Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Dưới thời mạc phủ nhà Tokugawa, Nhật Bản đóng cửa đối với người nước ngoài trong hơn 200 năm. Đến đầu thế kỷ XIX, nước này bắt đầu chịu ảnh hưởng của phương Tây.
Trong nửa đầu thế kỷ XVII, những người cai trị Nhật Bản quyết định chấm dứt các cuộc tiếp xúc với phương Tây vì sợ rằng các nhà truyền giáo Ki-tô sẽ đưa quân đội châu Âu sang xâm chiếm Nhật Bản. Vì vậy, họ cấm hầu như toàn bộ người nước ngoài vào Nhật Bản và cấm người Nhật Bản ra nước ngoài. Do đó, người phương Tây không thể đánh giá được vẻ đẹp rực rỡ của nghệ thuật Nhật Bản ở thời kỳ này cho tới tận giữa hay thậm chí cuối thế kỷ XIX. Năm 1853, tổng thống thứ 13 của Mỹ là Millard Fillmore đã phái bốn tàu chiến do phó đề đốc (chuẩn tướng hải quân) Matthew Perry chỉ huy, thực hiện cuộc hành trình lịch sử từ Mỹ tới Nhật Bản với mục đích mở mang thương mại.
Các tàu chiến thả neo ở Vịnh Tokyo. Vẻ hăm dọa của lực lượng hải quân Mỹ đã giúp Perry thuyết phục được người Nhật Bản nối lại quan hệ buôn bán với phương Tây. Người Nhật Bản ấn tượng trước tàu thủy chạy bằng hơi nước của Matthew Perry và những máy móc khác mà ông cho họ xem. Năm 1854, hai nước ký Hiệp ước Kanagawa, theo đó Nhật Bản đồng ý mở hai hải cảng cho Mỹ vào buôn bán.
Chẳng bao lâu sau, Nhật Bản cũng phải ký các hiệp ước “bất bình đẳng” tương tự với Anh, Hà Lan và Nga. Nhà Tokugawa bị các đối thủ trong nước chỉ trích vì đã ký các hiệp định không bình đẳng này và còn vì nhiều vấn đề khác mà họ không thể giải quyết.
KHÔI PHỤC QUYỀN LỰC CỦA NHẬT HOÀNG
Người dân mệt mỏi vì tình trạng gần như bị cô lập hoàn toàn mà dòng họ Tokugawa áp đặt trong suốt một thời gian dài. Cuối cùng, năm 1868, nhà Tokugawa bị lật đổ và Nhật Hoàng Mutsuhito trở lại ngôi trị vì (thời kỳ Minh Trị Duy Tân). Sau khi Nhật Bản mở cửa cho phương Tây, nước này bắt đầu quá trình hiện đại hóa.
Mặc dù người Nhật Bản muốn giữ gìn một số truyền thống của mình, nhưng họ cũng rất tích cực học hỏi các nước công nghiệp phương Tây. Họ thay đổi và cải cách bộ máy chính quyền cũng như các trường học cho thích nghi với hoàn cảnh mới. Nhờ những tiến bộ trong hệ thống giáo dục, đến năm 1914, người Nhật Bản đã nằm trong số những dân tộc được giáo dục tốt nhất trên thế giới. Họ bắt đầu nhập khẩu máy móc và du nhập các ngành nghề mới như sản xuất vải bông. Nhiều người Nhật Bản tiếp nhận thời trang châu Âu. Họ học cách chơi âm nhạc châu Âu, mặc trang phục châu Âu. Đồng thời, người nước ngoài dần dần học cách tôn trọng những thành công và nền văn hóa của người Nhật Bản.
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa đất nước, người Nhật Bản sớm bắt đầu bành trướng lãnh thổ. Họ tìm cách xâm chiếm Triều Tiên và hành động này đã dẫn tới cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 1894. Vì vấn đề này mà Nhật Bản cũng giao tranh với Nga vào các năm 1904–1905, và cuối cùng thôn tính được Triều Tiên năm 1910, trở thành nước hùng mạnh nhất trong khu vực. Đến năm 1913, Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp rất quan trọng và là nước đầu tiên ở châu Á đạt được những tiến bộ như vậy.
