Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Tầng Lớp Hiệp Sĩ (1100–1400)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

TẦNG LỚP HIỆP SĨ (1100–1400)

Hiệp sĩ là các chiến binh được đào tạo chiến đấu trên lưng ngựa, xuất thân từ giới quý tộc. Họ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc Thập Tự Chinh và các cuộc chiến tranh khác ở thời Trung đại.

Tượng phù điêu hai chân bắt chéo trên mộ của một hiệp sĩ Norman biểu thị hiệp sĩ này đã từng tham gia một cuộc Thập Tự Chinh tới Đất Thánh.

Để đổi lấy đất đai, tước hiệu và quyền lực, các nhà quý tộc phải phục vụ nhà vua. Họ đủ giàu để sắm ngựa tốt, áo giáp và nuôi cận vệ. Thường thì các con trai ít tuổi nhất của các nhà quý tộc trở thành hiệp sĩ để có tiền và danh vọng vì con trai cả đã được thừa kế tài sản của cha. Hiệp sĩ có vai trò đặc biệt quan trọng trong các cuộc Thập Tự Chinh. Một số tham gia Thập Tự Chinh để giành quyền lực và đất đai, nhưng một số hiệp sĩ khác lên đường vì đức tin chân thành và ý muốn bảo vệ người hành hương. Tầng lớp hiệp sĩ cũng không phải những người chỉ biết đánh nhau. Hiệp sĩ được coi là người có học thức, công bằng và trọng danh dự, giúp đỡ kẻ yếu và bênh vực người nghèo. Đó là những phẩm chất nổi tiếng của tầng lớp hiệp sĩ, nhưng cũng có nhiều hiệp sĩ không giữ được những phẩm chất này.

Một hộ vệ quỳ xuống giúp ông chủ là hiệp sĩ trang bị khí giới để xung trận. Đến thế kỷ XIV mới có áo giáp mỏng bằng thép. Trước đó, các hiệp sĩ thường mặc áo giáp làm bằng những vòng kim loại móc liền vào nhau.

CUỘC ĐỜI CỦA MỘT HIỆP SĨ

Một hiệp sĩ thường được huấn luyện từ khi còn là một cậu bé chừng bảy tuổi, bắt đầu từ việc làm người phục vụ trong gia đình một hiệp sĩ hoặc một nhà quý tộc. Đến năm mười bốn tuổi, cậu bé này trở thành hộ vệ của hiệp sĩ, phục vụ chủ tại bàn ăn, giúp chủ mặc áo giáp và tháp tùng chủ ra chiến trận. Sau này, nếu phục vụ tốt, anh ta có thể được làm hiệp sĩ. Các hiệp sĩ rèn luyện kỹ năng trong các trận chiến giả, đấu thương trên ngựa. Trong các trận chiến này, hầu hết các hiệp sĩ mang một chiếc khăn quàng hoặc găng tay của một tiểu thư để chứng tỏ họ chiến đấu nhân danh tiểu thư đó. Vua Anh Richard I và vua Pháp Louis IX nổi tiếng là người ủng hộ các lý tưởng lãng mạn của phong cách hiệp sĩ. Trong các cuộc Thập Tự Chinh, một số hiệp sĩ thề nguyện đi tu để giữ lòng trinh bạch và thanh bần, và họ gia nhập các dòng tu hiệp sĩ như dòng Đền (Templar), dòng Cứu tế (Hospitaller) hoặc Teutonic. Hiệp sĩ dòng Đền được tin cậy đến nỗi dân chúng gửi tiền cho họ. Do vậy, các hiệp sĩ dòng Đền trở thành các chủ ngân hàng và rất có quyền lực ở châu Âu. Nhưng đến khoảng năm 1312, dòng tu này bị giải tán vì những hành vi bất chính, như không trung thực trong kinh doanh và dị giáo có tư tưởng.

Truyền thống hát rong khởi nguồn ở miền Nam nước Pháp vào thế kỷ XI. Những người hát rong là các thi sĩ, hát những bài ca về tình yêu lãng mạn, phong cách hiệp sĩ và tôn giáo.
Rìu, giáo và gươm là những vũ khí chính mà các hiệp sĩ sử dụng trong các cuộc Thập Tự Chinh.

Năm 1227, các hiệp sĩ dòng Teutonic Đức được phái đi lập thuộc địa ở Phổ (nay là Litva). Các hiệp sĩ khác được cử đi thực hiện các sứ mệnh khác trong châu Âu, chẳng hạn như cuộc Thập Tự Chinh chống dị giáo Albigenses theo lệnh của Giáo hoàng để khuất phục giáo phái Cathar. Giáo phái Cathar ở miền Tây Nam nước Pháp cũng thuộc Ki-tô giáo, nhưng bất đồng với Giáo hoàng.

Từ thế kỷ XIV trở đi, tước hiệu hiệp sĩ có ý nghĩa danh dự được vua phong hơn là ý nghĩa quân sự. Một số hiệp sĩ thực hiện những nghĩa vụ cao cả, giúp kẻ hoạn nạn, mang lại công bằng, trong khi một số hiệp sĩ khác chỉ tìm kiếm quyền lực và giàu có cho riêng mình. Các hiệp sĩ thường bất hòa với nhau, đó là một lý do khiến các cuộc Thập Tự Chinh cuối cùng thất bại.

