Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Một trong số ít cuộc chiến tranh liên quan tới các nước châu Âu trong giai đoạn này đã diễn ra ở Crimea (Crưm). Chiến tranh bùng phát từ cuộc tranh giành lãnh thổ của đế quốc Ottoman già cỗi.
Chiến tranh Crimea lúc đầu là cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Người Nga cảm thấy người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo đã đối xử bất công với người Ki-tô giáo ở các lãnh thổ vùng Balkan của đế quốc Ottoman và trong vấn đề hành hương tới các Thánh địa ở Palestine. Ngoài ra, Nga cũng muốn mở đường cho tàu chiến của họ vào biển Đen qua eo biển Bosphorus và Dardanelles. Các cuộc thương lượng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thất bại, và Thổ Nhĩ Kỳ, được sự cổ vũ của Pháp, đã tuyên chiến với Nga. Nga thắng trong trận thủy chiến Sinope ở biển Đen vào năm 1853. Anh và Pháp, do lo ngại Nga muốn bành trướng sang lãnh thổ của đế quốc Ottoman đang suy tàn, đã đưa các đội tàu tới Hắc Hải để bảo vệ các vùng ven biển của Thổ Nhĩ Kỳ và nhanh chóng trở thành đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga cũng có bất đồng với Pháp, chủ yếu liên quan tới sự kình địch về thương mại và tôn giáo, còn Thổ Nhĩ Kỳ muốn loại bỏ ảnh hưởng đang lớn mạnh của Nga ở các vùng lãnh thổ thuộc Balkan của họ là Moldavia và Wallachia.
CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
5-1853 Nga chiếm Moldavia và Wallachia
10-1853 Thổ Nhĩ Kỳ tuyên chiến với Nga
3-1854 Pháp và Anh tuyên chiến với Nga
9-1854 Liên quân thắng trận trên sông Alma
10-1854 Thành phố Sevastopol bắt đầu bị bao vây; trận Balaklava và cuộc tấn công của Lữ đoàn Khinh kỵ
11-1854 Quân Nga thất bại nặng nề ở Inkerman
9-1855 Sevastopol thất thủ
2-1856 Chiến sự chấm dứt
3-1856 Hiệp ước Paris được ký kết
CÁC ĐỒNG MINH
Với ý định cản trở kế hoạch bành trướng của Nga, Anh cùng Pháp tuyên chiến với Nga vào cuối tháng 3 năm 1854. Hai nước cũng nhận được sự ủng hộ thực tế về quân đội từ vương quốc Piedmont-Sardinia (nay thuộc Italia) và sự ủng hộ về mặt chính trị từ nước Áo. Liên quân chiến đấu một trận đẫm máu ở sông Alma, và vào tháng 10 đã bao vây thành phố Sevastopol. Những nỗ lực phá vây của quân Nga đã dẫn tới trận Balaklava, với cuộc tấn công dữ dội của Lữ đoàn Khinh kỵ, rồi tiếp đó đến trận Inkerman vào đầu tháng 11. Liên quân giành chiến thắng trong tất cả ba trận quan trọng này, nhưng dù có thành công phần nào trong việc tái chiếm thành phố Sevastopol, họ vẫn không giành được khu vực bến tàu trong cảng. Phải đến tháng 9 năm 1855, Sevastopol mới thất thủ. Quân Nga gặp khó khăn vì thiếu đường xe lửa phục vụ hoạt động tiếp tế và tăng viện. Chiến tranh Crimea kết thúc bằng Hiệp ước Paris ký ngày 30-3-1856.
Chiến tranh Crimea là cuộc chiến đầu tiên mà người dân được thông báo về chiến sự qua ảnh và tin tức gửi bằng điện báo. Có lẽ nhà báo có ảnh hưởng nhất là W. H. Russel của tờ The Times (Thời báo), nhà báo đầu tiên được phong danh hiệu “phóng viên chiến trường”. Nhờ những tin tức đăng trên báo Anh, nhiều người biết được trình độ kém cỏi của giới lãnh đạo chính trị trong cuộc chiến và dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ Anh vào tháng 1 năm 1855.
