình. Các thương gia châu Âu đã tìm cách khác để buôn bán với nước này.

Trong suốt thế kỷ XVIII, các mặt hàng vải lụa, bông, chè, đồ sơn mài và đồ sứ của Trung Quốc được đánh giá cao ở châu Âu nhưng rất đắt và hiếm. Các thương gia từ Bồ Đào Nha, Anh, Italy và Hà Lan đã cố mở rộng hoạt động buôn bán với Trung Quốc. Nhưng các hoàng đế Trung Hoa đầy quyền lực vốn kiểm soát mọi quan hệ giữa thần dân của họ với người nước ngoài đã không hề hứng thú với hoạt động này. Càn Long – hoàng đế cai trị Trung Quốc trong 60 năm – là một học giả và theo chủ nghĩa truyền thống, không có thời gian để ý tới những kẻ “man di”. Khó khăn lúc này của người châu Âu là họ phải mua mọi thứ hàng của Trung Quốc bằng bạc vì các thương gia Trung Quốc không được phép đổi hàng Trung Quốc lấy hàng nước ngoài. Người châu Âu cũng chỉ được phép buôn bán tại Quảng Châu, nơi họ bị quây trong các “xưởng” (tức là các nhà kho có tường bảo vệ) và buôn bán thông qua những người Hoa trung gian. Các thương gia châu Âu cạnh tranh rất mạnh, họ tranh giành nhau để có được hàng Trung Quốc tốt nhất và chở bằng thuyền về châu Âu càng sớm càng tốt nhằm bán được giá cao nhất.

Những bản đồ này của Trung Quốc có từ khoảng năm 1800, mô tả Trung Quốc (“quốc gia ở trung tâm”) ở trung tâm của thế giới. Lúc này, Trung Quốc vẫn bế quan tỏa cảng mặc dù thế giới đang gõ cửa nước này.

BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN

Chẳng bao lâu sau các thương gia châu Âu đã tìm được cách khác để buôn bán với Trung Quốc. Ở Trung Quốc, thuốc phiện từ lâu đã được dùng vào mục đích chữa bệnh, và các thương gia móc nối với người buôn thuốc phiện Trung Quốc, bán cho họ một khối lượng lớn thuốc phiện (5.000 thùng mỗi năm vào những năm 1820), từ những nước như Miến Điện. Đổi lại, họ nhận hàng quý giá của Trung Quốc để mang về châu Âu. Hoạt động buôn bán thuốc phiện tăng đều đặn vào cuối thế kỷ XVIII, và triều đình nhà Thanh muốn chấm dứt hoạt động này. Đến những năm 1830, thuốc phiện được dùng tràn lan ở Trung Quốc, dẫn đến người dân uể oải bạc nhược, gây tác hại cho xã hội và kinh tế Trung Quốc, khiến nước này phải trả giá đắt.

Năm 1793, nhà ngoại giao Anh, Huân tước Macartney tới yết kiến hoàng đế Trung Hoa nhằm khuyến khích quan hệ buôn bán. Nhà Thanh phản đối quan hệ buôn bán này, nên người dân phải buôn bán bất hợp pháp. Cả Trung Quốc và Anh đều ít tôn trọng lẫn nhau.
Các trạm buôn bán nước ngoài, còn gọi là “xưởng” ở Quảng Châu là nơi duy nhất người nước ngoài được phép buôn bán với Trung Quốc. Người châu Âu không thể ra ngoài phạm vi được quy định và chỉ có thể buôn bán vào những tháng nhất định trong năm.

TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH

Các hoàng đế nhà Thanh không quan tâm tới phát triển buôn bán vì họ có những vấn đề cấp bách trong nước. Những năm thái bình thịnh vượng đã làm dân số nước này tăng mạnh (400 triệu người vào khoảng năm 1800), và lúc này xuất hiện tình trạng thiếu lương thực. Sưu cao thuế nặng, tham nhũng tăng và dân chúng lang bạt từ nơi này đến nơi khác.