Trong các cuộc thi đấu, các hiệp sĩ cưỡi ngựa chiến đấu với nhau để chứng tỏ tài năng và lòng dũng cảm của mình. Mặc dù dùng kiếm và thương cùn, nhưng các hiệp sĩ vẫn thường bị chết hoặc mang thương tật trong các cuộc thi đấu này. Người ta cũng tổ chức trận giả bao vây và tấn công thành.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1095 Giáo hoàng Urban II kêu gọi tiến hành các cuộc Thập Tự Chinh

1113 Thành lập dòng Cứu tế

1118 Thành lập dòng Đền

1208 Cuộc Thập Tự Chinh chống giáo phái Cathar

1227 Cuộc Thập Tự Chinh của dòng Teutonic chống xứ Litva không theo Ki-tô giáo

1291 Chấm dứt các cuộc Thập Tự Chinh ở Palestine

1312 Vua Pháp giải thể dòng Đền


Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Hiệp sĩ là các chiến binh được đào tạo chiến đấu trên lưng ngựa, xuất thân từ giới quý tộc. Họ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc Thập Tự Chinh và các cuộc chiến tranh khác ở thời Trung đại.

Để đổi lấy đất đai, tước hiệu và quyền lực, các nhà quý tộc phải phục vụ nhà vua. Họ đủ giàu để sắm ngựa tốt, áo giáp và nuôi cận vệ. Thường thì các con trai ít tuổi nhất của các nhà quý tộc trở thành hiệp sĩ để có tiền và danh vọng vì con trai cả đã được thừa kế tài sản của cha. Hiệp sĩ có vai trò đặc biệt quan trọng trong các cuộc Thập Tự Chinh. Một số tham gia Thập Tự Chinh để giành quyền lực và đất đai, nhưng một số hiệp sĩ khác lên đường vì đức tin chân thành và ý muốn bảo vệ người hành hương. Tầng lớp hiệp sĩ cũng không phải những người chỉ biết đánh nhau. Hiệp sĩ được coi là người có học thức, công bằng và trọng danh dự, giúp đỡ kẻ yếu và bênh vực người nghèo. Đó là những phẩm chất nổi tiếng của tầng lớp hiệp sĩ, nhưng cũng có nhiều hiệp sĩ không giữ được những phẩm chất này.

Một hiệp sĩ thường được huấn luyện từ khi còn là một cậu bé chừng bảy tuổi, bắt đầu từ việc làm người phục vụ trong gia đình một hiệp sĩ hoặc một nhà quý tộc. Đến năm mười bốn tuổi, cậu bé này trở thành hộ vệ của hiệp sĩ, phục vụ chủ tại bàn ăn, giúp chủ mặc áo giáp và tháp tùng chủ ra chiến trận. Sau này, nếu phục vụ tốt, anh ta có thể được làm hiệp sĩ. Các hiệp sĩ rèn luyện kỹ năng trong các trận chiến giả, đấu thương trên ngựa. Trong các trận chiến này, hầu hết các hiệp sĩ mang một chiếc khăn quàng hoặc găng tay của một tiểu thư để chứng tỏ họ chiến đấu nhân danh tiểu thư đó. Vua Anh Richard I và vua Pháp Louis IX nổi tiếng là người ủng hộ các lý tưởng lãng mạn của phong cách hiệp sĩ. Trong các cuộc Thập Tự Chinh, một số hiệp sĩ thề nguyện đi tu để giữ lòng trinh bạch và thanh bần, và họ gia nhập các dòng tu hiệp sĩ như dòng Đền (Templar), dòng Cứu tế (Hospitaller) hoặc Teutonic. Hiệp sĩ dòng Đền được tin cậy đến nỗi dân chúng gửi tiền cho họ. Do vậy, các hiệp sĩ dòng Đền trở thành các chủ ngân hàng và rất có quyền lực ở châu Âu. Nhưng đến khoảng năm 1312, dòng tu này bị giải tán vì những hành vi bất chính, như không trung thực trong kinh doanh và dị giáo có tư tưởng.

Năm 1227, các hiệp sĩ dòng Teutonic Đức được phái đi lập thuộc địa ở Phổ (nay là Litva). Các hiệp sĩ khác được cử đi thực hiện các sứ mệnh khác trong châu Âu, chẳng hạn như cuộc Thập Tự Chinh chống dị giáo Albigenses theo lệnh của Giáo hoàng để khuất phục giáo phái Cathar. Giáo phái Cathar ở miền Tây Nam nước Pháp cũng thuộc Ki-tô giáo, nhưng bất đồng với Giáo hoàng.

Từ thế kỷ XIV trở đi, tước hiệu hiệp sĩ có ý nghĩa danh dự được vua phong hơn là ý nghĩa quân sự. Một số hiệp sĩ thực hiện những nghĩa vụ cao cả, giúp kẻ hoạn nạn, mang lại công bằng, trong khi một số hiệp sĩ khác chỉ tìm kiếm quyền lực và giàu có cho riêng mình. Các hiệp sĩ thường bất hòa với nhau, đó là một lý do khiến các cuộc Thập Tự Chinh cuối cùng thất bại.

1095 Giáo hoàng Urban II kêu gọi tiến hành các cuộc Thập Tự Chinh

1113 Thành lập dòng Cứu tế

1118 Thành lập dòng Đền

1208 Cuộc Thập Tự Chinh chống giáo phái Cathar

1227 Cuộc Thập Tự Chinh của dòng Teutonic chống xứ Litva không theo Ki-tô giáo

1291 Chấm dứt các cuộc Thập Tự Chinh ở Palestine

1312 Vua Pháp giải thể dòng Đền

Chọn tập
Bình luận