Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Nghệ Thuật (1914–1949)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

NGHỆ THUẬT (1914–1949)

Sự xa rời các hình thái nghệ thuật truyền thống từ thời trước chiến tranh trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa và điêu khắc đã dẫn tới những thể nghiệm và các hình thức thể hiện mới sau Chiến tranh Thế giới I.

Một trong những nghệ sĩ ba-lê nổi tiếng nhất nước Nga là Vaslav Nijinsky (1890–1950), nổi tiếng với những bước nhảy độc đáo. Một trong những vai diễn nổi tiếng của ông là vai thần Đồng nội trong vở Buổi chiều của thần Đồng nội, của nhà soạn nhạc người Pháp Debussy (1862–1918).

Sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới I, các phong cách nghệ thuật mới bắt đầu xuất hiện. Một phong trào cóvới tên gọilà chủ nghĩa Dada (Dadaism) đã bắt rễ từ những năm chiến tranh, và các nhà thực hành chủ nghĩa Dada, như Jean Arp và Marcel Duchamp, đã cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật cố tình gây sốc và đặt nghi vấn về nền nghệ thuật truyền thống đã định hình. Hình thái nghệ thuật với tên gọi chủ nghĩa siêu thực (Surrealism) cũng sinh ra từ trào lưu Dada. Các nghệ sĩ siêu thực thời kỳ này, chẳng hạn như danh họa Salvador Dali của Tây Ban Nha và René Magritte của Bỉ, đã vẽ các đồ vật dường như dưới ảnh hưởng của các giấc mơ và tiềm thức. Chiến tranh Thế giới II bùng phát tại châu Âu đã khiến nhiều nghệ sĩ siêu thực chuyển tới New York để tiếp tục sáng tác.

Mỹ thuật trừu tượng đã phát triển trước Chiến tranh Thế giới I tại Đức, Hà Lan và Nga. Ở hình thái nghệ thuật này, các nghệ sĩ chỉ tập hợp các hình khối và màu sắc thành các khuôn mẫu chứ không vẽ đồ vật theo lối tả thực như trước. Trong số các nghệ sĩ thuộc trường phái trừu tượng từng sáng tác vào thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh có các họa sĩ Vladimir Tatlin (Nga), Piet Mondrian (Hà Lan) và Joan Miró (Tây Ban Nha). Tác phẩm của họa sĩ người Anh Henry Moore cũng trở nên trừu tượng hơn trong những năm 1930.

ÂM NHẠC VÀ BA-LÊ

Âm nhạc cổ điển phương Tây cũng trải qua một thời kỳ định hình với những thay đổi và thể nghiệm. Nhiều nhạc sĩ nổi tiếng xuất hiện vào thời kỳ này. Nhạc sĩ người Áo Arnold Schoenberg bắt đầu khai thác âm nhạc theo lối trừu tượng. Tại Nga, Igor Stravinsky đã sáng tác âm nhạc sôi động cho các vở ba-lê, và tại Hungary, nhạc sĩ Béla Bartók chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của âm nhạc dân gian nước này. Charles Ives là nhạc sĩ sáng tác được rất nhiều tác phẩm mang đậm nét độc đáo của âm nhạc Mỹ. Nước Mỹ thống trị âm nhạc đại chúng phương Tây.

Bộ phim ‘Những năm hai mươi sôi động’ nổi tiếng về sự cuồng nhiệt và vui vẻ khi mọi người thuộc mọi lứa tuổi cố quên đi sự khủng khiếp của chiến tranh đã qua. Các cô gái vũ đoàn đem đến một sự giải thoát khỏi thực tại cho những người Berlin vào thập niên 1920.
Chủ nghĩa lập thể là một trào lưu hội họa. Các nghệ sĩ lập thể thể hiện vật thể chỉ trong một chiều không gian và bị bóp méo. Năm 1907, danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso (1881–1973) khiến giới mỹ thuật sửng sốt với bức tranh lập thể đầu tiên, Những cô gái ở Avignon (Les Demoiselles d’Avignon). Ảnh trên chụp Pablo Picasso đang làm việc vào năm 1945.
Nhạc sĩ người Mỹ George Gershwin (1898–1937) là con trai một cặp vợ chồng người Nga định cư tại New York. Ông đã kết hợp các yếu tố của nhạc jazz và nhạc blues để tạo nên âm nhạc của riêng mình. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Bản ráp-xô-đi Xanh (Rhapsody in Blue, 1924).

Tại Mỹ, các nghệ sĩ da đen đóng vai trò quan trọng khi biến nhạc dân gian của họ thành thể loại nhạc jazz. Đến giữa những năm 1930, nhạc swing trở nên thịnh hành với những ban nhạc lớn và những người đứng đầu ban nhạc như Glenn Miller trở nên lừng danh thế giới.