Dưới thời mạc phủ nhà Tokugawa, Nhật Bản đóng cửa đối với người nước ngoài trong hơn 200 năm. Đến đầu thế kỷ XIX, nước này bắt đầu chịu ảnh hưởng của phương Tây.
Trong nửa đầu thế kỷ XVII, những người cai trị Nhật Bản quyết định chấm dứt các cuộc tiếp xúc với phương Tây vì sợ rằng các nhà truyền giáo Ki-tô sẽ đưa quân đội châu Âu sang xâm chiếm Nhật Bản. Vì vậy, họ cấm hầu như toàn bộ người nước ngoài vào Nhật Bản và cấm người Nhật Bản ra nước ngoài. Do đó, người phương Tây không thể đánh giá được vẻ đẹp rực rỡ của nghệ thuật Nhật Bản ở thời kỳ này cho tới tận giữa hay thậm chí cuối thế kỷ XIX. Năm 1853, tổng thống thứ 13 của Mỹ là Millard Fillmore đã phái bốn tàu chiến do phó đề đốc (chuẩn tướng hải quân) Matthew Perry chỉ huy, thực hiện cuộc hành trình lịch sử từ Mỹ tới Nhật Bản với mục đích mở mang thương mại.
Các tàu chiến thả neo ở Vịnh Tokyo. Vẻ hăm dọa của lực lượng hải quân Mỹ đã giúp Perry thuyết phục được người Nhật Bản nối lại quan hệ buôn bán với phương Tây. Người Nhật Bản ấn tượng trước tàu thủy chạy bằng hơi nước của Matthew Perry và những máy móc khác mà ông cho họ xem. Năm 1854, hai nước ký Hiệp ước Kanagawa, theo đó Nhật Bản đồng ý mở hai hải cảng cho Mỹ vào buôn bán.
Chẳng bao lâu sau, Nhật Bản cũng phải ký các hiệp ước “bất bình đẳng” tương tự với Anh, Hà Lan và Nga. Nhà Tokugawa bị các đối thủ trong nước chỉ trích vì đã ký các hiệp định không bình đẳng này và còn vì nhiều vấn đề khác mà họ không thể giải quyết.
Người dân mệt mỏi vì tình trạng gần như bị cô lập hoàn toàn mà dòng họ Tokugawa áp đặt trong suốt một thời gian dài. Cuối cùng, năm 1868, nhà Tokugawa bị lật đổ và Nhật Hoàng Mutsuhito trở lại ngôi trị vì (thời kỳ Minh Trị Duy Tân). Sau khi Nhật Bản mở cửa cho phương Tây, nước này bắt đầu quá trình hiện đại hóa.
Mặc dù người Nhật Bản muốn giữ gìn một số truyền thống của mình, nhưng họ cũng rất tích cực học hỏi các nước công nghiệp phương Tây. Họ thay đổi và cải cách bộ máy chính quyền cũng như các trường học cho thích nghi với hoàn cảnh mới. Nhờ những tiến bộ trong hệ thống giáo dục, đến năm 1914, người Nhật Bản đã nằm trong số những dân tộc được giáo dục tốt nhất trên thế giới. Họ bắt đầu nhập khẩu máy móc và du nhập các ngành nghề mới như sản xuất vải bông. Nhiều người Nhật Bản tiếp nhận thời trang châu Âu. Họ học cách chơi âm nhạc châu Âu, mặc trang phục châu Âu. Đồng thời, người nước ngoài dần dần học cách tôn trọng những thành công và nền văn hóa của người Nhật Bản.
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa đất nước, người Nhật Bản sớm bắt đầu bành trướng lãnh thổ. Họ tìm cách xâm chiếm Triều Tiên và hành động này đã dẫn tới cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 1894. Vì vấn đề này mà Nhật Bản cũng giao tranh với Nga vào các năm 1904–1905, và cuối cùng thôn tính được Triều Tiên năm 1910, trở thành nước hùng mạnh nhất trong khu vực. Đến năm 1913, Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp rất quan trọng và là nước đầu tiên ở châu Á đạt được những tiến bộ như vậy.