Một trong số ít cuộc chiến tranh liên quan tới các nước châu Âu trong giai đoạn này đã diễn ra ở Crimea (Crưm). Chiến tranh bùng phát từ cuộc tranh giành lãnh thổ của đế quốc Ottoman già cỗi.
Chiến tranh Crimea lúc đầu là cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Người Nga cảm thấy người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo đã đối xử bất công với người Ki-tô giáo ở các lãnh thổ vùng Balkan của đế quốc Ottoman và trong vấn đề hành hương tới các Thánh địa ở Palestine. Ngoài ra, Nga cũng muốn mở đường cho tàu chiến của họ vào biển Đen qua eo biển Bosphorus và Dardanelles. Các cuộc thương lượng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thất bại, và Thổ Nhĩ Kỳ, được sự cổ vũ của Pháp, đã tuyên chiến với Nga. Nga thắng trong trận thủy chiến Sinope ở biển Đen vào năm 1853. Anh và Pháp, do lo ngại Nga muốn bành trướng sang lãnh thổ của đế quốc Ottoman đang suy tàn, đã đưa các đội tàu tới Hắc Hải để bảo vệ các vùng ven biển của Thổ Nhĩ Kỳ và nhanh chóng trở thành đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga cũng có bất đồng với Pháp, chủ yếu liên quan tới sự kình địch về thương mại và tôn giáo, còn Thổ Nhĩ Kỳ muốn loại bỏ ảnh hưởng đang lớn mạnh của Nga ở các vùng lãnh thổ thuộc Balkan của họ là Moldavia và Wallachia.
5-1853 Nga chiếm Moldavia và Wallachia
10-1853 Thổ Nhĩ Kỳ tuyên chiến với Nga
3-1854 Pháp và Anh tuyên chiến với Nga
9-1854 Liên quân thắng trận trên sông Alma
10-1854 Thành phố Sevastopol bắt đầu bị bao vây; trận Balaklava và cuộc tấn công của Lữ đoàn Khinh kỵ
11-1854 Quân Nga thất bại nặng nề ở Inkerman
9-1855 Sevastopol thất thủ
2-1856 Chiến sự chấm dứt
3-1856 Hiệp ước Paris được ký kết
Với ý định cản trở kế hoạch bành trướng của Nga, Anh cùng Pháp tuyên chiến với Nga vào cuối tháng 3 năm 1854. Hai nước cũng nhận được sự ủng hộ thực tế về quân đội từ vương quốc Piedmont-Sardinia (nay thuộc Italia) và sự ủng hộ về mặt chính trị từ nước Áo. Liên quân chiến đấu một trận đẫm máu ở sông Alma, và vào tháng 10 đã bao vây thành phố Sevastopol. Những nỗ lực phá vây của quân Nga đã dẫn tới trận Balaklava, với cuộc tấn công dữ dội của Lữ đoàn Khinh kỵ, rồi tiếp đó đến trận Inkerman vào đầu tháng 11. Liên quân giành chiến thắng trong tất cả ba trận quan trọng này, nhưng dù có thành công phần nào trong việc tái chiếm thành phố Sevastopol, họ vẫn không giành được khu vực bến tàu trong cảng. Phải đến tháng 9 năm 1855, Sevastopol mới thất thủ. Quân Nga gặp khó khăn vì thiếu đường xe lửa phục vụ hoạt động tiếp tế và tăng viện. Chiến tranh Crimea kết thúc bằng Hiệp ước Paris ký ngày 30-3-1856.
Chiến tranh Crimea là cuộc chiến đầu tiên mà người dân được thông báo về chiến sự qua ảnh và tin tức gửi bằng điện báo. Có lẽ nhà báo có ảnh hưởng nhất là W. H. Russel của tờ The Times (Thời báo), nhà báo đầu tiên được phong danh hiệu “phóng viên chiến trường”. Nhờ những tin tức đăng trên báo Anh, nhiều người biết được trình độ kém cỏi của giới lãnh đạo chính trị trong cuộc chiến và dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ Anh vào tháng 1 năm 1855.