Nhà Thanh cực kỳ bảo thủ, thờ ơ và ngoan cố. Hậu quả là sự xuất hiện những cuộc chống đối và nổi dậy, thường được các hội kín có tham vọng chính trị đứng ra tổ chức. Bạch Liên giáo đã tổ chức một cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài từ năm 1795 đến năm 1804. Ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa này khiến lòng tôn kính của người dân đối với triều đình nhà Thanh giảm sút. Những người nước ngoài như người Nga, Nhật Bản, Tây Tạng và các dân tộc thiểu số khác, cũng như người châu Âu trên những thuyền buồm cao tốc và tàu chiến cũng đang rình rập ở cửa ngõ Trung Quốc.

Thiên Đàn được xây lại vào năm 1751 dưới thời trị vì của Hoàng đế Càn Long. Gian tế lễ bằng gỗ rất rộng và được trang trí cầu kỳ, mái lợp ngói gốm màu xanh lam.

SỰ CAN THIỆP CỦA CHÂU ÂU

Các hoàng đế nhà Thanh từ nhỏ được giáo dục rằng Trung Quốc là trung tâm thế giới, bao quanh là những tộc “man di mọi rợ”. Khi đại sứ Anh, Huân tước Macartney tới Bắc Kinh năm 1793, hoàng đế Càn Long đã khước từ thảo luận về buôn bán. Từ đó, người nước ngoài quyết đạt được mục đích bằng cách khác và hoạt động buôn bán thuốc phiện đã được đẩy mạnh. Đến năm 1800, đối với nhiều người Trung Quốc, cuộc sống trở nên ngột ngạt về nhiều mặt, và thuốc phiện, được hút như hút thuốc lá, là thứ giúp họ chạy trốn khỏi sự ngột ngạt này. Khi người Trung Quốc cố chấm dứt hoạt động buôn bán thuốc phiện vào năm 1839 thì người Anh gây chiến. Ngay cả độc quyền của Trung Quốc trong việc cung cấp chè cho thế giới cũng gần như chấm dứt. Trong những năm 1830, một người Anh tên là Robert Fortune đã lấy trộm một số cây chè khi đang du lịch Trung Quốc. Ông mang cây chè tới Ấn Độ và lập các đồn điền chè ở đây để cạnh tranh với Trung Quốc.

Macao là thuộc địa của Bồ Đào Nha nằm trên một bán đảo cách Quảng Châu không xa. Macao được thành lập vào năm 1557 với sự cho phép của hoàng đế Trung Hoa và là một trung tâm buôn bán của Trung Quốc và Nhật Bản.

Buôn bán với Trung Quốc là hoạt động rất sinh lợi, nhưng triều đình Trung Quốc không muốn những kẻ “man di” ảnh hưởng tới đế quốc của mình. Các thương gia châu Âu đã tìm cách khác để buôn bán với nước này.

Trong suốt thế kỷ XVIII, các mặt hàng vải lụa, bông, chè, đồ sơn mài và đồ sứ của Trung Quốc được đánh giá cao ở châu Âu nhưng rất đắt và hiếm. Các thương gia từ Bồ Đào Nha, Anh, Italy và Hà Lan đã cố mở rộng hoạt động buôn bán với Trung Quốc. Nhưng các hoàng đế Trung Hoa đầy quyền lực vốn kiểm soát mọi quan hệ giữa thần dân của họ với người nước ngoài đã không hề hứng thú với hoạt động này. Càn Long – hoàng đế cai trị Trung Quốc trong 60 năm – là một học giả và theo chủ nghĩa truyền thống, không có thời gian để ý tới những kẻ “man di”. Khó khăn lúc này của người châu Âu là họ phải mua mọi thứ hàng của Trung Quốc bằng bạc vì các thương gia Trung Quốc không được phép đổi hàng Trung Quốc lấy hàng nước ngoài. Người châu Âu cũng chỉ được phép buôn bán tại Quảng Châu, nơi họ bị quây trong các “xưởng” (tức là các nhà kho có tường bảo vệ) và buôn bán thông qua những người Hoa trung gian. Các thương gia châu Âu cạnh tranh rất mạnh, họ tranh giành nhau để có được hàng Trung Quốc tốt nhất và chở bằng thuyền về châu Âu càng sớm càng tốt nhằm bán được giá cao nhất.

