Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Tại châu Âu, phong trào Phục hưng đã ảnh hưởng sâu sắc đến hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Nghệ thuật cũng phát triển rực rỡ ở các đế quốc Ottoman, Safavid và Moghul.
Mặc dù có gốc rễ vững chắc từ trong truyền thống, nghệ thuật thời kỳ này phát triển với một sức tưởng tượng mới đầy lôi cuốn và sức sống mạnh mẽ. Đặc biệt ở châu Âu, phong trào Phục hưng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các loại hình nghệ thuật – hội họa, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc cũng như giáo dục và tôn giáo, tất cả đều phát triển rực rỡ. Các họa sĩ như Titian, Holbein, Raphael, D rer, Leonardo da Vinci, Brueghel, Botticelli và Michaelangelo, đã sáng tạo nên những cách nhìn mới mẻ và các phương pháp hiện thực để thể hiện chúng. Tại Anh, văn học và kịch nghệ phát triển rực rỡ, đặc biệt là các tác phẩm của nhà soạn kịch William Shakespeare.
Nghệ thuật đang trở nên phổ biến hơn và mang tính quần chúng hơn, không còn là lĩnh vực của riêng nhà vua và Giáo hội. Các tầng lớp trung lưu mới như thương gia và thợ thủ công trả tiền cho phần lớn tác phẩm nghệ thuật, và hoạt động bảo trợ nghệ thuật trong vai trò mạnh thường quân trở nên rất thịnh hành.
Ở châu Mỹ, người Aztec và Inca đã tạo ra các phong cách mới trong nghệ thuật trang trí bằng vàng, bạc, mặc dù họ vẫn không biết chế tạo công cụ bằng kim loại. Họ cũng phát triển các hình thức kiến trúc mới khi xây dựng thành phố. Ở lục địa Âu-Á, người Thổ Ottoman đưa phong cách Hồi giáo và châu Âu xích lại gần nhau hơn, thu hút những người có óc sáng tạo từ Tây Ban Nha, Italia và Ai Cập để phát triển một nền văn học và kiến trúc mới. Nước Nga, một quốc gia mới, đã kết hợp các phong cách Byzantine, châu Âu và Tartar trong các nhà thờ và các công trình xây dựng của họ.
Nghệ thuật cũng phát triển rực rỡ ở Ba Tư dưới triều Safavid và ở Ấn Độ dưới triều Moghul, kết hợp và phát triển các phong cách Ba Tư, Hồi giáo và Hindu. Trong khi đó, tại Trung Quốc và Nhật Bản, nghệ thuật ít được đổi mới do các nhà cai trị theo đuổi chính sách bế quan tỏa cảng. Tại châu Phi, các nền văn minh sơ khai bắt đầu mất đi đà phát triển khi phải đối mặt với thực dân châu Âu.
Tại châu Âu, phong trào Phục hưng đã ảnh hưởng sâu sắc đến hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Nghệ thuật cũng phát triển rực rỡ ở các đế quốc Ottoman, Safavid và Moghul.
Mặc dù có gốc rễ vững chắc từ trong truyền thống, nghệ thuật thời kỳ này phát triển với một sức tưởng tượng mới đầy lôi cuốn và sức sống mạnh mẽ. Đặc biệt ở châu Âu, phong trào Phục hưng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các loại hình nghệ thuật – hội họa, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc cũng như giáo dục và tôn giáo, tất cả đều phát triển rực rỡ. Các họa sĩ như Titian, Holbein, Raphael, D rer, Leonardo da Vinci, Brueghel, Botticelli và Michaelangelo, đã sáng tạo nên những cách nhìn mới mẻ và các phương pháp hiện thực để thể hiện chúng. Tại Anh, văn học và kịch nghệ phát triển rực rỡ, đặc biệt là các tác phẩm của nhà soạn kịch William Shakespeare.
Nghệ thuật đang trở nên phổ biến hơn và mang tính quần chúng hơn, không còn là lĩnh vực của riêng nhà vua và Giáo hội. Các tầng lớp trung lưu mới như thương gia và thợ thủ công trả tiền cho phần lớn tác phẩm nghệ thuật, và hoạt động bảo trợ nghệ thuật trong vai trò mạnh thường quân trở nên rất thịnh hành.
Ở châu Mỹ, người Aztec và Inca đã tạo ra các phong cách mới trong nghệ thuật trang trí bằng vàng, bạc, mặc dù họ vẫn không biết chế tạo công cụ bằng kim loại. Họ cũng phát triển các hình thức kiến trúc mới khi xây dựng thành phố. Ở lục địa Âu-Á, người Thổ Ottoman đưa phong cách Hồi giáo và châu Âu xích lại gần nhau hơn, thu hút những người có óc sáng tạo từ Tây Ban Nha, Italia và Ai Cập để phát triển một nền văn học và kiến trúc mới. Nước Nga, một quốc gia mới, đã kết hợp các phong cách Byzantine, châu Âu và Tartar trong các nhà thờ và các công trình xây dựng của họ.
Nghệ thuật cũng phát triển rực rỡ ở Ba Tư dưới triều Safavid và ở Ấn Độ dưới triều Moghul, kết hợp và phát triển các phong cách Ba Tư, Hồi giáo và Hindu. Trong khi đó, tại Trung Quốc và Nhật Bản, nghệ thuật ít được đổi mới do các nhà cai trị theo đuổi chính sách bế quan tỏa cảng. Tại châu Phi, các nền văn minh sơ khai bắt đầu mất đi đà phát triển khi phải đối mặt với thực dân châu Âu.