Salvador Dali (1904–1989) là một họa sĩ siêu thực và cũng là người thiết kế đồ kim hoàn. Trong các tác phẩm của mình, ông thể hiện các vật thể như được nhìn thấy trong mơ và thông qua cảm nhận bằng tiềm thức. Ảnh chụp Salvador Dali đang làm việc vào năm 1945. Salvador Dali đã thiết kế chiếc đồng hồ kim hoàn này vào những năm 1920.

CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH

Ngành điện ảnh phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh Thế giới I và đến khoảng năm 1920, Hollywood trở thành kinh đô điện ảnh của thế giới. Một đột phá quan trọng đến vào năm 1927 với sự xuất hiện của bộ phim truyện có âm thanh The Jazz Singer (Ca sĩ nhạc Jazz). Chỉ trong vòng ba năm kể từ thời điểm đó, tất cả các phim của Mỹ đều có âm thanh, và lượng khán giả đã tăng vọt. Sau đó, điện ảnh tiếp tục phát triển mạnh vào cuối những năm 1930 khi bắt đầu có phim màu.

Judy Garland (1922–1969) nổi tiếng khắp thế giới với vai cô bé Dorothy trong phim Phù thủy xứ Oz (The Wizard of Oz, 1939). Bộ phim được sản xuất tại xưởng phim của hãng Metro Goldwyn- Mayer ở Hollywood. Đây là một trong những bộ phim màu đầu tiên.

Sự xa rời các hình thái nghệ thuật truyền thống từ thời trước chiến tranh trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa và điêu khắc đã dẫn tới những thể nghiệm và các hình thức thể hiện mới sau Chiến tranh Thế giới I.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới I, các phong cách nghệ thuật mới bắt đầu xuất hiện. Một phong trào cóvới tên gọilà chủ nghĩa Dada (Dadaism) đã bắt rễ từ những năm chiến tranh, và các nhà thực hành chủ nghĩa Dada, như Jean Arp và Marcel Duchamp, đã cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật cố tình gây sốc và đặt nghi vấn về nền nghệ thuật truyền thống đã định hình. Hình thái nghệ thuật với tên gọi chủ nghĩa siêu thực (Surrealism) cũng sinh ra từ trào lưu Dada. Các nghệ sĩ siêu thực thời kỳ này, chẳng hạn như danh họa Salvador Dali của Tây Ban Nha và René Magritte của Bỉ, đã vẽ các đồ vật dường như dưới ảnh hưởng của các giấc mơ và tiềm thức. Chiến tranh Thế giới II bùng phát tại châu Âu đã khiến nhiều nghệ sĩ siêu thực chuyển tới New York để tiếp tục sáng tác.

Mỹ thuật trừu tượng đã phát triển trước Chiến tranh Thế giới I tại Đức, Hà Lan và Nga. Ở hình thái nghệ thuật này, các nghệ sĩ chỉ tập hợp các hình khối và màu sắc thành các khuôn mẫu chứ không vẽ đồ vật theo lối tả thực như trước. Trong số các nghệ sĩ thuộc trường phái trừu tượng từng sáng tác vào thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh có các họa sĩ Vladimir Tatlin (Nga), Piet Mondrian (Hà Lan) và Joan Miró (Tây Ban Nha). Tác phẩm của họa sĩ người Anh Henry Moore cũng trở nên trừu tượng hơn trong những năm 1930.

Âm nhạc cổ điển phương Tây cũng trải qua một thời kỳ định hình với những thay đổi và thể nghiệm. Nhiều nhạc sĩ nổi tiếng xuất hiện vào thời kỳ này. Nhạc sĩ người Áo Arnold Schoenberg bắt đầu khai thác âm nhạc theo lối trừu tượng. Tại Nga, Igor Stravinsky đã sáng tác âm nhạc sôi động cho các vở ba-lê, và tại Hungary, nhạc sĩ Béla Bartók chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của âm nhạc dân gian nước này. Charles Ives là nhạc sĩ sáng tác được rất nhiều tác phẩm mang đậm nét độc đáo của âm nhạc Mỹ. Nước Mỹ thống trị âm nhạc đại chúng phương Tây.

Tại Mỹ, các nghệ sĩ da đen đóng vai trò quan trọng khi biến nhạc dân gian của họ thành thể loại nhạc jazz. Đến giữa những năm 1930, nhạc swing trở nên thịnh hành với những ban nhạc lớn và những người đứng đầu ban nhạc như Glenn Miller trở nên lừng danh thế giới.

Ngành điện ảnh phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh Thế giới I và đến khoảng năm 1920, Hollywood trở thành kinh đô điện ảnh của thế giới. Một đột phá quan trọng đến vào năm 1927 với sự xuất hiện của bộ phim truyện có âm thanh The Jazz Singer (Ca sĩ nhạc Jazz). Chỉ trong vòng ba năm kể từ thời điểm đó, tất cả các phim của Mỹ đều có âm thanh, và lượng khán giả đã tăng vọt. Sau đó, điện ảnh tiếp tục phát triển mạnh vào cuối những năm 1930 khi bắt đầu có phim màu.

Chọn tập
Bình luận
× sticky