Chẳng bao lâu sau các thương gia châu Âu đã tìm được cách khác để buôn bán với Trung Quốc. Ở Trung Quốc, thuốc phiện từ lâu đã được dùng vào mục đích chữa bệnh, và các thương gia móc nối với người buôn thuốc phiện Trung Quốc, bán cho họ một khối lượng lớn thuốc phiện (5.000 thùng mỗi năm vào những năm 1820), từ những nước như Miến Điện. Đổi lại, họ nhận hàng quý giá của Trung Quốc để mang về châu Âu. Hoạt động buôn bán thuốc phiện tăng đều đặn vào cuối thế kỷ XVIII, và triều đình nhà Thanh muốn chấm dứt hoạt động này. Đến những năm 1830, thuốc phiện được dùng tràn lan ở Trung Quốc, dẫn đến người dân uể oải bạc nhược, gây tác hại cho xã hội và kinh tế Trung Quốc, khiến nước này phải trả giá đắt.

Các hoàng đế nhà Thanh không quan tâm tới phát triển buôn bán vì họ có những vấn đề cấp bách trong nước. Những năm thái bình thịnh vượng đã làm dân số nước này tăng mạnh (400 triệu người vào khoảng năm 1800), và lúc này xuất hiện tình trạng thiếu lương thực. Sưu cao thuế nặng, tham nhũng tăng và dân chúng lang bạt từ nơi này đến nơi khác.

Nhà Thanh cực kỳ bảo thủ, thờ ơ và ngoan cố. Hậu quả là sự xuất hiện những cuộc chống đối và nổi dậy, thường được các hội kín có tham vọng chính trị đứng ra tổ chức. Bạch Liên giáo đã tổ chức một cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài từ năm 1795 đến năm 1804. Ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa này khiến lòng tôn kính của người dân đối với triều đình nhà Thanh giảm sút. Những người nước ngoài như người Nga, Nhật Bản, Tây Tạng và các dân tộc thiểu số khác, cũng như người châu Âu trên những thuyền buồm cao tốc và tàu chiến cũng đang rình rập ở cửa ngõ Trung Quốc.

Các hoàng đế nhà Thanh từ nhỏ được giáo dục rằng Trung Quốc là trung tâm thế giới, bao quanh là những tộc “man di mọi rợ”. Khi đại sứ Anh, Huân tước Macartney tới Bắc Kinh năm 1793, hoàng đế Càn Long đã khước từ thảo luận về buôn bán. Từ đó, người nước ngoài quyết đạt được mục đích bằng cách khác và hoạt động buôn bán thuốc phiện đã được đẩy mạnh. Đến năm 1800, đối với nhiều người Trung Quốc, cuộc sống trở nên ngột ngạt về nhiều mặt, và thuốc phiện, được hút như hút thuốc lá, là thứ giúp họ chạy trốn khỏi sự ngột ngạt này. Khi người Trung Quốc cố chấm dứt hoạt động buôn bán thuốc phiện vào năm 1839 thì người Anh gây chiến. Ngay cả độc quyền của Trung Quốc trong việc cung cấp chè cho thế giới cũng gần như chấm dứt. Trong những năm 1830, một người Anh tên là Robert Fortune đã lấy trộm một số cây chè khi đang du lịch Trung Quốc. Ông mang cây chè tới Ấn Độ và lập các đồn điền chè ở đây để cạnh tranh với Trung Quốc.

Chọn tập
Bình luận